Thừa cân, béo phì là gì?
Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), người ta thường dựa trên chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số BMI. Dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng bình thường/ thân hình cân đối.
Công thức tính chỉ số BMI của một người bình thường bằng cân nặng chia bình phương chiều cao:
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Trong đó, chiều cao tính bằng mét và cân nặng tính bằng kg.
Từ chỉ số BMI người ta phân ra ai bị thừa cân, ai béo phì theo độ tuổi, giới tính, chủng tộc… Dưới đây là bảng phân loại mức độ béo - gầy dựa theo BMI của WHO và Việt Nam cho người trên 18 tuổi:
|
BMI - WHO |
BMI - Việt Nam |
Nhẹ cân |
< 18,5 |
|
Cân nặng bình thường |
18,5 - 24,9 |
18,5 - 22,9 |
Thừa cân |
≥ 25 |
≥ 23 |
Béo phì độ I |
30 - 34,9 |
25 - 29,9 |
Béo phì độ II |
35 - 39,9 |
≥ 30 |
Béo phì độ III |
≥ 40 |
|
Những bệnh thường gặp ở người thừa cân hoặc béo phì
So với những người có cân nặng bình thường, người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng và hay gặp các vấn đề sức khỏe hơn. Theo WHO và CDC Mỹ, khi bạn có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên bạn có nguy cơ mắc các bệnh như:
-
Bệnh tim và đột quỵ.
-
Tăng huyết áp.
-
Bệnh đái tháo đường.
-
Một số bệnh ung thư.
-
Thoái hóa khớp.
-
Bệnh gout.
-
Trầm cảm.
-
Ngưng thở khi ngủ.
Mặc dù không phải ai bị thừa cân, béo phì cũng gặp phải những căn bệnh trên. Nhưng nguy cơ mắc bệnh tăng lên nếu bạn có tiền sử gia đình có người mắc bệnh và kèm thêm yếu tố thừa cân, béo phì.
Mặc dù chỉ số khối cơ thể (BMI) chỉ là một thước đo được sử dụng để xác định béo phì, nhưng lượng mỡ thừa của bạn nằm ở đâu mới quan trọng. Nếu trọng lượng, lượng mỡ của bạn chủ yếu tập trung quanh bụng (dáng người "quả táo"), điều đó có thể nguy hiểm hơn khi bạn có dáng "quả lê".
Dưới đây trang WebMD, một trang chuyên về khoa học y tế đã chỉ ra 7 căn bệnh thường gặp, phổ biến có liên quan đến béo phì.
Bệnh tim và đột quỵ
Bị béo phì khiến bạn dễ bị tăng huyết áp và cholesterol cao. Cả hai tình trạng này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.
Nếu mắc tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu, bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, có sự theo dõi của bác sĩ để được dùng thuốc kịp thời, giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Đặc biệt, cần phải thực hiện chế độ ăn khoa học để giảm cân. Với những người thừa cân, béo phì, ngay cả việc giảm một lượng cân nặng nhỏ cũng có lợi cho sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì.
Béo phì là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người béo phì có lượng đường trong máu cao gấp 6 lần so với người bình thường. Nếu bạn bị béo phì, việc ngay lập tức nên làm là giảm cân nặng nếu bạn không muốn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Với người bệnh tiểu đường tuýp 2, ngoài các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng dùng thuốc, người bệnh cần giảm cân và tăng cường hoạt động thể chất để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Bệnh ung thư
Ung thư ruột kết, ung thư vú (sau khi mãn kinh), nội mạc tử cung (màng tử cung), thận và thực quản… đều có liên quan đến bệnh béo phì.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì và ung thư túi mật, buồng trứng và tuyến tụy. Hơn 684.000 ca ung thư mỗi năm ở Mỹ có liên quan đến béo phì. Khi chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng lên, nguy cơ ung thư và tử vong do ung thư của bạn cũng tăng theo.
Bệnh túi mật
Bệnh túi mật và sỏi mật rất phổ biến ở người béo phì, hoặc thừa cân. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng với người có nguy cơ mắc bệnh túi mật, cần giảm cân có lộ trình, từ từ. Bởi chính việc giảm cân nhanh, giảm lượng lớn cân nặng sẽ khiến bạn dễ bị sỏi mật hơn.
Viêm khớp cũng có nguyên nhân từ thừa cân béo phì
Viêm xương khớp là một tình trạng phổ biến, người béo phì thường mắc các bệnh xương khớp ảnh hưởng đến đầu gối, hông hoặc lưng. Chính việc cơ thể phải tải một lượng lớn cân nặng gây áp lực lên các khớp và làm mòn sụn (mô đệm khớp) – đây là bộ phận thường để bảo vệ các khớp khỏe mạnh.
Người béo phì mắc bệnh xương khớp cần giảm cân để giảm bớt căng thẳng cho đầu gối, hông và lưng dưới, từ đó có thể cải thiện các triệu chứng của viêm xương khớp.
Bệnh gout
Bệnh gout là một bệnh viêm khớp xảy ra khi bạn có quá nhiều axit uric trong máu. Axit uric dư thừa có thể hình thành các tinh thể lắng đọng trong khớp và gây đau. Bệnh gout phổ biến ở những người bị béo phì. Điều này có thể liên quan đến tình trạng kháng insulin. Các chuyên gia Thấp khớp Mỹ khuyến nghị, giảm cân như một phần của việc điều trị bệnh gout ở những người mắc bệnh béo phì.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, hẹp đường thở trong khi ngủ, là một tình trạng hô hấp có liên quan đến béo phì. Chỉ số BMI cao hơn có thể là một yếu tố nguy cơ gây ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Hơn một nửa số người bị béo phì (khoảng 45%) mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).
Ngưng thở khi ngủ có thể khiến bạn khó thở hơn vào ban đêm, khiến một người ngáy to và ngừng thở trong thời gian ngắn khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ có thể gây buồn ngủ ban ngày và làm tăng khả năng mắc bệnh tim và đột quỵ.
(PS st theo SK&ĐS)