Cho dù đó là bệnh tiểu đường type 1 hay type 2, các biến chứng đều gây ra tác hại khó lường trên tim, mắt, thận, bàn chân và hệ thần kinh.
Bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm như: suy thận, suy tim, tổn thương võng mạc, nhiễm toan ceton, cắt bỏ bàn chân,… Để sống hòa bình với bệnh đái tháo đường, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi hay ngưng thuốc điều trị, ăn uống không kiêng cữ. Nếu kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ có thể sống khỏe mạnh mà không lo biến chứng đái tháo đường.
Cùng BSCK II Đinh Văn Tuy – Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chia sẻ về các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau trên toàn bộ cơ thể. Biến chứng đái tháo đường cũng là nguyên nhân chính gây tử vong, tàn phế hoặc làm suy giảm trầm trọng chất lượng sống của người bệnh.
Dưới đây là những biến chứng đái tháo đường thường gặp nhất và dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm:
Các biến chứng cấp tính
Hạ đường huyết: Cảm giác đói, mệt mỏi, vã mồ hôi, run, hồi hộp, nhức đầu, mờ mắt, nôn, lơ mơ, hôn mê.
Tăng đường huyết: khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy sút cân, có thể nhanh chóng dẫn đến lơ mơ, hôn mê.
Biến chứng mạn tính
Biến chứng mắt: mờ mắt, giảm thị lực đột ngột, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa
Biến chứng thận: chán ăn, mệt mỏi, tiểu nhiều, tiểu có bọt, ...
Biến chứng tim mạch: đau ngực, hồi hộp trống ngực, khó thở, đau đầu, chóng mặt, nói khó, liệt, ngất xỉu, hôn mê
Biến chứng thần kinh: tê bì, bỏng rát tay chân, tiểu tiện không tự chủ, đại tiện táo bón hoặc phân lỏng, rối loạn sinh dục, hạ huyết áp khi thay đổi tư thế,..
Biến chứng khác: Nhiễm trùng(mụn nhọt, lao phổi, viêm phổi, viêm đường tiết niệu), biến chứng bàn chân có thể bị cắt cụt chân, sa sút trí tuệ, trầm cảm,...
Làm cách nào để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển các biến chứng?
Mỗi tháng một lần, bạn nên đi khám lại để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống cho phù hợp.
Tái khám định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường tại các cơ sở y tế uy tín chuyên khoa ít nhất 4 lần/năm.
Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và mỡ máu: 3 chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu tăng cao, kéo dài là điều kiện thuận lợi để biến chứng đái tháo đường đến sớm. Chính vì vậy, hãy kiểm soát các chỉ số này trong giới hạn cho phép:
Đường máu lúc đói <7(4,4 – 7,2)mmol/l, sau ăn < 10 mmol/l - HbA1c < 7% - Huyết áp < 140/90 mmHg, hoặc có thể thấp hơn tùy trường hợp, LDL-cholesterol < 100 mg/dL (<2,6 đến <1,8 mmol/L tuỳ trường hợp). Việc kiểm soát đường máu phụ thuộc vào việc chấp hành điều trị của bệnh nhân theo hướng dẫn của bác sỹ về: chế độ ăn uống, sinh hoạt, hoạt động thể lực(Lao động, vận động và tập thể dục) và dùng thuốc.
Không hút thuốc lá, thuốc lào, không lạm dụng rượu bia vì nó làm tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hạn chế ăn chất béo bão hòa từ động vật( thịt mỡ, nội tạng động vật như tim, gan lòng, tim, cật, tiết canh, da của gia cầm như da gà, vịt, ngan, ngỗng , dầu cọ, dầu dừa, thức ăn chiên rán kỹ chất béo chuyển hóa (mỡ heo, da gà, da heo, bơ, sữa…), đồ ăn mặn, uống rượu bia làm tăng cholesterol trong máu, gây biến chứng về tim mạch, đột quỵ…
BSCK II Đinh Văn Tuy
(PS st theo SK&ĐS)