Muốn gan khỏe, cần biết cách ăn

Ngày đăng: 07:30 28/09/2017 Lượt xem: 582

Muốn gan khỏe, cần biết cách ăn

SKĐS - Gan giữ nhiệm vụ như một lá chắn bảo vệ cơ thể, xử lý và chuyển hóa các chất độc hại được dung nạp vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc do cơ thể tự sinh ra thành những chất không độc hoặc làm giảm độc tính của chúng rồi đào thải chúng qua hệ bài tiết. Chính vì đảm nhiệm vai trò như một cửa ngõ, nên gan dễ bị nhiễm độc hơn các cơ quan khác, điều này khiến gan suy yếu và cơ thể phải đối mặt với các bệnh lý về gan như viêm gan, tăng men gan, gan nhiễm mỡ, thậm chí là ung thư gan.

Gan giữ nhiệm vụ như một lá chắn bảo vệ cơ thể, xử lý và chuyển hóa các chất độc hại được dung nạp vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc do cơ thể tự sinh ra thành những chất không độc hoặc làm giảm độc tính của chúng rồi đào thải chúng qua hệ bài tiết. Chính vì đảm nhiệm vai trò như một cửa ngõ, nên gan dễ bị nhiễm độc hơn các cơ quan khác, điều này khiến gan suy yếu và cơ thể phải đối mặt với các bệnh lý về gan như viêm gan, tăng men gan, gan nhiễm mỡ, thậm chí là ung thư gan.

Gan - lá chắn cơ thể

Gan là một tạng lớn nhất của cơ thể, vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết, vừa là kho dự trữ của nhiều chất, lại là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể và có tính chất sinh mạng. Gan được xem như là một lá chắn của cơ thể có tác dụng ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên.

Những lá gan khỏe mạnh giúp cơ thể tràn trề năng lượng và tăng cường sức khỏe tổng quát và đồng nghĩa với việc cơ thể không còn tích tụ các chất độc hại, dễ nhận thấy nhất là làn da của chúng ta trở nên hồng hào, tình trạng mụn cũng được ngăn chặn. Hệ tiêu hóa cũng hoạt động ổn định hơn, các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn.

Gan yếu và những hệ lụy

Tuy là một cơ quan lớn, hoạt động bền bỉ nhưng gan cũng là cơ quan dễ bị rối loạn và dễ mắc bệnh nhiều nhất do phải làm việc quá sức nếu ta đưa vào cơ thể nhiều chất độc hại. Những bữa ăn thiếu sự cân bằng với lượng dư lipid (dầu, mỡ…), những món ăn kém vệ sinh, thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá…, lao động quá sức, việc sử dụng các thuốc như thuốc kháng lao, kháng virut, quá liều paracetamol,… hay những công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại đều là những yếu tố nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của lá gan, gây suy giảm chức năng gan.  Khi bị tổn thương, gan không còn khả năng lọc và thải chất độc trong máu gây tích tụ các chất độc, giảm sức đề kháng của cơ thể, đồng thời sẽ kéo theo hệ quả ảnh hưởng đến một loạt các hoạt động sống trong cơ thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Gan suy yếu sẽ dẫn tới một số hệ lụy như mệt mỏi, nhức đầu, hơi thở có mùi, dị ứng, da sạm nám,... Anh Lê M. T  cho biết: Thời tiết thay đổi khiến cho trong người tôi rất ngứa ngáy khó chịu, mẩn ngứa, dị ứng, mề đay… nổi khắp người, tôi trở nên ăn không ngon ngủ không yên với chứng bệnh này. Thời gian đầu tưởng do dị ứng nhưng sau anh  cảm thấy đắng miệng, ăn uống không ngon, bụng có cảm giác đầy hơi, căng chướng. Anh T. chia sẻ, thời gian gần đây tôi thấy da dẻ của mình sạm vàng, cơ thể mệt mỏi… tôi đã đi khám và nhập viện cách đây 2 tuần  với chẩn đoán của bác sĩ là suy giảm chức năng gan.

 

Theo Ths. Bs Nguyễn Hồng Hà – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương , “Khi gan suy giảm chức năng sẽ kéo theo rất nhiều căn bệnh cho cơ thể, biểu hiện bên ngoài là mụn nhọt, mụn trứng cá, sạm da, vàng da… bên trong là giảm tiết dịch tiêu hóa, giảm tiết mật ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn dẫn đến chán ăn, đắng miệng, ăn không ngon miệng, ăn không tiêu, sợ những thức ăn nhiều dầu mỡ, đầy bụng, chướng hơi, hay bị táo bón… Các triệu chứng này thường tái phát nhiều lần vào mùa hè do thời tiết nắng nóng kéo dài, khói bụi ô nhiễm… Bệnh gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân”

Ngoài ra, khi gan suy yếu còn dẫn đến những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ… hoặc một số triệu chứng khác như sút cân đột ngột, đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt, giảm ham muốn tình dục, mất ngủ, suy giảm trí nhớ...

Gan khỏe nhờ biết cách ăn

Gan đóng vai trò khử độc cho cơ thể, vậy cơ thể cũng phải có trách nhiệm khử độc cho gan. Vì thế, cần phải đưa vào cơ thể những loại thực phẩm mà gan cần.

Hãy nói không với bia rượu, thuốc lá… đặc biệt là những người đang bị bệnh gan. Cần hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, chất bảo quản…; Tăng cường ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.  Tránh lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó cần có lối sống lành mạnh, ngăn ngừa các nguồn lây nhiễm và duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Cần ăn uống đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để gan được phục hồi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm có lợi cho gan được phân thành 2 nhóm. Thứ nhất là nhóm kích thích tiến trình khử độc cho gan trong đó tỏi  chứa allicin là chất rất cần thiết cho gan trong việc loại bỏ độc tố hiệu quả. Các loại rau cải (bông cải trắng và bông cải xanh broccoli, bắp cải): những loại rau này chứa chất khử độc tố của gan. Ngoài ra chúng còn chứa glucosinolates là chất có thể giúp gan sản xuất ra các enzyme cần thiết cho quá trình loại bỏ độc tố thâm nhập. Chanh cũng cũng giúp sản xuất dịch mật, làm sạch dạ dày, ruột và kích thích quá trình bài xuất chất độc ra khỏi cơ thể.

Nhóm thứ hai là những loại thực phẩm giàu các chất kháng ôxy hóa. Theo nghiên thứ tự các loại trái có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao: mận, nho, các loại trái mọng nước, cam, bưởi hồng, dưa đỏ, táo và lê. Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan từ các gốc tự do được sinh ra một cách tự nhiên trong quá trình loại bỏ độc tố. Đặc biệt Actisô làm tăng quá trình sản sinh dịch mật. Một trong những công việc của dịch mật là loại bỏ độc tố thông qua đại tiện và ức chế nhóm vi khuẩn gây hại. Các loại rau có vị đắng (bồ công anh, rau diếp quăn, cải đắng, mướp đắng): vị đắng của các loại rau này giúp kích thích sự vận chuyển của dịch mật trong gan. Các thực phẩm tốt cho gan còn được biết là cà rốt, nho, mật ong, lá trà... do có nhiều chất polyphenols, đường và vitamine C có tác dụng tốt trong quá trình bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể và có khả năng loại trừ các tế bào ung thư.

Vì vậy, theo các chuyên gia hằng ngày cần sử dụng đa dạng các thực phẩm nhất là thực phẩm thuộc hai nhóm có tác dụng bảo vệ gan khi tiếp xúc với độc chất cũng như khi thực hiện chức năng khử độc chất. Các loại thực phẩm “hảo hạng” nếu đưa vào cơ thể giúp cho gan khỏe mạnh. Các chuyên gia khuyến cáo cần đưa các loại thực phẩm sau đặc biệt tốt cho gan như: mướp đắng, tỏi, đu đủ, gấc… vì trong các thực phẩm này chứa những chất chống oxy hoá cực mạnh, đẩy lùi lão hoá và có lợi cho sức khoẻ lá gan. 

Minh Thắng
PS st Theo SK&ĐS


tin tức liên quan