PV: Bác sĩ có thể nói rõ hơn về khuẩn Salmonella và chúng gây hại như thế nào cho sức khỏe?
TS.BS Trương Hồng Sơn: Salmonella là vi khuẩn gram âm, thuộc nhóm vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae). Với hai loài là Samonella bongori và salmonella enterica, với hơn 2500 chủng (serotype) có hình dạng nhận biết giống nhau trên kính hiển vi nhưng khác nhau về kháng nguyên đã được nhận diện.
Samonella là một vi khuẩn có thể sinh sống và tồn ại ở những môi trường khắc nghiệt, chúng có thể sống được vài tuần ở môi trường khô và vài tháng ở môi trường nước. Gần như tất cả các chủng đều gây bệnh cho con người, chỉ có một số ít là có vật chủ cụ thể và có thể sống ở một số ít động vật. Ví dụ Samonella enterica serotype ở Dublin (Ireland) sống trên gia súc hoặc Samonella entarica có sertotyp là Choleraesuis sinh sống ở lợn. Tuy nhiên phần lớn các serotype đều có rất nhiều vật chủ.
Thông thường, các serotype gây ra tình trạng viêm dạ dày ruột thường không gây ra biến chứng và không cần phải điều trị, nhưng tình trạng bệnh nặng hơn ở người già, trẻ em, và người có miễn dịch kém. Hai serotype của Salmonella enterica là Enteritidis và Typhimurium, là hai chủng gây đại dịch toàn cầu truyền từ động vật sang người.
TS.BS Trương Hồng Sơn,Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Samonella gây bệnh bằng độc tố Salmonellosis, gây ra những triệu chứng cấp tính như sốt, đau bụng, nôn và buồn nôn.
Các triệu chứng sẽ diễn ra sau 6-72 giờ (thông thường 12-36 giờ) sau khi nhiễm vi khuẩn và thời gian mắc bệnh có thể lên tới từ 2-7 ngày. Triệu chứng nhiễm độc tố rất nhẹ và không cần điều trị có thể tự khỏi. Tuy nhiên khi đối với trẻ em và người già có thể gây ra tình trạng mất nước, đe dọa đến tính mạng.
Salmonella enterica subsp, enterica serovar Agona thuộc top 15 chủng hay gây bệnh ở người, được phân lập lần đầu vào năm 1952 tại Gahna, sau đó chủng vi khuẩn này gây ra dịch tại Mỹ và châu Âu. S.agona không phải là một chủng gây bệnh phổ biến ở Ireland.
Ổ chứa động vật: Chủng vi khuẩn này có thể cư trú ở rất nhiều động vật như gà tây, gia súc, gia cầm.
Khu vực địa lý ảnh hưởng: S.Agona là vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở bắc, nam châu Mỹ, châu âu và châu Á và đứng thứ 10 ở Trung Quốc. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm S.Agona hoặc biểu hiện ra bệnh.
Gây dịch: S. Agona gây bùng phát dịch có liên quan nhiều đến thực phẩm trong đó có ngũ cốc, thịt và hoa quả. Năm 2004-2005 chủng vi khuẩn này gây dịch ở Pháp do nhiễm ở sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
Ảnh minh họa.
PV: Các nhà khoa học cũng đã nhiều lần cảnh báo về sữa nhiễm khuẩn Salmonella, vậy cơ chế gây bệnh ra sao thưa ông? Dấu hiệu nào để nhận biết bị nhiễm độc Salmonella?
TS.BS Trương Hồng Sơn: Trẻ nhiễm vi khuẩn Samonella có những dấu hiệu sau: tiêu chảy, có thể sốt hoặc không. Sữa bột công thức không phải là sản phẩm vô trùng do đó vẫn có thể có một hàm lượng nhỏ vi khuẩn salmonella.
Samonella có thể có mặt trong các nguyên liệu một thời gian dài nhờ sức chịu đựng vô cùng tốt ở các môi trường khắc nghiệt. Việc pha sữa với nước ấm cho phép vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn và đủ đến lượng có thể bắt đầu gây bệnh.
Theo cuộc điều tra vụ dịch nhiễm S. Agona năm 2004-2005 tại Pháp, nguồn ô nhiễm vẫn chưa được xác định chắc chắn. Một số giả thuyết được đặt ra có thể là môi trường sản xuất hoặc nhiễm trùng ở dây chuyền đóng gói hoặc do nguyên liệu đầu vào. Vì vậy nếu gia đình có con nhỏ, sử dụng sữa lâu ngày mà có các biểu hiện như đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, sốt thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
PV: Ông có lời khuyên gì cho người dân để tránh bị nhiễm khuẩn Salmonella?
TS.BS Trương Hồng Sơn: Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng trên bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức, những ca bệnh này sẽ được báo cáo đến chính quyền địa phương.
Nước pha sữa nên được đun ở nhiệt độ 70 độ C trong vòng 2 phút và làm mát ở nhiệt độ 37 độ C. Chính điều này sẽ giúp không hoạt hóa vi khuẩn Samonella ở trong sữa.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Pháp điều tra về vụ sữa nhiễm khuẩn của Lactalis
Công tố Pháp mới đây đã mở cuộc điều tra về vụ sản phẩm sữa của Lactalis nhiễm vi khuẩn Salmonella dẫn đến một đợt thu hồi sản phẩm khổng lồ trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc điều tra sẽ tập trung vào các sai phạm có thể dẫn đến các tội danh như vô ý gây thương tổn và gây nguy hiểm cho tính mạng của người khác cũng như tội gian dối và không đạt yêu cầu về thu hồi sản phẩm.
Trước đó, ngày 10/12, Lactalis đưa ra thông báo thu hồi trên toàn thế giới với lượng sản phẩm lên gần 7.000 tấn sữa do lo ngại sản phẩm bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Ngày 21/12, tập đoàn này tiếp tục mở rộng diện thu hồi, nâng số sản phẩm bị thu hồi lên hơn gấp đôi.
Quyết định thu hồi của Lactalis được đưa ra sau khi xảy ra 26 trường hợp trẻ nhiễm bệnh tại Pháp đầu tháng 12. Tập đoàn Lactalis đứng thứ hai trong ngành công nghiệp sữa thế giới, đứng đầu châu Âu về các sản phẩm sữa và phô mai.
Tại Việt Nam, Cục ATTP, Bộ Y tế cũng đã có những cảnh báo về những lô sữa của Pháp có nguy cơ nhiễm khuẩn. Tính từ ngày nhận được cảnh báo 12/12/2017, Ban Thư ký INFOSAN đã cung cấp thông tin của tổng cộng 54 lô hàng thuộc 29 mặt hàng có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella Agona.
Dương Hải (thực hiện)
PS st Theo SK&ĐS