Một trong những biến chứng thường gặp nhất do nằm lâu trên giường bệnh mà không thay đổi tư thế chính là viêm loét tì đè.
Khi máu huyết không lưu thông được đến các vùng da bị chèn ép sẽ dẫn đến sung huyết, phù nề và tổn thương da. Chỉ sau 2 tiếng cơ thể bị tì đè liên tục, các vết loét nhỏ đã có thể xuất hiện và dần phát triển thành các vết hoại tử nghiêm trọng. Do bệnh nhân cao tuổi hạn chế vận động thường không thể tự vệ sinh cơ thể và thay đổi tư thế nằm, người nhà và người chăm sóc chính cần theo dõi thường xuyên và tiến hành các biện pháp phòng tránh viêm loét cho bệnh nhân.
Dựa trên nguyên nhân gây ra biến chứng loét tì đè, giải pháp thiết yếu là xoay trở cơ thể người bệnh sau mỗi 2 – 3 tiếng 1 lần, tránh để các vùng da bị chèn ép quá lâu và tránh cảm giác đau mỏi, khó chịu cho người già. Tuy nhiên, công việc này nếu không thực hiện đúng cách sẽ tốn nhiều công sức, đồng thời dễ gây tổn thương cho người bệnh. Để tránh các lỗi thường gặp khi đỡ người bệnh thay đổi tư thế, các gia đình có thể tham khảo hướng dẫn xoay trở cơ thể bệnh nhân từ các chuyên gia y tế Nhật Bản như sau:
Video 1: Hỗ trợ xoay trở tại giường: https://youtu.be/cOJvmMe3KAc
Video 2: Hỗ trợ ngồi dậy tại giường: https://youtu.be/wYkVChUTW6E
Bài viết có sử dụng tư liệu do nhãn hàng Caryn (thuộc Tập đoàn Diana Unicharm) cung cấp. Tìm hiểu thêm về mô hình chăm sóc người cao tuổi từ Nhật Bản và các sản phẩm hỗ trợ bài tiết tại đây: www.caryn.com.vn.
|