Tin đồn ác ý từ chuyện chia thưởng của U.23

Ngày đăng: 08:22 08/02/2018 Lượt xem: 464


           Tin đồn ác ý từ chuyện chia thưởng của U.23



                                                         Nguồn:Báo Điện tử Lao Động


Những lời đồn ông Dương Vũ Lâm nhận thưởng 20% tổng tiền thưởng của U.23 Việt Nam làm ồn ào cư dân mạng, có người chưa kiểm chứng thông tin đã chửi ông Lâm nát nước. Thời buổi Facebook, bị ném đá cũng là chuyện bình thường, quan trọng là có hay không chuyện tiền nong này.



 
tin don ac y tu chuye n chia thuo ng cu a u23

 

Ông Dương Vũ Lâm. Ảnh: Soha


Hãy nghe Trưởng đoàn U.23 Việt Nam Dương Vũ Lâm lên tiếng chính thức: “Hoàn toàn không có chuyện như vậy. Thông tin tôi được nhận 20% số tiền thưởng là bịa đặt. Tôi không quá quan trọng việc chia thưởng đâu, bởi HLV Park Hang-seo và các cầu thủ mới là người xứng đáng nhất”.

Vậy là đã rõ, ông Dương Vũ Lâm chưa nhận bất cứ đồng nào từ tiền thưởng, và ông Lâm cũng thông báo trưởng đoàn, cán bộ truyền thông, cán bộ phòng đội tuyển quốc gia của VFF đi theo đoàn cũng không nằm trong diện chia thưởng.

Ông Dương Vũ Lâm và cán bộ của VFF đi theo đoàn không nằm trong diện chia thưởng là đúng. Các vị là cán bộ, được cử đi làm nhiệm vụ, có tiêu chuẩn công tác, không có người này đi thì người khác làm, chuyện sự vụ ai làm cũng được. Huấn luyện viên, cầu thủ là đội bóng, thưởng cho đội bóng, không phải thưởng cho quan chức hay cán bộ VFF. Ông Dương Vũ Lâm và những người khác chắc chắn nhận thức được điều đó, biết vị trí và công việc của mình, cho nên nói như ông, tin đồn là ác ý.

Thời của mạng xã hội, hoang tin đổ xuống đầu ai đó gần như thường xuyên, có chuyện bịa đặt hoàn toàn, có chuyện nói quá sự thật, một thành mười. Hoang tin làm cho người liên quan khổ sở, tan nhà nát cửa. Có trường hợp không chỉ trên mạng xã hội, mà cả trên báo chí, đến khi được đính chính, thì thiệt hại không thể cứu vãn, cái mất đi không lấy lại được.

Ông Dương Vũ Lâm bị đồn nhận thưởng cao hơn huấn luyện viên và cầu thủ, chỉ cần lên tiếng là xong, nhưng có những tin đồn mà nạn nhân không có điều kiện, cơ hội để giải thích. Đám đông lại thường thích nhìn ở khía cạnh tiêu cực và lên án hơn là bình tĩnh nhận xét. Một lượt chia sẻ trên mạng xã hội là tin đồn được lan rộng, có trường hợp hai thiếu nữ đòi tự tử vì bị đưa tin trên mạng xã hội đã cưỡng hiếp một thanh niên. Chưa kể, có trường hợp đã tự tử thật vì tin đồn.

Đối với doanh nghiệp, chỉ một dòng tin không kiểm chứng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có khi phá sản. Nếu như có chống chọi được, thì mất mát, thiệt hại rất lớn. Lời đồn ác ý là một chuyện, nhưng có khi người ta đưa tin sai lệch không phải vì ác ý mà vì cạnh tranh không lành mạnh.

Chuyện lời đồn ác ý thì nhiều, nhưng pháp luật can thiệp còn quá ít.

 
tin tức liên quan