Chuyện nhặt (kỳ 2) - CTV- Đại tá Hoàng Văn Kính

Ngày đăng: 04:15 29/09/2018 Lượt xem: 562
Chuyện nhặt
                                     ( Kỳ 2 )
                                                      CTV - Đại tá Hoàng Văn Kính

7-Ông Hải hỏi tôi- Này chú có theo dõi vong đấu 22 V-League 2018 không nhỉ?
Tôi gãi đầu:
-Bác hỏi bất ngờ quá, thú thực em cũng chỉ nghe mang máng thôi, chứ tường tận V-League là cái gì em cũng lơ mơ lắm.
Ông Haỉ quở:
-Chết thật ai cũng “yêu bóng đá” kiểu như chú thì làm sao có cái giải nhì U23 Châu Á hồi đầu năm ở Trung quốc. Làm sao bóng đá nước nhà vào đến trận tứ kết ASIAD vừa rồi ở In-đô.
Tôi khảng khái:
-Nói thật với bác nhé: Chưa biết hay là thế nào, nhưng em thấy nó bạo lực quá. Thể thao là để giải trí mà vào sân thi đấu từ HLV rồi trọng tài đến các cầu thủ rồi cả cổ động viên nữa thiếu văn hóa quá. Cái đẹp, cái hay chả thấy đâu nhưng hầu như trận nào cũng có bạo lực, triệt hại lẫn nhau.
Đấy bác xem, ông HLV trưởng của FLC Thanh Hóa bị đình chỉ 3 trận, phạt 5 triệu đồng trong trận đấu với Nam Định ngày 16/9 trên sân Thanh Hóa. Đúng là loại “chó cậy gần nhà”.
Silva Dos Anjos Joel Vinicius của Than Quảng Ninh cùng với Hồ Tấn Tài của Bình Dương mỗi người bị đình chỉ 2 trận kế tiếp sau khi có hành vi thô bạo với nhau tại tận đấu 14/9 trên sân Gò Đậu.
Thủ môn Bùi Tấn Trường bị phạt cảnh cáo trong trận Bình Dương và Than Quảng Ninh.
Cầu thủ Trịnh Văn Hà của Quảng Nam bị đình chỉ 2 trận kế tiếp sau khi có pha phạm lỗi nghiêm trọng với Nguyễn Công Thành của CLB Cần Thơ.
Đấy là em mới chỉ điểm danh một vòng đấu, vòng thứ 22. Theo bác có đáng để xem không?
Ông Hải lừ mắt nhìn tôi rồi cao giọng:
-Chú chỉ hay suy luận linh tinh, lấy con sâu để làm rầu nồi canh.
Tôi đỏ gân cổ cự lại:
-Cầu thủ thì đánh nhau, khán giả thì quá khích tìm cầu thủ…thanh toán. HLV thì nhục mạ trọng tài. Đấy là những hình ảnh đang gia tăng thời gian qua. Nói có sách mách có chứng, em chứng minh cho bác thấy nhé:
         Ở vòng loại U19 trên sân Quy Nhơn chiều 22/2 cầu thủ đội Hải Phòng và Đà Nẵng lao vào uỵch nhau túi bụi đến 7 phút sau khi kết thúc trận đấu. Cũng ở giải U19 hồi trước Tết, cả 2 HLV từng là lứa cầu thủ thế hệ vàng Hồng Sơn và Đức Thắng đã có hành vi nhục mạ trọng tài ngay trước mặt các cầu thủ.   “Thượng” mà bất chính như thế thì cớ gì “hạ” không tắc loạn.
 
Ở lượt trận đầu V-league, cầu thủ HAGL và KH cũng sừng sộ nhiều lần đến mức TT Nguyễn Trọng Thư phải rút ra đến 8 thẻ vàng và đuổi 2 cầu thủ Văn Trương và Agostino ra khỏi sân. Trước đó Văn Trương cũng để lại tiếng xấu ở giải Navibank Cup khi lãnh thẻ đỏ vì đánh nguội cầu thủ đội bạn và chửi rủa trọng tài.
Em mà kể bác có nghe mỏi tai cũng không hết chuyện buồn trên sân cỏ và cả ngoài sân cỏ nữa.
-Thế còn Ban tổ chức sân, Ban tổ chức giải rồi công luận nữa chứ? – Ông Trung từ nẫy ngồi im lặng cũng phải lên tiếng thắc mắc.
-Bác cứ như trên trời mới xuông -  Tôi nói – Dư luận là cái gì một khi họ không có lòng tự trọng, một khi họ chỉ xem bóng đá đơn thuần là cái nghề để kiếm tiền. Một khi các cầu thủ tự cho mình là vua trên sân cỏ. Một khi ông trọng tài còn sợ cầu thủ và sợ mất việc. Một khi những sai phạm còn bị nương nhẹ. Một khi phải thắng bằng mọi giá…  
Ông Hải:
-Phải thẳng thắn thừa nhận: Các giải bóng đá ở nước ta hầu như trận nào cũng vậy, không ít thì nhiều đều có sạn. Đủ kiểu, đủ loại to có, bé có. Nghĩ cũng buồn nhưng vì phong trào chung mà phải đến sân. Thể thao nói chung, bóng đá nói riêng mà không có khán giả thì…vứt đi.
Tôi đế thêm :
-Suy cho cùng thì Thể thao cũng là một phần của phạm trù văn hóa. Nó suy tôn cái hay, cái đẹp, tính nhân văn và tình người. Vượt ra khỏi những cái đó thì cũng…vứt đi.
8- Ông Trung trao đổi với ông Hải:
-Ông ạ, cái gì mà độc quyền thì ắt dẫn đến lũng đoạn. Đấy ông xem, chuẩn bị bước vào năm học mới mà suốt buổi sáng nay chạy lòng vòng qua mấy cửa hang sách giáo khoa lớp 1 mà không sao kiếm được cho thắng cháu đít cua bộ sách mới.
Ông Hải hồ hởi:
-Tưởng chuyện gì chứ chuyện ấy nhỏ như con thỏ. Ông cứ chuẩn bị lon bia, tối nay tôi mang bộ sách của thằng cháu tôi sang cho. Bộ sách còn “ngon” lắm việc gì phải mua với bán cho tốn tiền.
-Thế bác không biết gì à - Ông Trung ngạc nhiên hỏi - Mang tiếng ngày nào cũng dạo mạng, mà bác cứ như người giời. Đây tôi nói để bác nghe nhé: Bây giờ sách giáo khoa người ta in ra chỉ để dùng một lần thôi, hết năm học là bán giấy vụn.
-Sao lại có chuyện lạ đời thế - Ông Hải tròn mắt – Ngày xưa hồi anh em mình học có thế đâu nhỉ. Ai đưa ra cái chủ trương quái đản ấy. Thế mà cứ gào lên tiết kiệm, tiết kiệm.
-Đây em nói để bác tường tận - Ông Trung giảng giải - Như môn toán lớp 1,  trước đây có quyển bài tập riêng, quyển giáo khoa riêng. Nhưng bây giờ tất cả gộp vào một giỏ, bài tập chung với giáo khoa. Nghĩa là học sinh làm bài tập ngay vào sách giáo khoa như vậy thì học sinh khóa sau không thể dùng lại được quyển sách ấy. Mà đã không thể dùng được thì phải quẳng sọt rác, mua sách mới. Bác thấy trò chơi này có “ khôn ngoan” không?. Và đấy có phải là độc quyền trong hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục không?
Rồi ông phẫn nộ:
-Tôi hỏi tất cả các ông nhé: Đấy có phải là một chiêu trò của Nhà xuất bản không? Mỗi năm xã hội mất 1.000 tỷ đồng để làm ra hơn 1 triệu cuấn sách giáo khoa chỉ để dùng có một lần. Đúng là một sự lãng phí có chủ định chứ không phải ngu dốt. Trong chuyện này chắc chắn có sự móc ngoặc để hình thành lợi ích nhóm giữa biên soạn và phát hành.
Theo như thống kê: Năm 2018 dự kiên xuất bản 104 triệu bản; năm 2017 đã xuất bản 107,8 triệu bản; năm 2016 = 108,8 triệu bản; năm 2015 = 101 triệu bản. Cùng với đó tổng doanh thu của Nhà xuất bản năm 1018 dự kiến 1.173 tỷ đông; 2017 đã thu: 1.203 tỷ đồng; 2016 = 1.147 tỷ đồng; 2015 = 1041 tỷ đồng và cứ sau một năm học những con số ngàn tỷ ấy lại bị quẳng vào sọt rác.
Tôi ngắt lời ông Trung:
-Theo em đấy chỉ là thủ thuật, tiểu sảo để bán được nhiều sách, kiếm được nhiều tiền chứ chẳng có ý nghĩa gì về mặt chuyên môn cả, chừng mực nào đó nó còn phản  giáo dục. Để ngụy biện cho việc này người ta còn cao giọng lí sự, đại ý: Làm sách kiểu này để tiện theo dõi học sinh có chăm chỉ học tập, làm bài hay không. Nó thể hiện càng ghi chép, tẩy xóa nhiều vào sách chứng tỏ em đó càng chăm chỉ học tập, có năng lực tư duy…
-Não lòng quá-Ông Hải nói- Tuần sau có việc lên Mù Cang Chải để tôi hỏi ông bạn người Mèo xem trên đó bà con người dân tộc họ có cái lí nào như vậy không. Mà chẳng biết cái ngành giáo dục họ có biết bản chất thật của việc làm này không nhỉ?
-Cũng chẳng câm, chẳng điếc, chẳng mù đâu. Biết cả đấy bác ạ - Tôi nói – Nhưng làm là việc của ta, còn đau đớn gào thét là việc của thiên hạ.  
9- Gặp nhau, 2 anh em cùng trên đường vào sân cầu lông. Ông Trung vui vẻ hỏi:
 - Này hôm qua chú có xem cuộc thi trận chung kết Hoa hậu trên tivi không nhỉ? Năm nay tổ chức hoành tráng đấy. Xem ra những lùm xùm của mọi năm đã được rút kinh nghiệm. Này cái cô Hoa hậu Trần Tiểu Vy nom hay ra phết.
-Bác nói cứ như thật -Tôi khích - Không xinh đẹp thì ai tôn làm Hoa hậu. Cả một Ban giám khảo toàn cây đa, cây đề của làng giải trí, họ mà soi á thì chi li đến từng…sợi lông.
Thấy tôi với ông Trung đang buôn về Hoa hậu mới đăng quang của năm 2018, ông Thắng xen ngay vào:
-Thế các ông không biết gì à? - Rôi ông nói luôn - Cô Hoa hậu năm nay nom thì xinh xắn thế thôi, nhưng học lực thì kém lắm. Điểm tổng kết thi tốt nghiệp THPT mới rồi: toán 5,2. Ngữ văn 4,75. Vật lí 4,75. Hóa 4.0, sinh 2,75. KHTN 3,83. Tiếng Anh 4,6. Với trình độ dưới trung bình như thế chẳng biết có hoàn thành được xư mệnh cao cả của một tân Hoa hậu hay không. Vậy mà khi được phỏng vấn cô chia sẻ: “… học không  phải là con đường duy nhất của một người”. Đành rằng người ta có thể tiến thân bằng nhiều con đường, nhưng kết quả học tập nó phản ánh năng lực tư duy và chỉ số IQ của mỗi người. Thế giới người ta chọn hoa hậu không như ta chỉ chăm chăm vào hình thức.
Nghe ông Thắng nói tôi ngạc nhiên - Bác kiếm đâu ra cái tin động trời ý?
-Đấy. Hiện đang là tâm điểm chú ý của giới truyền thông và cư dân mạng. Cứ thấy đẹp là tít mắt lại, chú chẳng để ý gì đến các tiêu chí khác-Ông Thắng sỉ vả tôi.
Bị mắng oan, tôi bực mình phóng tác bừa mấy câu thơ: Áo dài thanh lịch hồn dân tộc / Ngàn năm duyên dáng đượm tình quê / Áo tắm hai mảnh khoe da thịt / Lồi lồi, lõm lõm lõm mấy đường cong / Ai cũng đẹp, ba vòng đều chuẩn / Vú đầy, mông đẫy, vòng eo thon / Dáng thanh thanh, trí tuệ lùn lùn / Hoa hậu xứ mình đẹp...dã man.
-Thơ với phú, vần vèo thì lộn xôn, câu chữ thì tục tằn, thái độ thì bi quan, gu thưởng thức cái đẹp thì  “lùn lùn”. Đúng là…
Tôi vội cướp lời:
-Các bác có biết không mỗi năm ở nước mình có khoảng 30 cuộc thi Hoa hậu từ Quốc gia đến ngành, đến địa phương. Đã thi Hoa hậu Biển rồi lại còn lòi thêm ra thi Hoa hậu Đại dương. Có lẽ họ nghĩ Đại dương bé hơn Biển nên nhà cái phải có 2 cuộc thi để cạnh tranh nhau.
Cái cô Đặng Thu Thảo Hoa hậu Đại dương 2014 đã phải tuyên bố từ bỏ vương miện trước sức ép của dư luận về cả tài và sắc. Và cũng tự thấy cái “danh hiệu Hoa hậu bị hạ thấp” trước “sắc đẹp” của  Hoa hậu Đại dương 2017 Lê Âu Ngân Anh - người đẹp phẫu thuật nâng mũi, còn hình thức thì…quá tệ. Phần trả lời cũng…quá tệ đã khiến Cục Nghệ thuật Biểu diễn phải “động lòng” gửi công văn đề nghị Ban tổ chức Hoa hậu Đại dương 2017 hủy kết quả cuộc thi.
Đấy các bác xem thi với thố như vậy có đáng để bỏ phí thời gian ngồi xem hay không?
-Ông Thắng – Đấy là quan điểm của từng người, xem hay không tùy chú. Còn tôi cứ thấy trẻ, đẹp là… muốn xem rồi.
-Tôi cười cười vỗ nhẹ vào vai bác: Đúng là gừng càng già càng khỏe.
 
tin tức liên quan