THẤT BẠI Ê CHỀ, ỨNG XỬ LỖ MÃNG
CTV: Hoàng Văn Kính
Trong thể thao, nhất là ở môn bóng đá, thắng thua là chuyện bình thường. Trước khi tiếng còi khai cuộc, tất cả chỉ là dự đóan. Ngoài những người hâm mộ, các chuyên gia, người làm báo, người đẹp, ca sỹ… thì cả chó mèo, cầy cáo…cùng tham gia dự đoán. Có đúng, có sai nhưng tất cả cũng chỉ là dự đoán. Và trận bán kết Qata-UAE tối 29/01 cũng thế.
Đa số nghiêng phần thắng về UAE bởi: Họ được thi đấu trên sân nhà. Được gần 4 vạn khán giả nhà phủ kín 4 khán đâì bằng sắc áo truyền thống màu trắng. Thế nhưng trận đấu đã diễn ra không đúng với kì vọng của người hâm mộ UAE. Kết quả 4-0 có thể chưa phản ánh đúng thực lực của 2 đội trên sân. UAE cũng có nhiều cố gắng, đặc biệt ở hiệp 2 họ chơi áp đảo hơn, vây hãm khung thành và sút nhiều hơn. Nhưng một phần do đối phương chơi quá hay, một phần do nôn nóng ghi bàn và cũng do thiếu may mắn nên đành phải chấp nhận thất bại chung cuộc.
Nhưng điều đáng trách nhất không phải ở kết quả trận đấu, thua với tỷ số bao nhiêu mà cách ứng xử họ đã làm cho màu cờ, sắc áo bị hoen ố trong lòng người hâm mộ trên khắp hành tinh.
Thật đáng xấu hổ.
Để tạo sức ép tối đa cho đối phương Hoàng tử Sheikh Nahyanbin Zayed đã bỏ tiền mua gần trọn cả sân vận động có sức chưa 4 vạn người, phát vé miễn phí cho cổ động viên nhà (hành động này mang cả động cơ chính trị). Họ cô lập hoàn toàn không cho cổ động viên Qata có cơ hội vào sân cổ vũ đội nhà. Lúc thực hiện nghi thức hát Quốc ca nhiều cổ động viên UAE cố tình la ó làm mất đi không khí trang nghiêm của buổi lễ, tạo áp lực lên các cầu thủ Qata. Mỗi khi các vận động viên Qata cầm bóng là một lần cả sân vân đông rộ lên những tiếng la ó, chửi rửa thậm tệ. Trong tình huống Qata được hưởng quả phạt góc đầu tiên, lập tức mưa chai lo, dầy dép từ trên khan đài được ném xuống sân, buộc trọng tài phải tạm thời cho dừng trận đấu. Đội nhà càng thua đau thì tiếng la ó, dầy dép, chai lọ càng được ném nhiều hơn xuống sân. Tác giả bàn thắng thứ 2 cho QATA Ali Almoez phải hứng chịu những câu chửi tục: “Đồ cặn bã. Con của mụ đ…” Sau khi bị dẫn với tỷ số 3-0, UAE đã hoàn toàn xụp đổ. Ismail Ahmed đã có pha đánh cùi trỏ khá kín vào đối phương. Nhưng hành động xấu này không qua được VAR và cầu thủ này phải nhận thẻ đỏ…
Thực ra thì người hâm mộ UEA đã quá ảo tưởng về đội tuyển của mình. Được vào đến vòng bán kết, họ đã đánh giá quá cao về sức mạnh của đội tuyển. Khát khao chiến thắng, khát vọng ngôi vương khiến họ trở nên mê muội để tình cảm lấn át ý chí.
Nếu so sánh về thực lực tại ASIAN Cúp 2019, các chỉ số sau đã cho thấy: Các học trò của HLV Felix Sanchez của QATTA cả 6 trận, ghi được 16 bàn, không để thủng lưới bàn nào. Trong khi đó UEA vượt qua vòng bảng với chỉ vỏn vẹn 1 trận thắng trước tuyển Ấn Độ, 2 lần để tuyển Thái và Bahrain cầm hòa. Trong toàn bộ chiến dịch tại vòng chung kết đội quân của HLV lừng danh Alberto Za chỉ tạo được 1 ấn tượng duy nhất khi họ đánh bại đương kim vô địch Úc ở tứ kết trên sân Cherroni.
Rõ ràng việc UAE thua trược QATTA là hợp quy luật mạnh được yếu thua. Chỉ người dân UAE mới không nhìn thấy, hoặc không dám nhìn thẳng vào sự thật này.
Bóng đá là một cuộc chơi. Đừng để các cuộc chơi như thế đánh mất mình và cao hơn nữa bôi bẩn cả thể diện Quốc gia.
Rồi đây, có thể đội tuyển UEA sẽ có được một vị thế khác ở các giải đấu khác . Nhưng vết nhơ về cách ứng sử thiếu văn hóa của cổ động viên, các cầu thủ trong trận đấu với QATTA tại bán kết ASIAN Cúp 2019 còn lưu tiếng xấu, để nỗi hổ thẹn lâu dài.