là liệu pháp phụ thêm với levodopa (một mình hoặc với một thuốc ức chế decarboxylase ngoại biên), liệu pháp bromocriptin có thể có tác dụng tốt ở những người bệnh đang điều trị levodopa với liều duy trì tối ưu, những người mà liệu pháp levodopa đang bắt đầu giảm tác dụng (do phát triển sự nhờn thuốc). Liệu pháp bromocriptin có thể cho phép giảm liều duy trì của levodopa và như vậy có thể làm giảm tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của những tác dụng không mong muốn khi dùng levodopa dài ngày, như những vận động không tự chủ bất thường (ví dụ loạn vận động) và những rối loạn chức năng vận động khác.
Hiện chưa có đầy đủ tư liệu để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh Parkinson mới được chẩn đoán bằng bromocriptin. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cho thấy ở người bệnh điều trị bằng bromocriptin, tác dụng không mong muốn nhiều hơn đáng kể, đặc biệt buồn nôn, ảo giác, lú lẫn, và hạ huyết áp so với ở người bệnh điều trị bằng levodopa/carbidopa. Ngoài ra, các triệu chứng như trầm cảm, táo bón, chán ăn, chuột rút cẳng chân... cũng rất thường gặp. Tỷ lệ tác dụng không mong muốn cao, đặc biệt lúc bắt đầu điều trị và với liều trên 20mg/ngày.
Để hạn chế những bất lợi này, cần bắt đầu dùng liều thấp và tăng dần từ từ, đặc biệt ở người bệnh đang dùng thuốc chống tăng huyết áp khác hoặc đã có chứng hạ huyết áp thế đứng từ trước. Nên điều chỉnh liều lượng ở những khoảng cách từ 3-7 ngày, uống thuốc cùng với thức ăn và nên uống một phần hoặc toàn bộ liều thuốc vào lúc đi ngủ, đặc biệt là liều đầu tiên; phải theo dõi cẩn thận người bệnh có tiền sử loét dạ dày hoặc chảy máu đường tiêu hóa trong khi điều trị với bromocriptin; hiện tượng ảo giác thường giảm khi giảm liều, tuy nhiên đôi khi phải ngừng dùng bromocriptin.
DS. Trần Thị Bích
PS st Theo SK&ĐS