Chữa gout bằng lá tía tô

Ngày đăng: 06:23 29/10/2019 Lượt xem: 366

Chữa gout bằng lá tía tô

26/10/2019, 07:05 (GMT+7)

Tình trạng hiện nay bởi nam giới ngoài 30 tuổi, thường xuyên sử dụng rượu bia, thực phẩm giàu chất đạm. Song lại mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận… hoặc trong gia đình có người mắc bệnh gout. Đó là những nguy cơ mắc bệnh gout.

l-ti-to161402893

Bệnh thường xảy ra là bị đánh thức đột ngột lúc nửa đêm bởi cơn đau dữ dội ở một bên chân (ngón chân cái, mu bàn chân…). Ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết, trong khi các khớp khác bình thường. Vùng da ở các khớp tại chân và tay bị bong tróc, thậm chí lở loét, nổi các u cục màu trắng đục dưới da. Nồng độ axit uric trong máu cao vượt ngưỡng cho phép.

Bệnh xảy ra là do một lượng purine tồn tại trong thực phẩm được cơ thể tiếp nhận, sau đó sẽ được cơ thể tiết ra một lượng acid uric và vận chuyển đến các tế bào. Khi lượng acid uric đến các tế bào không được bão hòa, một lượng muối urat bị lắng đọng tại tế bào mô. Hiện tượng này nếu tiếp diễn sẽ làm cho các tế bào mô bị sưng và viêm.

Hiện tượng này lặp đi lặp lại và gây ra bệnh gout. Tế bào tuyến tụy cửa cơ thể cũng chính là một bộ phận quan trọng trong cơ thể. Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều hoặc thiếu hụt một số hoạt chất quan trọng làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, và tác động trực tiếp lên tuyến tụy. Khi quá trình chuyển hóa thường xuyên xảy ra làm kháng lại lượng hormone được tiết ra, tác động trực tiếp lên tế bào thận làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu, và gây bệnh.

Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh gout tại các cơ sở y tế là dùng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, hạ axit uric nhanh. Nhưng bệnh gout dễ tái phát trở lại ngay sau đó, thậm chí còn trầm trọng hơn khi các thuốc Tây này đã hết tác dụng tức thời. Kéo theo rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng gây ra đối với tủy xương, gan, thận, dạ dày… Do đó, xu thế mới hiện nay là sử dụng dòng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị bệnh gout. Ưu điểm của xu thế này là an toàn cho người sử dụng như là dùng tía tô.

Tía tô còn gọi là tử tô, tên tiếng Anh Beefsteak plant, Perilla mint, Perilla plant, Chinese basil... Loài cây tía tô (Perilla frutescens), tên khoa học Perilla frutescens var. crispa, là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae). Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á. Được trồng phổ biến khắp nơi làm rau gia vị, làm thuốc. Bộ phận dùng là lá Folium Perillae, thường gọi Tử tô diệp; Quả - Fructus Perillae, thường gọi là Tử tô tử; Thân - Caulis Perillae, thường gọi là Tử tô ngạnh.

Thành phần hóa học có tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, a-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.

Bởi các hoạt chất có trong lá tía tô giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào gốc tự do đã phá hủy thành mạch máu. Và giúp cân bằng nồng độ acid uric. Ngoài ra các hoạt chất adenine và acginin giúp bệnh nhân giảm đau chống viêm, ngăn ngừa quá trình nhiễm khuẩn của những đợt cấp phát cấp tính. Hơn nữa tinh dầu trong tía tô giúp lợi tiểu, kích thích tuyến mô hôi, giúp đào thải lượng acid uric trong máu được tốt hơn.

Nhờ vậy mà trong y học phương Đông (Hàn, Nhật, Trung, Việt) được dùng như một vị thuốc để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt có chứa tinh dầu có tính nhanh khô (can tính), giúp bảo quản và khử trùng thức ăn. Bởi vậy tía tô được sử dụng chữa trị bệnh goút.

Sử dụng tía tô tri bệnh gout đơn giản từ các cách:

* Ăn sống: Mỗi bữa ăn bạn có thể sử dụng một nắm lá tía tô trộn lẫn với các loại rau nếu thích, làm thành rau để ăn sống.

* Dùng bột tía tô: Sử dụng bằng cách hãm trà, hay đắp trực tiếp lên vị trí sưng viêm do gout gây ra.

* Đem sắc: Bạn đem khoảng một nắm lá tía tô rửa sạch để ráo. Sau đó bỏ lá dứa vào nồi đổ nước làm sao cho lút cao hơn bề mặt lá.Bạn đun sôi không quá 15 phút.

Cách dùng: Chia lượng nhỏ ra để uống, mỗi ngày khoảng 3 lần không sử dụng quá nhiều.

* Dùng đắp: Lấy một nắm lá tía tô đem rửa sạch rồi thái nhỏ cho vào cối giã nhuyễn, càng nhuyễn càng tốt. Giã xong lấy tía tô giã này đắp lên chỗ sưng đau và băng giữ lại, sẽ hết đau. Có thể thay miếng khác và đắp lên nơi khớp sưng đau.

Ngoài ra nên ăn nhiều loại rau xanh củ quả trong các bữa tránh ăn các loại quả ngọt và chứa hàm lượng purin cao. Không sử dụng quá nhiều bài thuốc có các hoạt chất khác nhau. Điều đó sẽ làm cho tình trạng sức khỏe của bản thân trở nên tồi tệ hơn.

Lưu ý: việc sử dụng lá tía tô chữa bệnh gout, bạn có thể thăm khám bệnh thường xuyên, nhằm điều chỉnh lượng acid uric trong máu một cách cần thiết. Mặc dù công dụng chữa bệnh rất tốt, nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
 
(Kiến thức gia đình số 43)
PS st Theo NN.VN

tin tức liên quan