“ Soi” môn bóng đá nam tại Sea Geames 30 -Hoàng Văn Kính

Ngày đăng: 05:58 24/12/2019 Lượt xem: 435
“ Soi” môn bóng đá nam tại Sea Geames 30
Hoàng Văn Kính


         Sea Games 30 đã kết thúc được hơn 2 tuần. Có dịp nhìn lại môn thể thao vua mới thấy có những điều “ lí thú”.
         2 ngày một trận. Các cầu thủ phải xoay vòng để chạy theo trái bóng tròn đến kiệt sức. Kết quả và diễn biến của từng trận đấu đã được các phương tiện truyền thông cập nhật liên tục, kịp thời phần nào giúp người hâm mộ cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái được và chưa được của từng trận đấu và cả giải đấu, cảm nhận được sức nóng hừng hực trên sân cỏ - Dù là sân cỏ nhân tạo.
         Thứ nhất: Việc phân chia các đội trong từng bảng đấu giữa bảng A và bảng B “ có vấn đề”. Thể thức phân chia theo nhóm hạt giống được tính theo thành tích tại thời điểm Sea games 29 cách đây 2 năm mà không thèm đếm xia đến thành tích và sự tiến bộ của các đội trong xuốt 2 năm qua. U22 VN lúc đầu được dự kiến ở nhóm hạt giống số 4, nhưng vì ta khiếu nại nên được điều chỉnh lên nhóm 3. Hạt giống số 1 là nước chủ nhà và Thái Lan. Số 2 là Malaysia và Indo. Số 3 là: Việt Nam và Myanma. Còn lại là số 4. ( Trớ trêu thay, cái gọi là hạt giống số 1 đã bị loại ngay từ vòng bảng )
         Ở bảng A có 5 đội: Malyasia, Myanma, Campuchia, Philipin và  Timo leste
         Bảng B có 6 đội: Việt Nam, Thái lan, Indonesia, Singapor, Lào và Bruney.
        Nhìn vào 2 bảng để so sánh, người hâm mộ môn thể thao vua dễ  thấy thực lực tại bảng B mạnh hơn bảng A. Một bảng đấu với các đội từng làm mưa, làm gió ở đấu trường khu vực. Bởi vậy tính chất của mỗi trận đấu ở bảng này cũng quyết liệt hơn.
        So sánh thành tích HC tại các kì Sea games từ 1959 đến kì Sea Games 29 ( 2017 ), kết quả thống kê  như sau:
                           Vàng                           Bạc                               Đồng
-Thái lan:            15                                  5                                    4
-Malaysia            6                                    6                                    5
-Myanmar           5                                    4                                    4
-Indonesia          2                                    4                                    4
-Việt Nam           1                                    7                                    4
-Sinh gapor         0                                    3                                    6
-Lào                    0                                    0                                    1
          Như vậy trong số 7 đội giành HC, bảng B có tới 5 đội, bảng A chỉ có 2 đội. Nếu so sánh 2 kì Sea Games gần đây nhất 2015 và 2017 thì Bảng B có tới 4 đội gành HC, trong đó có: 2 vàng, 2 đồng. Bảng A chỉ có 2 đội giành HC bạc. Chưa kể 21 kì Sea Games liền kề đến nay bóng đá Myanmar thất thế chỉ giành được 1 bạc ( 2015 ) và 1 đồng ( 2011 ).
         Kết quả thống kê trên cho thấy trình độ giữa 2 bảng có sự chênh lệch đáng kể từ đó dẫn đến các hiện tượng: lực lượng không đồng đều giữa 2 bảng đấu, tính chất mỗi trận đấu ở bảng B quyết liệt hơn. Giữa 2 bảng tạo ra sự ganh đua không công bằng, mang lại lợi thế cho đội này và gây thiệt thòi cho đội kia. Ở bảng B. U22 VN phải gặp 2 đối thủ cực mạnh là Thái Lan và Indo mà tất cả các đội đều muốn tránh. Đây là 2 đội đã gieo sầu cho U22 VN ở kì Sea Games trước. Thực ra U22 Campuchia không mạnh, được gọi là “ hiện tượng” bởi vì lần đầu trong lịch sử Sea Games họ lọt vào vòng bán kết ở một bảng đấu cũng “ tầm tầm” không có nhiều đội mạnh. Nhưng nếu một trong ba đội U22VN, U22 TL hoặc U22 Indo nằm ở bảng A thì thực lực giữa 2 bảng đấu sẽ cân bằng hơn và chắc chắn U22 Campuchia không có cửa vào vòng bán kết và đội U22 TL không phải ngậm đắng nuốt cay xách vali về sớm sau khi kết thúc vòng bảng.
          Cuộc tranh chấp thứ hạng ở bảng B khốc liệt hơn nhiều so với bảng A trong đó có cả sự hao mòn về thể lực với 6 đội cạnh tranh nhau so với 5 đội của bảng A. Đúng như thầy Park phải thốt lên: trên thế giới chưa có giải bóng đá nào thi đấu 2 ngày một trận như ở Sea Games 30.
         Thứ hai: Cũng hiếm có giải đấu nào mà cả đội vô dịch ( Thái Lan ), Á quân ( Malayxia ) của Sea Games kì trước và chủ nhà ( Philipin ) bị loại ngay từ vòng bảng. U22 Campuchia, Myanma và Indo là 3 bất ngờ, 3 ẩn số mới xuất hiện, trong đó U22 Campuchia lần đầu lọt tốp 4 sau 30 kì Đại hội. Mặc dù phải dừng bước, thua U22 VN 4-0 ở trận bán kết tối 7/12, nhưng họ đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc..
         Cả 4 đội lọt vòng bán kết U22: VN, Indo, Campuchia và Myanma đã không vô địch lần nào trong suốt 28 kì đại hội và dười triều đaị của HLV Park Hang Seo lần đầu tiên U22 VN bị dẫn bàn trước. Lần đầu tiên những toan tính ban đầu bị phá sản. Lần đầu tiên thủ môn phạm sai lầm liên tiếp và lần đầu tiên đội bóng 2 lần phải lội ngược dòng.
         Tại Sea Games 30 lần này, U22 VN của chúng ta thật sự mạnh, nhưng ở hàng thủ đâu đó vẫn còn có những lỗ hổng “ chết người”. Chắc chắn tới đây thầy Park sẽ phải gia cố thêm nếu muốn tiến xa hơn nữa. Đó cũng là niềm tin và kì vọng của người hâm mộ 
         Bóng đá ĐN Á đã có sự tiến bộ đáng kể. Khoảng cách giữa các đội đang dần được khỏa lấp. Các nước đã có sự đầu tư lớn để nâng tầm môn thể thao vua. Thỏa mãn, dừng lại ắt sẽ bị tụt hậu.
         Thứ ba: Nhìn chung việc chuẩn bị cho Sea games 30 của nước chủ nhà Philipin chưa thật sự tốt ở hầu hết các khâu tổ chức và các môn thi đấu, trong đó có môn thể thao vua. Mặt sân cỏ nhân tạo chỉ thích hợp với đội chủ nhà và U22 Campuchia ( cùng bảng A ). Điều ấy đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến kĩ thuật, lối chơi và thể lực góp phần làm gia tăng chấn thương của các cầu thủ.
         Nhân đây cũng cần phải nói thêm: Sea Games là sân chơi riêng được “quy hoạch” cho nước chủ nhà. Và để thực hiện quy hoạch đó thì  “quy trình” của nó là: nước nào được đăng cai đều có quyền đưa vào các môn mới lạ để treo lên cổ được càng nhiều huy chương càng tốt. Mới 2 năm trước, tại Sea Games 29 diễn ra ở Malaysia, Philippin chỉ giành được 24 HCV chung cuộc xếp thứ 6 trong số 11 nước tham gia. Quy ước lạ lung, cứ miễn sao có thêm 3 quốc gia khác đồng ý thì là môn thể thao đó được duyệt vào danh sách thi đấu. Tại Sea games lần này, nước chủ nhà đã đưa vào thi đấu các môn ‘ Lạ”: Vượt chướng ngại vật ( có 4 nước tranh tài ), Khúc côn cầu dưới nước ( có 4 nước tranh tài ), Bóng lưới ( có 4 nước tranh tài ), Bóng gỗ trên cỏ ( có 5 nước tranh tài )… Ví như ở môn bóng nước chỉ có 3 đội tranh tài ( trong đó có nước chủ nhà), 2 đội nhất nhì được trao vàng và bạc. Có thể vì “ ngại ngùng ” quá mà ban tổ chức đã không trao HCĐ cho đội còn lại thứ 3. Chưa kể còn có sự ưu ái khác cho nước chủ nhà như: sân bãi tập và thi đấu; khung thời gian; điều kiện ăn ở sinh hoạt; yếu tố trọng tài…
         Trước lối đá rắn, tiểu xảo của đội bạn, đặc biệt trong trận gặp U22 Campuchia, Indo và Thái Lan chúng ta đã gặp không ít tổn thất về lực lương. Trước những tiếng còi chưa thật công tâm của các vị vua áo đen, các cầu thủ U22 và cả các cổ động viên VN trên sân luôn giữ được một cái đầu lạnh, cách ứng sử chuẩn mực, điều ấy cũng đã góp phần làm nên hình ảnh đẹp của bóng đá VN.
         Dư luận đã ghi nhận sự cố gắng của nước chủ nhà trong việc tổ chức các môn thi đấu tại Sea Games lần này. Tuy nhiên để thoát khỏi cái tiếng  “ao làng”, các nước luôn phiên tổ chức cần phải đề cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong tổ chức giải đấu.
         Còn, còn nữa những điều “ thú vị” nếu chúng ta chịu khó soi. Nhưng với 2 tấm HC vàng của 2 đội tuyển nam và nữ bóng đá VN thì đúng là vàng mười không tì vết.

 
Hoàng Văn Kính

Hội viên Hội VHNT Trường Sơn

CTV Trang TT&BT Trường Sơn


tin tức liên quan