Thói quen ăn mặn - 'sát thủ thầm lặng' của người Việt

Ngày đăng: 07:20 06/09/2020 Lượt xem: 371

        Thói quen ăn mặn - 'sát thủ thầm lặng' của người Việt

                                                 Nguồn: Báo Điện tử InfoNet

Thói quen ăn mặn với thực trạng ăn gấp đôi lượng muối khuyến cáo của WHO  mỗi ngày đang khiến người Việt phải đối mặt với văn bệnh nguy hiểm

 

heo TS.BS. Vũ Quỳnh Nga – Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, cứ khoảng 2 người lớn thì có 1 người tăng huyết áp, tuổi mắc bệnh đã trẻ hơn nhiều thậm chí 20-30 tuổi đã bệnh này hoặc có biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Căn bệnh đang "trẻ hóa"

Tại bệnh viện Tim Hà Nội, các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận các trường hợp chỉ dưới 30 tuổi đã bị các biến chứng của tăng huyết áp gây ra.

TS Nga cho biết tăng huyết áp có 10% có nguyên nhân (người dân cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chuyên sâu tìm ra nguyên nhân), còn 90% tăng huyết áp vô căn. Tuy nhiên chúng ta có thể thay đổi chế độ ăn, giảm tình trạng thừa cân béo phì, ít vận động…. để phòng tăng huyết áp.

Ngoài ra các bệnh mỡ máu, béo phì làm bệnh tăng huyết áp tăng lên theo cấp số nhân, và tạo gánh nặng không những cho chính họ mà còn cho cả gia đình.

Huyết áp của một người được gọi là bình thường khi HAmax từ 120-129mmHg và HA min từ 80-84mmHg. Tiền tăng huyết áp khi HA max từ 130-139mmHg và/hoặc HA min từ 85-89 mmHg. Một người được chẩn đoán là bị bệnh tăng huyết áp khi HA max từ 140 mmHg trở lên và/hoặc HA min từ 90 mmHg trở lên.

Người có tuổi từ 35 tuổi trở xuống mà bị tăng huyết áp thì được gọi là tăng huyết áp người trẻ. Nhiều trường hợp tăng huyết áp người trẻ không có triệu chứng, tình cờ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Triệu chứng chung thường gặp của người bị tăng huyết áp như không tập trung, mất kiên nhẫn, dễ nóng giận, biểu hiện cảm xúc thất thường, đau đầu, đặc biệt đau đầu vùng chẩm (phía sau đầu) và thường xảy ra vào buổi sáng sớm, cơn bốc hỏa đỏ bừng mặt, sây xẩm, chóng mặt.

 
Thói quen ăn mặn - ''sát thủ thầm lặng'' của người Việt
PGS Lê Thị Bạch Mai- nguyên Phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia

Thủ phạm từ... muối

Theo PGS Lê Bạch Mai – nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nguyên nhân khiến tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng tăng đó là thói quen ăn mặn. PGS Mai cho biết qua các nghiên cứu đều chỉ ra rằng thực trạng tiêu thụ muối chúng ta ăn gấp đôi lượng muối khuyến cáo của WHO. Nam giới hơn 10g, nữ hơn 8g.

Tiêu thụ lượng muối cao như vậy ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ.

PGS Mai cho biết trong muối có nhiều Natri, khi chúng ta ăn mặn lượng muối nhiều hơn cơ thể tạo cảm giác khát để uống nước giữ nước trong lòng mạch từ đó làm tăng thể tích tuần hoàn, lúc này tim gắng sức đập và mạch gắng sức tống máu đi và gây tăng huyết áp.

Mặt khác là ăn nhiều muối Natri sẽ đi vào thành mạch làm tăng Natri ở nội bào giữ nước trong tế bào cũng làm tăng áp lực lên thành mạch và lại làm thành mạch căng ra. Chính vì vậy dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp.

WHO cũng minh chứng nếu ăn giảm muối thì có thể cải thiện huyết áp cuả mình.

Để phòng tăng huyết áp, PGS Mai cho biết vấn đề dinh dưỡng quan trọng với tim mạch đó là việc tiêu thụ muối cần phải hạn chế, tăng cường cung cấp rau xanh, quả ăn. Nước ta không thiếu rau nhưng hầu như người dân không ăn đủ 400g rau/ngày, việc ăn đủ lượng rau như vậy sẽ giúp dự phòng bệnh tim mạch và các bệnh mạn tính khác.

Người tim mạch thường sợ chất béo, hầu như kiêng tuyệt đối nhưng điều này không đúng. Chúng ta có thể ăn thực phẩm giàu mỡ cá, kéo chorestorol xấu xuống. Cần dùng cân đối lipid thực vật và động vật (không quá 6% tổng khẩu phần ăn).

Chế độ ăn nên hạn chế chất bột đường carbonhydrat (chỉ nên chiếm khoảng 55-60%), hiện nay người dân thay đổi thói quen ăn uống, sử dụng nhiều trà sữa, tương ớt… trong thực phẩm này chứa nhiều đường không có lợi cho sức khỏe.

Cần kiểm soát cân nặng, không để thừa cân béo phì vì liên quan đến tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…

PGS Mai khuyến cáo nên dành 30-45p trong ngày để hoạt động thể lực, và thường xuyên hàng ngày sẽ tốt cho sức khỏe tim mạch. Không nên tập luyện cường độ mạnh trong thời gian ngắn khiến tim hoạt động quá sức. Nên duy trì 10.000 bước chân mỗi ngày.

Người có bệnh tim mạch khi vận động phải kiểm soát được nhịp tim (công thức = 220 - số tuổi), thường chỉ sử dụng 50-70% nhịp tim tối đa, không nên cố gắng quá sẽ vượt sự chịu đựng của trái tim khiến việc tập luyện lợi bất cập hại.

( C. H sưu tầm)

tin tức liên quan