Đột quỵ: Nguyên nhân là gì, cách phòng tránh thế nào?

Ngày đăng: 07:31 10/12/2020 Lượt xem: 291

               Đột quỵ: Nguyên nhân là gì, cách phòng tránh thế nào?

                                                             Nguồn: Báo Điện tử VTC

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

 

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, giảm đáng kể hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Não bị thiếu oxy và dinh dưỡng khiến các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì thế, đột quỵ được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nhiều biến chứng nặng hoặc tử vong.

dot quy nguyen nhan la gi cach phong tranh the nao
Đột quỵ được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nhiều biến chứng nặng hoặc tử vong.

Nguy cơ tử vong khi đột quỵ

Mặc dù đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, nhưng không phải là tất cả. Cơn đột quỵ đó gây ảnh hưởng như thế nào còn phụ thuộc vào thời gian, mức độ nghiêm trọng và tốc độ điều trị của bạn.

Bộ não yêu cầu cung cấp máu và oxy liên tục. Khi dòng máu bị gián đoạn, các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Khi tế bào não chết đi, chức năng của não cũng vậy. Đột quỵ có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn nếu đột quỵ không được chữa trị kịp thời, khiến não không còn khả năng kiểm soát các bộ phận trên cơ thể. Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, tâm trạng, thị lực và hoạt động trên cơ thể người bệnh.

Đột quỵ dẫn đến tử vong xảy ra khi não bị thiếu oxy và máu quá lâu. Điều trị đột quỵ càng sớm sẽ làm tăng cơ hội sống sót sau cơn đột quỵ và có thể dẫn đến tàn tật ít hoặc nhiều cho người bệnh.

Nguyên nhân

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, các nguyên nhân phổ biến và các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Thiếu hoạt động thể chất
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim, bao gồm nhịp tim không đều
  • Tiền sử gia đình bị đột quỵ
  • Đã từng bị đột quỵ trước đó hoặc có dấu hiệu đột quỵ
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Hút thuốc

Các loại đột quỵ

Đột quỵ được phân thành ba loại chính.

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ:

Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.

Huyết khối: Chúng liên quan đến một cục máu đông hình thành trong các mạch máu bên trong não. Đột quỵ huyết khối phổ biến hơn ở người lớn tuổi và thường do cholesterol cao hoặc bệnh tiểu đường. Những cơn đột quỵ này có thể xảy ra đột ngột hoặc dần dần trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

Tai biến mạch máu não: Chúng liên quan đến một cục máu đông hình thành bên ngoài não. Cục máu đông di chuyển đến mạch máu trong não, gây tắc nghẽn. Những cơn đột quỵ này thường do bệnh tim và có thể xảy ra đột ngột.

  • Đột quỵ do xuất huyết

Với loại đột quỵ này, một mạch máu trong não bị vỡ hoặc rò rỉ. Đột quỵ xuất huyết có thể do huyết áp cao hoặc chứng phình động mạch. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 40% tổng số ca tử vong do đột quỵ .

  • Thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút. TIA gây ra các triệu chứng giống như đột quỵ truyền thống, nhưng các triệu chứng thường biến mất trong vòng 24 giờ và không gây tổn thương não vĩnh viễn. Có TIA làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết. Trên thực tế, khoảng 40% những người bị đột quỵ sẽ bị đột quỵ sau đó.

Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ sớm

  • Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết.
  • Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.
  • Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.
  • Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng.
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ với quy tắc F.A.S.T:

  1. Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống
  2. Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.
  3. Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiệu hoặc không nói được.
  4. Time (Thời gian): Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.
tin tức liên quan