Hành khách giảm, sao lại xin thêm 161 tỷ trợ giá xe buýt?

Ngày đăng: 07:49 10/07/2020 Lượt xem: 404

Hành khách giảm, sao lại xin thêm 161 tỷ trợ giá xe buýt?

Đại biểu HĐND chất vấn Sở GTVT tại sao xe buýt chỉ đáp ứng 10% nhu cầu đi lại của người dân nhưng sở lại đề xuất tăng mức trợ giá thêm 161 tỷ.

Tại kỳ họp HĐND TP.HCM khóa IX sáng 10/7, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm đặt vấn đề ngân sách trợ giá xe buýt tăng từng năm, trung bình mỗi năm cả nghìn tỷ nhưng chất lượng xe buýt và số lượng hành khách thì ngày càng giảm, chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu. Tính từ 2018 đến nay, có 11/105 tuyến xe buýt ở thành phố có trợ giá phải ngưng hoạt động vì nhu cầu đi lại thấp, không hiệu quả.

Trong khi đó, Sở Giao thông Vận tải vừa có đề xuất tăng dự toán chi ngân sách trợ giá xe buýt năm 2020 thêm 161 tỷ đồng. Đại biểu Trâm chỉ ra nghịch lý đơn vị vận tải không nhận đủ tiền trợ giá dẫn đến thiếu kinh phí, còn Sở Giao thông thì xin thêm tiền trợ giá.

"Sở Giao thông Vận tải lý giải thế nào về tình trạng này, mục đích của trợ giá xe buýt là gì? Nên duy trì cách thức trợ giá như hiện nay hay cần sớm đấu thầu các tuyến trợ giá để công bằng, minh bạch?", đại biểu Trâm chất vấn và đặt câu hỏi tại sao năm 2007 đã thực hiện triển khai 36 tuyến rồi ngưng.

Tại buổi thảo luận tổ chiều 9/7, đại biểu Võ Văn Tân cũng đặt vấn đề về tính khả thi của mục tiêu vận tải hành khách công cộng đáp ứng 15% nhu cầu đi lại vào năm 2025 và 25% đến năm 2030 mà Sở GTVT đặt ra.

"Hiện, khả năng của thành phố chỉ khoảng 10%, nhưng nâng lên mức 25% thì phải tính vì trong vận tải hành khách công cộng chúng ta hiện chỉ có xe buýt", đại biểu đặt câu hỏi.

giao thong cong cong TP.HCM anh 1

UBND TP.HCM có 14 tờ trình xin ý kiến HĐND TP tại kỳ họp thứ 20 ngày 9/7. Ảnh: Duy Anh.

Trả lời chất vấn của các đại biểu về vấn đề xe buýt, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang Lâm lý giải nguyên nhân sản lượng hành khách không tăng nhưng trợ giá xe buýt lại tăng.

Về lượng hành khách thấp, ông Lâm nhấn mạnh thời gian đi lại là yếu tố quan trọng nhất để thu hút người dân sử dụng giao thông công cộng. Ông Lâm dẫn chứng tại các thành phố lớn trên thế giới, thời gian di chuyển từ ngoại ô vào nội đô chỉ mất khoảng 45 phút. Trong khi đó, nếu đi từ vùng ngoại thành như Củ Chi hay Bình Chánh về quận 1 phải mất trung bình 61 phút.

Song song với đó, Giám đốc Sở GTVT chỉ ra từ năm 2005 đến nay, tốc độ phát triển phương tiện giao thông cá nhân cơ giới là 7%, riêng ôtô là 17%. Trong khi đó, mạng lưới giao thông 10 năm qua chỉ tăng 0,3%.

"Nếu xếp 60% phương tiện vào giờ cao điểm thì năng lực khai thác hạ tầng đã vượt", ông Lâm lý giải và cho rằng để rút ngắn thời gian di chuyển của xe buýt cần phát triển cả kết cấu hạ tầng và vận tải công cộng.

giao thong cong cong TP.HCM anh 2

Xe buýt dàn hàng ngang vì tắc đường trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ảnh: Quỳnh Trang.

Về lý do đề xuất tăng mức trợ giá, ông Lâm dẫn chứng ngân sách trợ giá năm 2011-2012 là 1.300 tỷ và xe buýt phát triển tốt. Gần đây, TP giao trợ giá 1.000 tỷ nhưng chi phí khấu hao pương tiện tăng, lương tăng. Từ đó, ông Lâm cho rằng cần điều chỉnh lại mức trợ giá để phát triển.

Đại diện sở cho hay năm nay sẽ đấu thầu 40 tuyến kết hợp với đưa thẻ vé thông minh vào hoạt động để quản lý hiệu quả. Sở đặt mục tiêu đến 2025, 100% phương tiện xe công cộng phải có hệ thống này. Hiện, việc sử dụng thẻ vé đã được thí điểm trên 13 tuyến với 210 xe


tin tức liên quan