Con người và hệ quả từ traabj động đất từ mạnh 7.8 đọ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Con người và hệ quả từ trận động đất
mạnh 7,8 độ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hoàng Văn Kính
Động đất được phân loại theo từng cấp độ, 5-6 là động đất trung bình, từ 6-7 là động đất mạnh, từ 7-8 là động đất lớn và từ 8-9 là động đất hủy diệt. Trận động đất vừa xẩy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ vào lúc 4h17 phút ngày 6-2 nằm độ sâu 19.6 Km, ở khu vực gần tỉnh Gaziantep, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ có độ lớn M=7.8, năng lượng từ 2 trận động đất (trận đầu kéo dài 65 giây, trận hai 45 giấy ) tương đương 500 quả bom nguyên tử, gần tiệm cận với cấp độ hủy diệt, gây ra sức tàn phá khủng khiếp, tiếp theo là 7.930 dư chấn liên tiếp xẩy ra sau đó. Trận động đất đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD, ảnh hưởng đến 10 tỉnh ở Thổ Nhĩ Kì, phá hủy hơn 12.141 tòa nhà ( có cả những tòa nhà cũ và mới xây dựng chỉ cách đấy có 6 tháng bị đổ sập hoàn toàn) nhiều thành phố, thị trấn bị hư hại nặng, trong đó có 2 thành phố lớn nhất ở miền Nam là Antakya và Gaziantep gần như bị san phẳng. Ngoài ra hạ tầng cơ sở: đường xá, cầu công, hệ thống dẫn nước sạch, dẫn khí, các di tích lịch sử, di sản văn hóa, trường học, khu vui chơi công cộng… có từ hàng trăm năm trước cũng bị phá hủy. Tính đến ngày 17/2, trận động đất này đã cướp đi sinh mạng của hơn 44.000 người và 108.000 người bị thương, đa phần liên quan đến các tòa nhà bị sập. 865.000 người đang sống trong lều, 23.500 người trong container, 376.000 người sống trong ký túc xá sinh viên và nhà nghỉ công cộng bên ngoài khu vực động đất. .Đây được coi là sự kiện tồi tệ nhất trong 100 năm qua ở khu vực này. Theo các nhà nghiên sở dĩ trận động đất gây thiệt hại nặng nề trước hết là do kiến tạo địa chất, Thổ Nhĩ Kì là quốc gia có phần lớn diện tích nằm trên 2 dẫy đứt gẫy dài gần 1.5000 km, được coi là nơi có địa chấn lớn nhất thế giới. Trong quá trình dịch chuyển của các mảng kiến tạo, chúng có thể mắc kẹt lại với nhau ở các vết đứt gãy, tạo ra lực căng tích tụ, khi áp lực quá mức sẽ khiến chúng đột ngột trượt ngang qua nhau tạo nên những trận động đất.
Còn nhớ năm 1975 ở Hawaii cũng đã xảy ra một trận động đất có cường độ tương tự, nhưng nó không gây ra quá nhiều thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng. Trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra ở khu vực đông dân cư, lại vào thời điểm lúc 4h17 sáng (giờ địa phương ), khi người dân còn đang ngủ, bị mắc kẹt và không kịp thoát ra ngoài lúc ngôi nhà của họ sụp đổ. Hậu quả của trận động đất không chỉ phát sinh từ cường độ dư chấn cao, cùng với đó là chất lương cơ sở hạ tầng yếu kém, nhiều công trình chất lượng không bảo đảm, các tòa nhà cũ có thiết kế không phù hợp để có thể chịu được những chấn động từ mặt đất.
Ở nước ta, đến bây giờ mọi người vẫn tưởng rằng Việt Nam không nằm trong khu vực có nguy cơ xẩy ra các trận động đất mạnh, nhưng trong lịch sử từ năm 114 tới năm 2003 đã ghi nhận được 1.645 trận động đất mạnh. Đó là trận động đất gây chấn động cấp 8 xảy ra vào năm 114 ở bắc Đồng Hới, các trận động đất cấp 7, cấp 8 xảy ra ở Hà Nội vào các năm 1277, 1278, 1285; động đất cấp 8 ở khu vực Yên Định - Vĩnh Lộc - Nho Quan vào năm 1635; động đất cấp 8 vào năm 1821 ở Nghệ An, cấp 7 ở Phan Thiết vào các năm 1882, 1887... Trong thế kỷ XX, Việt Nam từng ghi nhận 2 trận động đất rất lớn là động đất Điện Biên (năm 1935) với độ lớn 6,75. Trận lớn thứ hai ở Tuần Giáo (năm 1983), với độ lớn 6,8. Ở vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ, năm 1923 cũng xẩy 1 trận động đất với độ lớn 6,1 (thuộc vùng biển Vũng Tàu, Phan Thiết), đi cùng với đó là hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Choi. Như vậy rất có thể một ngày nào đó đất nước ta cũng sẽ phải hứng chịu những trận động đất mạnh ngoài mong muốn và công tác chuẩn bị để chủ động ứng phó không bao giờ là thừa.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mức độ thiệt hại của một trận động đất. Cụ thể: đông đất càng lớn thì năng lượng càng lớn và ảnh hưởng trên diện rộng; tâm chấn nông và gần khu vực đô thị, đông dân cư thì thiệt hại càng lớn; nền đất yếu ở khu vực bị ảnh hưởng cũng góp phần làm mức độ thiệt hại tăng lên. Bên cạnh đó, chất lượng xây dựng công trình chống chịu các trận động đất ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thiệt hại.
Ngoài ra có các yếu tố khác như thời điểm xảy ra động đất vào buổi sáng sớm cũng làm cho thiệt hại có thể tăng do nhiều người đang ở trong nhà, các trang thiết bị, nguồn lực cứu nạn cứu hộ sau khi động đất xảy ra, kỹ năng của người dân về phòng chống đều ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại. Cũng ở thời điểm động đất xẩy ra, thành phố Erzin nơi chỉ cách tâm chấn động đất khoảng 112km, không ghi nhận bất kỳ trường hợp tử vong hay tòa nhà nào bị đổ sập. Mặc dù thực tế, thành phố vẫn ghi nhận những dấu hiệu của động đất. Các đường phố gần như vẫn nguyên vẹn và cuộc sống của người dân Erzin tiếp diễn bình thường, không những thế họ đón nhận khoảng 30.000 người đến lánh nạn. Trong khi, ở các thành phố xa tâm chấn hơn hoặc lân cận như Osmaniye, hầu hết tòa nhà và công trình xây dựng bị san phẳng, số trường hợp thương vong tiếp tục tăng lên. Người dân ở thành phố Enzin cho rằng, sở dĩ thành phố của họ được an toàn trong thảm họa là nhờ sự kiên quyết của vị thị trưởng hiện tại và những người tiền nhiệm khi họ không cho phép xây dựng những tòa nhà không đáp ứng tiêu chuẩn ở khu vực này. Bất cứ công trình xây dựng trái phép hoặc không đạt chuẩn đều buộc phải bị dỡ bỏ, không có bất cứ ngoại lệ nào. Họ thắc mắc và nghi ngờ: Ở các địa phương khác có thể tồn tại mối liên hệ nào đó giữa các chính trị gia địa phương và
các nhà thầu. Chính quyền sở tại đã xác định được 564 nhà thầu xaayb dựng thuộc diện nghi vấn, trong đó 160 người đã bị bắt giữ và nhiều người khác đang trong diện bị điều tra.
Các kỹ sư ở Thổ Nhĩ Kỳ suốt nhiều năm qua đã bày tỏ lo ngại về những tòa nhà được xây dựng kém chất lượng, trong bối cảnh đất nước dễ chịu tác động của những trận động đất lớn. Mối lo ngại tăng lên sau khi một điều luật được thông qua năm 2018 cho phép các công trình xây dựng bất hợp pháp tồn tại, miễn là chủ sở hữu nộp phạt theo quy định cho nhà nước. Nhiều tòa nhà khi mở bán được nhà thầu quảng cáo “ Đẳng cấp sang trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn về chống chịu động đất mới nhất” nhưng thực tế chỉ là những lâu dài cát. Mặc dù sau trận động đất mạnh năm 1999 làm 17.000 người thiệt mang. Thổ Nhĩ Kì đã có những quy định xây dựng rất chặt chẽ nhưng đã không được tuân thủ trước cơn sốt xây dựng tràn lan, coi đấy là động lưc tăng trưởng kinh tế của đất nước. Từ đó tình trạng quản lí lỏng lẻo, rút ruột công trình, xử dụng vật liệu kém chất lượng. Các thanh tra viên, chính quyền địa phương cấp phép vô tội vạ cho các công trình chưa đạt chuẩn miễn là họ chịu nộp phạt để được tồn tại. Cũng có thể nói: lòng tham, thái độ tắc trách của chính con người là một trong những nguyên nhân khiến thảm họa tồi tệ hơn.
Động đất là một hiện tượng tự nhiên, nhưng hậu quả sẽ rất lớn nếu công tác quản lý xây dựng, quản lí trật tự đô thị bị buông lỏng, bài học từ “ ốc đảo” Enzin đáng để suy gẫm. Động đất không thể tránh nhưng chúng ta có thể giảm nhẹ thiệt hại nếu nó xảy ra. Các kiến thức sinh tồn tưởng chừng rất đơn giản nhưng rất hữu ích như cần chui xuống gầm bàn hay đồ vật chắc chắn để trú ẩn, khi ở ngoài tránh xa các nhà cao tầng…cần phải được phổ cập thường xuyên, rỗng rãi đến mọi người dân. Nếu mọi người đều có trách nhiệm với cộng đồng, ý thức được tác hại và được trạng bị đầy đủ kĩ năng sinh tồn thì chắc chắn sẽ giảm thiểu được đáng kể những thiệt hại đau lòng, đặc biệt về sinh mạng khi động đất xẩy ra.
HVK