8 dự án Luật nào sắp được Quốc hội xem xét thông qua?

Ngày đăng: 08:01 20/05/2018 Lượt xem: 400



   8 dự án Luật nào sắp được Quốc hội xem xét thông qua?

 

                                                                   Nguồn:Báo Điện tử Dân Việt


 Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XIV sẽ diễn từ ngày 21.5 đến 15.6.2018. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 8 dự án Luật, 1 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến 8 dự án Luật khác.

 
 
   
Theo chương trình kỳ họp, Quốc hội họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 21.5.2018 và dự kiến bế mạc vào 15.6.2018.

Trong thời gian 19 ngày của kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ dành ra 11 ngày cho xây dựng luật; 6,5 ngày cho giám sát tối cao và các vấn đề quan trọng khác; thời gian khai mạc, bế mạc là 2,5 ngày. 

 8 du an luat nao sap duoc quoc hoi xem xet thong qua? hinh anh 1

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV chủ yếu dành thời gian cho công tác xây dựng luật (Ảnh minh họa)

Theo dự kiến, kỳ họp sẽ dành ngày thảo luận chung ở hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước, kinh tế - xã hội, trong đó có kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017.

Trong kỳ họp này 8 dự án luật sẽ được Quốc hội xem xét thông qua gồm: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật Quốc phòng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Luật Đo đạc và bản đồ; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.

8 dự án luật được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 gồm: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá; Luật Cảnh sát biển; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội tiếp tục sẽ có những cải tiến, đổi mới về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể, thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 1 phút và sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay; thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút. Việc cải tiến, đổi mới này được thực hiện trên cơ sở kết quả thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm mục đích tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội.

 
tin tức liên quan