CẢM NHẬN VÀ QUAN ĐIỂM
VỀ CUỘC SỐNG - XÃ HỘI MỖI NGÀY
ĐIỀU MONG ĐỢI ẮT PHẢI ĐẾN VÀ ĐÃ ĐẾN
Hoàng Kiền
Bài viết này cùng với lồng ghép một phần của bài viết trước - Ngoài việc đề cập những vấn đề về nắm bắt, cảm nhận và quan điểm về cuộc sống và xã hội phát sinh từng ngày, từng giờ của cá nhân mình, tôi còn mong Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào Thủ Thiêm tiếp xúc với nhân dân, tìm hiểu cụ thể về vấn đề đất đai quy hoạch ở đây để có ý kiến chỉ đạo cụ thể. Tuy nhiên qua những kênh thông tinh đáng tin cậy tôi được biết Thủ Thiêm đã và đang là vấn đề nóng được Bộ Chính trị và đặc biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quan tâm… Thật mừng về sự quyết liệt trong cuộc chiến chống “nội xâm” của Đảng ta. Niềm tin được gia tăng trước một hiện thực đã cho tôi tín hiệu để gọi bài viết này là: ĐIỀU MONG ĐỢI ẮT PHẢI ĐẾN VÀ ĐÃ ĐẾN.

ĐẤT NƯỚC TÔI
Rất nhiều sự kiện, nhiều vấn đề đã và đang diễn ra trên đất nước ta. Vui nhiều, buồn lắm, có việc đang được dư luận quan tâm với những thông tin dồn dập.
Suốt 45 năm đời quân ngũ, tôi đã đi khắp mọi miền đất nước. Từ Trường Sơn đến Trường Sa rồi ra Biên giới, bảy năm liền đi dọc biên cương suốt từ Móng Cái - Quảng Ninh đến Hà Tiên - Kiên Giang. Xế chiều về với đời thường vẫn miệt mài bước chân không nghỉ trên khắp mọi miền Tổ quốc với nghĩa tình đồng đội cao cả.
Trong mấy tuần nay nay dạo suốt trên đường bộ từ Hà Nội qua Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang. Thái Nguyên , Phú Thọ , Tuyên Quang .
Hôm nay ra thăm lại Móng Cái - Quảng Ninh, thăm lại điểm đầu con đường Tuần tra biên giới, nhìn ra vùng biển Vịnh Bắc Bộ, trào dâng bao kỉ niệm, thấy đất nước ta thật tươi đẹp, xin viết thêm mấy lời từ đáy lòng mình và đăng lại mời quý vị và các bạn quan tâm đọc cho vui.
+ CÁC SỰ KIỆN TRỌNG ĐẠI :
- Tại Đền Hùng - Phú Thọ mồng 10 tháng 3 Mậu Tuất năm nay diễn ra lễ giỗ Tổ Hùng Vương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về dự. Cơn mưa lớn lúc 7h sáng không ngăn nổi bước chân hàng chục nghìn người từ phương xa hành hương về Đền Hùng (Phú Thọ) dự lễ. Năm 1954 trên đường về tiếp quản Thủ đô, dừng chân tại đây, Bác Hồ đã nói với các chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.
- Tại Ninh Bình đã tổ chức đại lễ kỉ niệm 1050 năm nhà Đinh lập ra nước Đại Cồ Việt, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về dự. Cách đây tròn 1050 năm, sau khi đánh dẹp và thu phục 12 sứ quân, thống nhất đất nước, ngày mùng 10 tháng 3 năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, định đô tại Hoa Lư, lấy niên hiệu là Thái Bình; là tuyên ngôn đanh thép của tinh thần độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia, là biểu tượng của ý chí tự lập, tự cường, tự chủ của một quốc gia độc lập, thống nhất, có chủ quyền.
- Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương lần thứ 7 khoá XII đang diễn ra với nhiều nội dung cải cách quan trọng về Chiến lược công tác cán bộ, về cải cách tiền lương, về chế độ Bảo hiểm xã hội, đem lại niềm tin cho nhân dân cả nước. Cuộc chiến “chống nội xâm” sẽ chuyển sang giai đoạn quan trọng - chuẩn bị tổng tiến công.
+ MỘT VIỆC LẠ
Việc mất bản đồ qui hoạch Thủ Thiêm, chuyện lạ về quản lý “đất đai”, có ý kiến cho là đại án, nhưng còn chờ Thanh tra chính phủ kết luận. Rất nhiều thông tin về vụ việc này, có biểu hiện tham nhũng đất đai lớn, một bộ phận người dân bất bình, than khóc, chờ kết luận cụ thể.
+ ĐẤT - NƯỚC
Chúng ta có Đất liền và có Biển cả , hợp nên Đất Nước Việt Nam yêu dấu.
- Chúng ta tự hào về dân tộc Việt Nam trong hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, mở mang bờ cõi , non sông thu về một mối, có đất nước Hoà bình, Thống nhất, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc như ngày nay.
- Từ đất nước thật thiêng liêng, cao cả. Chúng ta có đất, dãy Trường Sơn ôm dải đất hình chữ S nhìn ra Biển Đông, thật là đẹp. Chúng ta có nước, đó là Biển Đông trước mặt, có hai quần đảo Hoàng Sa ( đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) và Trường Sa ( đạng bị Trung Quốc và một số nước xâm chiếm một số đảo). Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Biển Đảo của Tổ quốc còn nhiều khó khăn, phức tạp, kéo dài.
- Các dòng sông đều đổ ra biển, nước sông hoà cùng nước biển tạo đà cho những con sóng ngày đêm ôm ấp vỗ bờ , bồi đắp cho Đất Nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta.
- Những việc tiêu cực, tham nhũng diễn ra trên đất nước ta mấy chục năm qua đã bộc lộ dần gần đây thật đáng buồn.
Rất nhiều “ Quan cách mạng “ dùng quyền của mình để chiếm đất, bán đất công. Đất vàng ở các thành phố băm ra thi nhau bán thu tiền vô tội vạ, tạo nên một vòng xoáy Quyền - Tiền.
Đất ven biển Nha Trang, Đà Nẵng cũng bị bán ngầm cho người nước ngoài mà dư luận đã lên tiếng.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực tế trong nhiều trường hợp không biết ai là “Nhà nước” thực sự, do đó dẫn đến các quan chức lạm quyền trong việc thu hồi đất, xâm hại quyền lợi của người dân rồi chuyển vào tay các nhóm lợi ích, khiến cả quyền lợi của người dân lẫn lợi ích quốc gia bị xâm hại. Hậu quả là trong một số trường hợp đất đai sẽ được chuyển từ người dân nghèo sang tay “các đại gia” với giá rất thấp. Đồng thời, “các đại gia” này lại bán đất ra với giá cao, thậm chí giá cắt cổ cho người dân, bọn chúng điên cuồng như lũ cướp ngày.
Không ít trường hợp đất đai bị thu hồi để rồi bỏ hoang, bởi những dự án “treo” không có điểm dừng, rải rác khắp cả nước. Điều đau xót là đi kèm là cái ‘mất’ của người dân là hàng ngàn người bị mất kế sinh nhai, tạo nên nỗi bức xúc lớn cho xã hội. Đất đai là là ổ tham nhũng lớn nhất Việt Nam khi Nhà nước không có thiết chế kiểm soát và để thị trường nhà đất rơi vào tay các đại gia. Đó là cả một vấn nạn tồi tệ nhất kéo dài trong mấy chục năm qua.
Năm 2016 được coi là năm nhiều triệu phú tiền đô la ở Việt Nam xuất đầu lộ diện. Truyền thông trong nước tường thuật rằng, đã có nhiều tên tuổi mới sở hữu ngàn tỷ đồng. Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua, những người giàu nhất Việt Nam chủ yếu là những đại gia của sàn chứng khoán. Theo công bố của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, trong những năm qua, Việt Nam đã lọt vào Top 5 thị trường chứng khoán Đông Nam Á tăng trưởng cao nhất.
Thực chất những người giàu có của nước ta là ai? họ có tài cán gì để làm giầu?
Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam theo báo Pháp Luật, có 4 đại gia lần đầu tiên được ghi tên trên danh sách tỷ phú đô la. Một nửa trong số những người này là những doanh nhân kinh doanh bất động sản...
Nổi bật trong những năm qua là sự thăng tiến của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, chiếm lĩnh ngôi vị cao nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, đánh bật chủ tịch tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng ra khỏi vị trí này. Tổng tài sản tính theo trị giá cổ phiếu của ông Quyết, theo truyền thông trong nước, ước tính lên tới cỡ 35.000 tỷ đồng. Với hàng loạt dự án bất động sản, tập đoàn FLC được xem là một trong số ít công ty kinh doanh đình đám nhất trên thị trường địa ốc tại Việt Nam.
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam được tạp chí Forbes đưa vào danh sách những người giàu nhất thế giới khi có tổng tài sản trị giá 1,5 tỷ đô la vào năm 2013.
Nhiều người nhận thấy rằng những tỷ phú Việt Nam phần lớn là những người có thủ đoạn khôn ngoan trong việc vun đắp các mối quan hệ với giới quyền lực để chia sẻ “địa tô”, tức chênh lệch giá đất.
Họ làm giàu bằng bất động sản, tức là họ ăn chênh lệnh giá đất. Họ được thuê với giá đất tương đối thuận tiện. Rồi họ đầu tư bất động sản và ăn lãi. Điều đó có liên quan đến việc đất đai là sở hữu toàn dân mà toàn dân không phải là pháp nhân. Nhà nước thực hiện quyền người sử dụng, vì vậy bộ máy nhà nước có thể thu hồi đất của nông dân với một giá rất thấp thậm chí có thể nói là rẻ mạt, rồi dùng quyền của mình biến đất đó trở thành đất xây dựng và trao lại cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư đó sẽ có hành động đã thoả thuận để làm vừa lòng phía chính quyền, thậm chí là chia chác.
Hãy xem những tỷ phú mới giàu lên rất nhanh. Thử hỏi họ đã có đóng góp gì vào khoa học, công nghệ, “họ không có bằng sáng chế, phát minh”, và năng lực cạnh tranh quốc tế của họ “rất hạn chế.” Thực chất họ là sản phẩm của thể chế hiện hành, của chủ nghĩa tư bản hoang dã”, “khác hẳn với Bill Gates hay Elon Musk.”
“So họ với Bill Gates và Elon Musk, thì rõ ràng Bill Gates là người có bản quyền có sáng chế và phần mềm Microsoft là một đóng góp rất quan trọng cho tiến bộ của xã hội. Còn Elon Musk, với ô tô Tesla và với nhiều dự án khác như SolarCity của anh ta thì cũng có những đóng góp rất là quan trọng. Đấy là 2 loại hình (giữa tỷ phú thế giới và tỷ phú Việt Nam) rất xa nhau và rất khác nhau.”
Theo tạp chí Forbes, Việt Nam quyết tâm trở thành một “con hổ kinh tế” mới của châu Á và Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình với mức thu nhập bình quân đầu người ít nhất là 1.200 đô la Mỹ, theo Ngân Hàng Thế Giới. Người ta nói là mức chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam hiện rất cao và sẽ ngày càng tăng nếu không có thay đổi liên quan tới “bất động sản và quyền sở hữu đất đai” và không kiểm soát được “chế độ tư bản thân hữu.” Khoảng chênh lệch giàu nghèo quá lớn.
Mới xảy ra vụ đất đai ở Đà Nẵng dẫn tới hai cựu chủ tịch thành phố bị bắt, mở đầu cho việc rà soát lại việc quản lý đất đai trên toàn quốc.
Gàn đây những thông tin đang lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội face book về mất bản đồ qui hoạch Thủ Thiêm, về những hình ảnh người dân bị tịch thu đất kêu khóc thảm thiết, đang lộ dần mưu toan về tham nhũng đất đai rất lớn, người ta còn đồn đại với những điều rất tệ hại.
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri yêu cầu làm rõ vấn đề có hay không bản đồ quy hoạch 1/5000 khu vực Thủ Thiêm. TP.HCM ra quyết định thay thế Quyết định số 367/TTg ngày 4 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ là không đúng.
Cử tri Lê Thị Bạch Tuyết, ngụ Quận 2 cho biết việc đền bù cho người dân khi chính quyền thu hồi đất không công bằng với mức giá 18 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường là 350 triệu/m2 ( việc so sánh không cùng thời gian, nhưng cũng chênh lệch lớn).
Đối với việc bản đồ quy hoạch 1/5000 hiện đang thất lạc.
Bà Tuyết nói: "Việc thất lạc bản đồ là một thiệt thòi cho người dân, vì bản đồ 1/5000 kèm theo Quyết định 367 mới biết ranh giới nào thu hồi đất của người dân. Bộ Xây dựng nói căn cứ vào Quyết định 6565 do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua ký thì làm sao mà thay thế được quyết định của Thủ tướng."
Người dân đặt câu hỏi về vai trò giám sát của HĐND TP HCM trong thời gian qua về mặt pháp lý của các văn bản.
Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Dung, phường Bình An kể lại làm nhiều người trong hội trường Trung tâm học tập chính trị Quận 2, TP HCM vào chiều 9/5 rơi nước mắt. Bà có căn nhà 88,9m2 ở mặt tiền đường Trần Não, có sổ đỏ, nằm ngoài ranh quy hoạch, giá trị đến 30 tỷ đồng nhưng đã bị cưỡng chế vào năm 2012. Bà bị đưa đi tái định cư, già yếu phải đi ăn xin…Liên tục kêu lên “Tôi khổ quá rồi, bà Quyết Tâm ơi”, bà Dung mong sao chính quyền nhanh chóng giải quyết cho bà bởi có lẽ bà không còn trên cõi đời này bao lâu nữa.
Bức xúc không kém, ông Nguyễn Văn Khương cũng nói thẳng: chính UBND Quận 2 đã đẩy gia đình ông và nhiều người khác vào cảnh “cùng trời cuối đất”. Gia đình ông là gia đình liệt sỹ nhưng bị cưỡng chiếm 3 căn nhà chỉ trong vòng một ngày, đuổi cả gia đình ra đường, không biết đi về đâu, đồ đạc phải khuân vác khắp nơi, mẹ ông phát bệnh gần chết…(Đây là những ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội nghị tiếp xúc cử tri).
Mất bản đồ quy hoạch, chuyện như ngoài hành tinh vậy. Nhiều cử tri đều không còn tin tưởng vào lãnh đạo địa phương nữa mà đề nghị Quốc hội và Chính phủ đứng ra giải quyết.
Mong rằng Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng hãy vào Thủ Thiêm tiếp xúc với nhân dân trực tiếp để làm rõ vấn đề đất đai ở đây. Xem có đúng là đại án như một số thông tin trên mạng xã hội không.
Ra thăm Quảng Ninh, đến Vân Đồn - Đặc khu kinh tế sắp được phê duyệt, đất đai đang bị mua bán sôi động, có mảnh đất mua đi bán lại tới 40 lần, nhằm trục lợi. Phú Quốc cũng tương tự.
Trên đường từ Hạ Long ra Móng Cái được nghe mọi người nói chyện về Quảng Ninh rất nhiều người giầu trong giới xã hội đen. Đất rừng giao cho dân trồng rừng, họ đến mua lại, khi các công ty khai thác than đến đặt vấn đề khai thác, họ nói : than bên dưới là của nhà nước, rừng bên trên là của họ, đòi hỏi giá đề bù rất cao, thế là họ có tài sản trăm tỷ, mấy trăm tỷ vv
Vừa qua ông Hoàng Trung Hải nói: nhà nước không thu hồi đất hộ doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải thoả thuận với dân khi thu hồi đất. Làm như thế mới đúng cơ chế thị trường, còn làm như trước đây là thị trường nủa vời.
Có như vậy mới hạn chế được tham nhũng trên lĩnh vực đất đai
ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN, NHƯNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC CÒN LỎNG LẺO. ĐÂY CHÍNH LÀ NƠI CHỨA CHẤP Ổ THAM NHŨNG LỚN NHẤT, LÀ SÂN SAU, LÀ NƠI CÂU KẾT LỢI ÍCH NHÓM, LÀ NƠI CÂU KẾT CÁC QUAN CHỨC CHÍNH QUYỀN THOÁI HOÁ VỚI CÁC PHẦN TỬ XÃ HỘI ĐEN. NƠI SINH RA LŨ GIẶC NỘI XÂM RẤT ĐÔNG ĐẢO.
Khi bán hết đất, cướp hết đất rồi sẽ bán gì! Họ có bán nước không?
Không ngăn chặn diệt bọn bán đất thì chúng sẽ bán nước.
“ Lũ bán nước lột da dân nước
Tan mồ cha cũng rước voi dầy ..”
...
Cái bọn bán đất thời nay
Phải tìm tóm hết cho ngay vào lò
Lửa sẽ cháy thêm to ngùn ngụt
Lũ quan tham đất hút vào đây
Đốt ra tro hết cả bầy
Để cho Đất Nước đẹp thay đời đời.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vô cùng khó khăn gian khổ ác liệt, tổn thất và hy sinh rất lớn. Thật tự hào, một dân tộc Anh hùng đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ.
Ngày nay chúng ta lại phải tiến hành cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, sẽ vô cùng khó khăn. Chúng đã lan rộng ra khắp cả nước, khắp các lĩnh vực, các ngành, các cấp. Lũ tham nhũng đất đai, chiếm đất, bán đất là “ giặc nội xâm” lớn nhất và nguy hiểm nhất, hiện nay đang dần lộ diện. Không ngăn chặn, trừng trị thì khi hết đất chúng sẽ bán nước, chế độ sẽ sụp đổ, khác nào chúng bán nước.
Giặc ngoại xâm cướp nước
Giặc nội xâm bán nước
Muốn giữ nước phải diệt "giặc nội xâm"
Phát động chiến trang nhân dân, Toàn dân đánh giặc nội xâm .
Hãy ủng hộ và hành động theo lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ta nhất định thắng .
Quảng Ninh ngày 12/5/2018
Hoàng Kiền