Mánh khóe làm sách giáo khoa chỉ dùng một lần

Ngày đăng: 08:21 15/09/2018 Lượt xem: 337
MÁNH KHÓE LÀM SÁCH GIÁO KHOA CHỈ DÙNG MỘT LẦN?

      Vừa qua thảo luận Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đã rất lo ngại về một thực tế là phần lớn sách giáo khoa của học sinh các cấp hiện nay chỉ dùng một lần. Đó là sự lãnh phí vô cùng. Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã công bố thông tin: Doanh thu của Nhà xuất bản giáo dục năm 2017 đạt 1.200 tỷ đồng (chiếm 50 % doanh thu của các nhà xuất bản cả nước). Như vậy tính ra mỗi năm các bậc phụ huynh cả nước đã phải bỏ ra hơn 1000 tỷ đồng để mua sách giáo khoa các loại cho con em mình. Một con số mà ít có quốc gia nào lại lãng phí lớn đến như vậy?
      Tại sao lại có sự vô lý về sự lãng phí khủng khiếp này?
     Lâu nay, Nhà xuất bản Giáo dục là "con cóc vàng" của Bộ Giáo dục và Đào tạo - mặc dù NXB đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ vốn Nhà nước mà Bộ này nắm giữ với tỷ lệ rất lớn.
     Để có lợi nhuận, NXB đã "đạo diễn" Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biên soạn và xuất bản những cuốn sách giáo khoa chỉ dùng được một lần. Tức là trong những cuốn sách giáo khoa, người ta đã đưa những bài tập vào sách để học sinh điền kết quả vào ngay trong sách. Như thế, cuốn sách giáo khoa này không thể dùng cho học sinh lớp sau. Nghĩa là học sinh năm nào thì phải mua sách giáo khoa năm ấy. Không có chuyện anh (hay chị) giữ lại cuốn sách giáo khoa của mình cho em học vào năm sau !!!
      Học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4...Hằng năm, NXB Giáo dục "đã phải" in hàng triệu bản sách cho mỗi lớp. Lợi nhuận từ việc in sách này khủng đến thế nào thì ai cũng biết. Đấy là chưa kể đến chuyện việc biên soạn và in hàng chục đầu sách tham khảo từ lớp 1 đến đại học. Và ssieeuf vô lý là NXB không phải trả nhuận bút bản quyền cho tác giả. Vì việc biên soạn sách giáo khoa đã có kinh phí Nhà nước mà Bộ đã làm đề án rồi!
      Người ta còn bảo: chính NXB Giáo dục mới là "người" quyết định chương trình sách giáo khoa chứ không phải là Bộ Giáo dục.
       Xã hội và các nhà khoa học đều có chung tiếng nói phản ứng về sự quá tải của chương trình sách giáo khoa cả mấy chục năm nay. Nhưng rồi chuyện giảm tải cho học sinh vẫn không được thực hiện một cách thực chất và mạnh mẽ. Tại sao vậy? Nếu giảm tải thì sách giáo khoa sẽ mỏng đi rất nhiều. Như thế thì doanh thu của NXB sẽ giảm đi? Điều này NXB đâu có muốn! Đó là điều mà nhiều người đã thấy.
      Ở đây có chuyện lợi ích nhóm chi phối hay không, xin nhường cho các cơ quan chức năng kết luận. Nhưng chỉ riêng chuyện giảm tải chương trình học cho học sinh các cấp phổ thông nói mãi, nói hoài suốt mấy nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng xem ra chả ăn thua gì?
      Tại sao? Tại sao? Tại sao lại như thế? Câu hỏi này chỉ có thể để NXB Giáo dục trả lời.
     Tôi ước ao "Bao giờ cho đến ngày xưa" của lớp học trò phổ thông chúng tôi những năm 60 của thế kỷ 20. Ngày ấy sách giáo khoa rất mỏng. Các bài học rất dễ nhớ, dễ học... Thế mà bây giờ thì ngược lại. Mà chất lượng giáo dục đào tạo con người lại không hơn gì ngày xưa - nếu không muốn nói rằng có sự thua kém!?
     Ngày xưa ơi! Ngày xưa ơi! Sách giáo khoa ơi!!!...

     Phạm Thành Long






 
tin tức liên quan