50% lãnh đạo trẻ từ cấp phòng ở TƯ phải có trình độ ngoại ngữ bậc 4
50% lãnh đạo trẻ từ cấp phòng ở TƯ phải có trình độ ngoại ngữ bậc 4
Nguồn: Báo Điện tử Vietnamnet
Thủ tướng vừa quyết định phê duyệt đề án chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030.
Mục tiêu chung của đề án là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý và có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và làm việc trong môi trường quốc tế.
30% cán bộ, công chức xã đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3
Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến hết năm 2025 có 50% cán bộ, công chức ở TƯ (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi); 25% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện ở địa phương (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định.
60% viên chức và 50% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định.
20% cán bộ, công chức xã và 15% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 40 tuổi công tác tại địa bàn hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định.
Đến năm 2030 có 60% cán bộ, công chức ở TƯ; 35% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện ở địa phương đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành.
70% viên chức và 60% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành.
30% cán bộ, công chức xã và 25% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 40 tuổi công tác tại địa bàn hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành.
Đánh giá năng lực ngoại ngữ gắn với thi tuyển, bổ nhiệm lãnh đạo
Để thực hiện các mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu tập trung vào một số nhiệm vụ giải pháp, trong đó có việc thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực trong đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức theo tiếp cận chuẩn quốc tế.
Cùng với đó là tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Theo từng giai đoạn 5 năm và hàng năm, các bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát thực trạng và tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý để xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng...
Kinh phí thực hiện đề án được bố trí từ dự toán chi ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính, huy động hợp pháp khác. Còn kinh phí bảo đảm cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức được bố trí từ ngân sách nhà nước và đóng góp của cán bộ, công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Đối với viên chức, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được bố trí từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; đóng góp của viên chức và các nguồn hợp pháp khác.
Thời gian thực hiện đề án từ 2019 đến hết năm 2030.
Theo Thông tư số 01/2014 của Bộ GD-ĐT, khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc được quy định như sau:
Bộ GD&ĐT công nhận 10 cơ sở giáo dục đào tạo được tham gia rà soát năng lực ngoại ngữ giáo viên tiếng Anh và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc: Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, ĐH Sư phạm TP.HCM, Trung tâm SEAMEO RETRAC, ĐH Thái Nguyên, ĐH CầnThơ, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Vinh.
|
( C. H sưu tầm)