"Đại dịch Covid - 19. Nhìn từ cuộc chiến tranh bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt - Chiến tranh sinh học". Tác giả: Hoàng Kiền

Ngày đăng: 08:02 26/04/2020 Lượt xem: 477

         Đại dịch COVID - 19 đã lan khắp toàn cầu với 212 quốc gia và vùng lãnh thổ, gần 3 triệu người mắc bệnh trong đó hơn 200 nghìn người tử vong. Mỹ là nước đứng đầu thế giới cả số người mắc bệnh và số người tử vong.Tình hình Đại dịch COVID - 19 vẫn rất nghiêm trọng. Cần có cách nhìn về Đại dịch này như là Cuộc chiến tranh Sinh học. Chiến tranh hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của lịch sử nhân loại và chưa bao giờ ngừng.
         Xét về vũ khí, chiến tranh có các hình thức như sau.
         + Chiến tranh bằng vũ khí thông thường .
         + Chiến tranh bằng vũ khí sát thương hàng loạt bao gồm:
Vũ khí hạt nhân
Vũ khí hoá học
Vũ khí sinh học.
         Vũ khí hủy diệt hàng loạt khi gây ra các cuộc chiến tranh có khả năng phá hủy hành tinh. Vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học được đặc trưng bởi khả năng giết một số lượng người khổng lồ, quét sạch toàn bộ thành phố và thậm chí toàn bộ khu vực với sự hủy diệt không thể diễn tả.
* Vũ khí hạt nhân:
         Hiện tại có các hiệp ước cấm vũ khí sinh học và hóa học nhưng không có hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Năm 1970 Hiệp ước không phổ biến vũ khí (NPT) quy định rằng năm quốc gia vũ khí hạt nhân được công nhận là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc nên có những nỗ lực thiện chí trong việc loại bỏ vũ khí hạt nhân, trong khi tất cả các bên ký kết NPT khác cam kết không mua vũ khí hạt nhân. Chỉ có ba quốc gia từ chối tham gia NPT là Ấn Độ, Pakistan và Israel, và họ đã mua được kho vũ khí hạt nhân.
         Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật bản, buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện.
         Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
        Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.
         Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Ngược lại, với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết. Việc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện còn do sự tiến công của Liên Xô đánh tan đội quân Quan đông của Nhật Bản ở Mãn Châu.
* Vũ khí hóa học:
         Vũ khí hóa học, với sức mạnh của nó được xếp vào vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sánh ngang hàng về mức tàn sát với vũ khí sinh học và vũ khí hạt nhân. Đây là các loại vũ khí luôn đe dọa tới sinh mạng sống của con người. Chỉ cần một phản ứng thái quá, có thể phá hủy toàn bộ một quốc gia, một nhóm quốc gia, một Châu lục hoặc mang tính toàn cầu.
        Tính cho đến nay, số chất độc hóa học được sử dụng trong chiến tranh lên tới 15 chất. Chúng là các chất khác nhau, được phân chia khác nhau.
         Những năm vừa qua, Mỹ và các nước phương Tây đã vu cáo một số nước sử dụng vũ khí hoá học, tạo cớ gây ra các cuộc chiến tranh ở khu vực Trung Đông.
* Vũ khí sinh học:
         Vũ khí sinh học là 1 loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi rút ; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Nó đưa đến những hậu quả không thể lường trước được, tùy thuộc vào khả năng lan truyền của chúng trong cơ thể con người, động vật, hay cây trồng...Vũ khí sinh học đã được sử dụng từ hàng nghìn năm.
         Thời cổ đại người ta đã biết sử dụng các vi sinh vật gây độc hại cho đối phương. Ném xác chết của những người nhiễm vi trùng vào công sự của đối phương là 1 biện pháp làm hao mòn sinh lực địch. Khoảng thế kỷ XI TCN, người ta dùng các nấm có chất gây ra ảo giác với kẻ địch. Trong những năm 184 TCN, người ta sử dụng các lọ có rắn độc ném vào thuyền của đối phương.
         Thời Trung cổ những nạn nhân bị chết do bệnh dịch hạch được sử dụng làm vũ khí sinh học tấn công đối phương bằng cách ném các xác chết này vào thành của địch. Vào những năm 1346, thân thể của những người lính đã chết vì bệnh dịch được ném qua các tường của thành phố Kaffa. Đó là những thứ đã được lưu trữ, nghiên cứu làm tiền đề cho việc tạo ra bệnh than ở châu Âu.
         Thế kỷ XX. Năm 1940-1941, quân đội Nhật đã rải ở 11 tỉnh của Trung Quốc những trái bom chứa vi sinh vật gây bệnh dịch hạch. Họ còn thả những con rận nhiễm dịch hạch, những hạt gạo nhiễm trùng dịch hạch để thu hút những con chuột ăn vào sau đó truyền bệnh khắp nơi ở Trung Quốc.
         Năm 1950-1953, trong chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã sử dụng vũ khí sinh học bằng cách thả côn trùng gây bệnh cho người và lúa ở vùng quân đội Bắc Triều Tiên kiểm soát.
** Hậu quả:
         Trong chiến tranh sinh học những bệnh tật đáng sợ nhất là do những tác nhân lan truyền qua nước, bụi hay động vật, có khả năng gây bệnh cao. Đó là dịch hạch, dịch tả, những bệnh do virus gây ra như sốt vàng da, bệnh virus vẹt, cúm, những bệnh do trùng rận gây ra như sốt ban chấy rận, những bệnh do độc tố trong thức ăn, nước uống gây ra ngộ độc hàng loạt.
         Tuy vậy kết quả của những biện pháp chiến tranh sinh học không chắc chắn: những mầm bệnh đó có thể biến mất rất nhanh hoặc gây nên những bệnh dịch không thể kiểm soát được hoặc tác động ngược chiều. Không những người của đối phương mà của cả bên thực hiện biện pháp chiến tranh sinh học cũng trở thành nạn nhân. Thời gian phát huy tác dụng của mầm bệnh ít ra là vài ngày không thích ứng với yêu cầu chiến thuật quân sự.
Sử dụng:
         Vũ khí sinh học thường được sử dụng ở dạng sol khí, ngoài ra còn dùng các loại côn trùng, chuột , các loài động vật, cả con người mang mầm bệnh để truyền bệnh.
         Đặc điểm gây hại:
         Đặc điểm lý tưởng của các vũ khí sinh học là dễ lây nhiễm, hiệu lực cao, dễ phát tán bằng các hình thức đa dạng.
- Vũ khí sinh học chỉ gây bệnh truyền nhiễm và gây dịch bệnh cho người, động vật, phá hoại mùa màng nhưng không phá hủy các cơ sở vật chất kỹ thuật, công trình kiến trúc, đường sá, cầu cống.
- Mỗi sinh vật xâm nhập vào cơ thể con người có thời gian ủ bệnh dài ngắn khác nhau, có thể từ vài ngày cho đến vài tuần.
- Mỗi vi sinh vật gây nên 1 loại bệnh khác nhau.
- Gây xuất hiện các ổ bệnh mới.
- Gây ô nhiễm môi trường sinh thái và làm mất cân bằng sinh thái.
- Gây tác hại cho mùa màng gia súc, gây khó khăn cho đời sống nhân dân.
         Khi gặp các điều kiện không thuận lợi, các vi sinh vật sẽ "thu mình" dưới dạng bào tử chờ những điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục hoạt động và gây bệnh.
          Một số bệnh chính có thể gây ra
1. Bệnh dịch tả
2. Bệnh than
3. Bệnh dịch hạch
4. Bệnh đậu mùa
5. Sốt vàng da
6. Sốt ban chấy rận
7. Viêm não Nhật Bản.
         Việc sử dụng chúng có thể bắt đầu một dịch bệnh toàn cầu không được kiểm soát. Từ đó cho thấy điều quan trọng nhất là phải tuân thủ các hiệp ước hiện có đã tạo nên một phần của Hệ thống an ninh toàn cầu . Các công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí vi khuẩn ( sinh học ) và độc tố, về sự hủy diệt của chúng , đã được mở ra cho các nước tham gia ký kết từ năm 1972 và có hiệu lực từ năm 1975 dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.
ĐẠI DỊCH DO VI RÚT CORONA
          Vi rút corona phát sinh từ Vũ Hán- Hồ Bắc- Trung Quốc, gây ra bệnh viêm phổi cấp, tàn phá thành phố Vũ Hán, lan ra khắp Trung Quốc rồi phát tán đi toàn cầu. Đến nay tới 120 quốc gia có dịch, với gần 3 triệu người mắc bệnh, hơn 200 nghìn người tử vong và vẫn đang tăng lên không ngừng. Hầu hết các cường quốc về kinh tế, quân sự đều bị thiệt hại nặng nề, nó tàn phá nền kinh tế thế giới, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, suy thoái toàn cầu.
THÀNH CÔNG CỦA VIỆT NAM
         Ngay từ đầu khi 16 bệnh nhân được phát hiện chủ yếu từ Vũ Hán về nước, Việt Nam đã công bố " Chống dịch như Chống giặc ". Thật là chính xác. Bộ máy điều hành cuộc chiến chống Đại dịch COVID - 19 được thành lập đó là Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVIT- 19, các Quyết tâm, Phương án " Tác chiến " được xây dựng, Bộ chính trị họp bàn, phê duyệt, Thủ tướng chính phủ trực tiếp điều hành....
         Tổng bí thư- Chủ tịch nước Ra lời kêu gọi toàn thể Đồng bào, Đồng chí, Chiến sĩ đoàn kết một lòng tất cả cùng nhau chống Đại dịch COVIT- 19.
         Lịch sử nước ta từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đã có các lần ra lời kêu gọi chống giặc ngoại xâm.
          Trong thế kỷ 20 có ba lần kêu gọi.
          Kháng chiến chống Pháp, năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
          Kháng chiến chống Mỹ, năm 1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Kháng chiến chống Mỹ.
         Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, năm 1979 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ra lời kêu gọi chống quân bành trướng xâm lược. Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh Tổng động viên.
         Nay, lần đầu tiên trong thế kỷ 21, Tổng bí thư- Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc lời kêu gọi chống Đại dịch COVIT- 19.
         Đảng, Nhà nước Việt Nam đã phát động toàn dân "đánh giặc" như thế đấy. Không một nước nào trên thế giới có được như Việt Nam.
         Dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hai cuộc chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc vô cùng khó khăn gian khổ ác liệt và sinh xương máu rất lớn. Chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam chiến đấu vô cùng dũng cảm, ngoan cường mới lập nên những chiến thắng thần kỳ ấy.
         Hiện nay cuộc chiến chống Đại dịch COVID- 19 đang giành thắng lợi vô cùng quan trọng và nhất định sẽ giành thắng lợi hoàn toàn.
          Chỉ có một đảng lãnh đạo duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam mới làm được, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là thất bại. Chỉ có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết chống giặc vi rút của toàn dân tộc Việt Nam, tình thương yêu đùm bọc của đồng bào ta, cùng với kinh nghiệm trong 4 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong thế kỷ 20 đã đúc kết, nay được phát huy thì mới đánh tan được giặc vi rút corona vô cùng nguy hiểm này.
NHÌN RA THẾ GIỚI
         Đại dịch đã lan rộng ra khắp thế giới, gây tổn thất rất lớn cho nhiều nước, đặc biệt là Tây Âu và Mỹ. Các nước ban đầu do coi thường, lơ là, chủ quan. Khi thành đại dịch thì lúng túng, các biện pháp phòng chống dịch bệnh có nơi chậm, có nơi chưa phù hợp, dẫn đến thiệt hại rất lớn . Điều quan trọng nhất là chưa coi đây như "cuộc chiến", nên không có "phương án tác chiến" phù hợp không có sự điều hành thống nhất, dẫn tới vỡ trận và thất bại nặng nề.
NƯỚC MỸ ĐỐI PHÓ RA SAO
         Mỹ là nước tham chiến và gây chiến tranh nhiều nhất thế giới, nhưng chỉ có một cuộc chiến tranh trên đất Mỹ, đó là cuộc nội chiến.
         Cuộc nội chiến giữa Chính phủ Liên bang và các tiểu bang phía Nam vào giữa thế kỉ 19, sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, 11 tiểu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ đã tuyên bố ly khai khỏi Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và lập ra Liên minh miền Nam ; 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ Liên bang miền Bắc . Cuộc phân tranh Nam-Bắc – chủ yếu diễn ra tại các tiểu bang phía Nam – kéo dài 4 năm và chấm dứt khi quân miền Nam đầu hàng năm 1865 và chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
         Sau đó Mỹ đã tham gia hai cuộc Đại chiến thế giới, tham gia chiến tranh Triều Tiên, gây ra chiến tranh Việt Nam, rồi gây ra một loạt các cuộc chiến tranh trên khắp thế giới, nhưng tất cả đều ở ngoài lãnh thổ nước Mỹ.
         Lần đầu tiên nước Mỹ bị tấn công vào ngày 11/9/2001 bằng máy bay dân dụng, đây gọi là cuộc khủng bố.
Như vậy trong lịch sử nước Mỹ chưa diễn ra cuộc chiến tranh chống ngoại xâm nào.
         Nay lần đầu tiên nước Mỹ bị tấn công, không bất ngờ, thời gian chuẩn bị đối phó dài. Tưởng chừng không có gì quan trọng, thế nhưng đã trở thành một đại dịch kinh hoàng.
         Theo cách phòng chống của Việt Nam và tôi nhìn nhận đây là "một cuộc Đại chiến".
         Rõ ràng con vi rút corona đã từ bên ngoài xâm nhập vào nước Mỹ rồi phát triển thành đại dịch.
         Ông Trump đã coi thường con vi rút này, cho là cúm mùa xuân như hàng năm rồi sẽ qua, có gì mà bận tâm. Lại cho là Trung Quốc tuyên truyền quá mức, không có các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID ngay từ đầu và thích đáng. Khi cuộc dịch lan rộng, ảnh hưởng đến nền kinh tế, ông tung cả đống tiền 2000 tỷ USD chủ yếu cứu trợ nền kinh tế. Con vi rút nó coi thường tiền của, tiếp tục tấn công mạnh mẽ. Ông Trump phát biểu, nếu giữ được mức tử vong 100 nghìn người là chúng ta đã làm rất tốt rồi. Con vi rút càng tấn công mạnh, Mỹ mới hoảng hốt đưa ra các biện pháp cách ly, kêu gọi đeo khẩu trang thì đã muộn. Chính người dân Mỹ cũng chủ quan coi thường, còn chế diễu người châu Á đeo khẩu trang.
         Quân " địch " đã thâm nhập vào khắp nơi, làm chủ "chiến trường" . Vi rút đã nằm vùng ở hàng triệu người trong nhiều bang. Lệnh phong toả ban hành, đều chậm; mắc bệnh, tử vong vẫn gia tăng không ngừng.
         Ông Trump đã quyết định ban bố tình trạng Thảm hoạ cả 50 bang của Hoa Kỳ, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ. Vẫn không ngăn cản được lũ vi rút tấn công điên cuồng.
          Đến nay gần 1 triệu người lâm bệnh, gần 55 nghìn người tử vong, mỗi ngày hơn 2.000 người thiệt mạng , đứng đầu thế giới .
         Thế rồi ông đổ lỗi cho Trung Quốc, nay đến Tổ chức y tế thế giới. Ông tuyên bố tạm ngừng viện trợ cho WHO, đây lại càng sai lầm. Nhất định con vi rút sẽ điên tiết "vung gươm" mạnh hơn.
          Điều đặc biệt nữa là ông đang chuẩn bị công bố tháo gỡ việc dãn cách xã hội, mở cửa kinh tế trở lại, hối thúc người Mỹ đi làm trong lúc " Cuộc đại chiến thế giới " đang diễn ra quyết liệt, Mỹ là "chiến trường chính".
           Điều gì sẽ xảy ra?
          Số người mắc bệnh, chết sẽ tăng lên, đa số là người già, người nghèo yếu thế. Nước Mỹ sẽ trẻ hoá dân số, bớt đi gánh nặng chính sách xã hội, có lợi cho đảng Cộng hoà. Nhưng điều mà họ phải gánh chịu là đảng Cộng hoà phần đông là lớp người cao tuổi. Họ sẽ mất lợi thế trong cuộc bầu cử tổng thống tới đây.
         Ông Trump đã làm gì để đưa nước Mỹ "vĩ đại" trở lại như lời hứa khi ra tranh cử tổng thống? Gần 1500 tỷ USD đã được chi ra cho quốc phòng trong 2 năm nay nhưng không 1 USD cho y tế. Nước Mỹ hung hăng, hùng hổ can thiệp khắp thế giới nhưng lại yếu đuối, run rẩy trước dịch bệnh đang lan tràn khắp đất nước. Tiền và vũ khí không tiêu diệt được con vi rút corona. Mỗi một phút trôi qua lại có 1-2 người dân Mỹ phải chết vì covid -19. Sự ngạo mạn của Trump đã đưa nước Mỹ trở thành quốc gia đứng đầu về số người mắc bệnh và thiệt mạng trong cơn đại dịch này. Nước Mỹ đã không "vĩ đại" như trong tưởng tượng của D. Trump.
         Ông Trump có toan tính, mục đích của ông là đổ lỗi cho người khác, không nhận trách nhiệm về mình trong hậu quả vô cùng lớn đối với nước Mỹ, nhằm tao lợi thế với đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử đang diễn ra quyết liệt ở Hoa Kỳ.
         Con vi rút corona đã gây ra Đại dịch cho thế giới, nhân loại đang nhìn nhận đánh giá cho đúng vấn đề. Nó bắt đầu gây chiến từ Vũ Hán - Hồ Bắc - Trung Quốc rồi lan ra khắp năm châu. Đây có thể coi như " Cuộc đại chiến thế giới " - " Cuộc chiến tranh Sinh học " - Cuộc chiến tranh phi truyền thống - Cuộc chiến tranh không có tiếng súng. Diễn ra giữa con người với con vi rút, kẻ thù vô hình, dấu mặt.
         Con vi rút đang thử thước đo ý thức hệ, chế độ chính trị, bản chất xã hội của các quốc gia.
        Nước Mỹ là cường quốc số 1 thế giới về cả kinh tế và quân sự. Họ chỉ lo đề phòng vũ khí hạt nhân là chủ yếu. Họ không nghĩ đến cuộc chiến tranh bằng vũ khí thông thường, vũ khí hoá học, vũ khi sinh học mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới dám gây ra cho nước Mỹ. Họ đã sai lầm. Mới hơn hai tháng, số người chết đã gần 55 nghìn người, gần tới con số 58 nghìn lính Mỹ chết trong hơn 20 năm Mỹ can thiệp và gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sẽ còn tăng lên không ngừng.
         Nước Mỹ đã thất bại trong "Cuộc chiến chống ngoại xâm" - "Cuộc chiến tranh Sinh học"
         Con vi rút sẽ quyết định nhiều vấn đề toàn cầu trong đó có nước Mỹ.
         Con vi rút corona đang làm thay đổi thế giới.

Ngày 26/4/2020
Thiếu tướng Hoàng Kiền -
(Kỹ sư Công trình Quân sự - Nguyên Tư lệnh Công binh).
 
 
tin tức liên quan