"Cảnh giác với các luận điệu xuyện tạc trên mạng xã hội". TG: Hoàng Văn Kính

Ngày đăng: 03:47 28/07/2021 Lượt xem: 368
Cảnh giác với các luận điệu
xuyện tạc trên mạng xã hội.

Hoàng Văn Kính

 
       Phải thừa nhận bước sang thế kỉ XXI khoa học công nghệ có sự phát triển “ lay trời, lở đất ”, trong đó có công nghệ mạng, công nghệ nghe nhìn. Theo thông tin được chia sẻ trong báo cáo “ Thị trường ứng dụng di động 2021” do Appota công bố ngày 12/5, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh, tương đương với tỷ lệ người sử dụng internet, mỗi người sử dụng trung bình 3 giờ 18 phút mỗi ngày. Chả trách những thông tin trên các trang mạng lan truyền nhanh đến chóng mặt như vậy.
       Không ai phủ nhận các lợi ích tích cực, thiết thực của mạng xã hội, nhưng cũng không ai đong đếm hết được những mặt trái của nó đối với đời sống xã hội. Phải nói trên các diễn đàn, truyền thông, mạng xã hội là một mặt trận đấu tranh quyết liệt giữ cái tốt và cái xấu, giữa mặt tích cực và tiêu cực, giữa phải trái, trắng đen mà các thế lực phản động, cơ hội tận dụng khá triệt để để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân ta, sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
       Bởi vậy, ở trong nước dù xẩy ra bất cứ một sự kiện gì dù to hay nhỏ chúng đều bám lấy, bu vào lợi dụng, suy diễn, xuyên tạc, kích động.

       Xin lấy dẫn chứng: Việc quân nhân Trần Đức Đô tử vong đã được các cơ quan điều tra làm rõ và kết luận: Bị ngạt thở do treo cổ tự tử. Tất cả đã rõ ràng, minh bạch. Quá trình điều tra đều có sự chứng kiến và xác nhận của đại diện gia đình em Đô và Luật sư riêng của gia đình. Ấy vậy mà các thế lực chống đối đã tung lên mạng rất nhiều thông tin bịa đặt nhằm chia rẽ nội bộ, gây hoang mang, hạ thấp uy tín Quân đội. Những thông tin xuyên tạc, vô lí mà tất cả những ai có một chút lương tâm, có một chút hiểu biết, có lòng tự trọng đều không thể chấp nhận được. Nhưng rất đáng tiếc lại có một số người, trong đó có cả những Sỹ quan trung, cao cấp, những cán bộ, Đảng viên đã nghỉ hưu lại không phân biệt được hoặc cố tình không phân biệt được thật giả, đúng sai.
        Câu chuyên hoang tưởng chúng bịa đặt được tóm tắt như sau: Sau vụ quân nhân Đô đấu võ với Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 thuộc Trường Quân sự QK1, Đại tá Nguyễn Xuân Lân không chấp nhận thua cuộc bẽ mặt trước hàng trăm lính mới. Đại tá Lân đã chỉ đạo con trai cả là Đại úy Nguyễn Xuân Thành, Đại đội trưởng Đại đội 14 và người cháu là Trung sỹ Nguyễn Xuân Thạc Tiểu đội trưởng trực tiếp của Binh nhì Trần Đức Đô trả hận cho ông ta. Bắt đầu từ 21h đêm ngày 21/6/2021 đến đêm 27/6, Đô bị 7 lính cũ trùm chăn đánh ngay tại phòng ngủ của mình. Biết khó thoát, Đô đã bí mật viết lá thư dài rồi chuyển cho chú họ là Trần Văn Hiếu cùng tuổi, cùng nhập ngũ, cùng đơn vị vào tối 27/6 để cất giấu đề phòng có chuyện xấu không hay xẩy ra thì bố mẹ Đô sẽ hiểu chuyện. Sáng ngày 28/6 cả Đại đội ra thao trường tập luyện và Đô được phân công ở lại thao trường giữ đồ và bảo vệ thao trường. Sau ăn trưa, cả Đại đội được Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Xuân Lân thông báo nghỉ và chỉ có Đại úy Thành, Trung sỹ Thạc và 7 binh nhất trong Đại đội trở ra thao trường với lí do thu dọn đồ đạc và sự việc cuối cùng đã xẩy ra, Cuộc điều tra của các cơ quan nghiệp vụ gặp rất nhiều khó khăn vì: Nguyễn Xuân Thành, tướng Dương Đìn Thông, Nguyễn Xuân Lân đã chỉ đạo buộc các chiến sỹ phải học thuộc các tình tiết như kịch bản mà họ đã đưa ra để khai báo trước cơ quan điều tra. Trần văn Hiếu lúc đầu đã rất sợ, nhưng được bố mẹ động viên đã khai ra sự thật và lấy bức thư đã dấu kín dưới chân giường đưa cho gia đình Đô và khai Đô bị Đại đội trưởng Nguyễn Xuân Thắng đánh chết.
       Biết không thể qua được cơ quan điều tra, Đại tá Lân đã bố trí cho Đại úy Thành bỏ trốn vào tối 16/7. Trước khi trốn, hắn đã lẻn vào kho quân khí trộm 1 khẩu K54, 50 viên đạn và 2 quả lựu đạn. Ngày 18/7 Trung sỹ Nguyễn Xuân Thạc bị bắt và di lí từ Thái Nguyên vào Hà Nam. Trên đường di chuyển đến Hà Nội thì bị một nhóm tấn công giải thoát. Bộ quốc phòng đã phải tung ra 20 ngàn quân để truy bắt tên này trên diện tích 336 km2. Đồng thời cũng tung ra 30 ngàn quân bao vây 7 tỉnh biên giới phía Bắc để truy nã Nguyễn Xuân Thành đang lẩn trốn ở các hang động trên đỉnh núi Mẫu Sơn. Quá trình truy bắt, Thành đã bắn bị thương 1 con chó nghiệp vụ, bắn trúng vai 1 chiến sỹ, ném lựu đạn làm một số chiến sỹ bị thương, sau đó cướp súng AK và đạn rồi tiếp tục lẩn mất trong hang động và cuối cùng Bộ Quốc phòng và Bộ Công an phải điều động trực thăng và xe chuyên dụng bắn âm thanh đến hiện trường để tiếp tục truy bắt Thành, đồng thời ngăn chặn hắn trốn sang Trung Quốc.
       Câu chuyện được dàn dựng như một bộ phim Hollywod có đủ trình tự, lớp lang. Nhưng lại đầy rẫy mẫu thuẫn, thể hiện sự ngu xi, dốt nát của kẻ đạo diễn và chính điều đó đã vạch mặt chúng.
- Trong QĐND Việt Nam cấp hàm cao nhất của Tiểu đoàn trưởng là cấp bậc Trung tá. Không có Tiểu đoàn trưởng mang cấp hàm Đại tá.
- Tiểu đoàn trưởng không bao giờ tỷ thí võ thuật với một binh nhì. Nhất là chuyện ấy lại diễn ra trước sự chứng kiến của hàng trăm lính cùng đơn vị, là cấp dưới của mình.
-Doanh trại quân đội không bố trí phòng riêng cho từng chiến sỹ. Các chiến sỹ đang huấn luyện hầu hết phải nằm giường tầng, cả Trung đội chung một dẫy nhà. Mỗi ngày đơn vị phải thực hiện 11 chế độ, lịch làm việc bắt đầu từ 4 giờ 45 phút sáng theo hiệu lệnh chung và kết thúc lúc 21 giờ 30 phút, tắt đèn đi ngủ. Vậy tối nào cũng từ 21 giờ đêm quân nhân Đô bị 7 chiến sỹ trùm chăn đánh trong khoảng 1 tuần liền tại sao không ai hay biết gì?. Đô viết thư “ định mệnh” vào lúc nào, ở đâu?
-“ Tra tấn dã man như vậy” kéo dài cả tuần mà không có tiếng kêu cứu, đơn vị, đồng đội ở cạnh bên không ai phát hiện được các dấu vết đánh đập, quân nhân Đô không có biểu hiện gì không bình thường về thể lực, thể trạng và tâm lí. Hàng ngày vẫn ra thao trường, vẫn đi huấn luyện, ăn uống và sinh hoạt bình thường.
-Quân nhân Đô có điện thoại di động và thường xuyên gọi điện về cho bố mẹ. Theo bố mẹ Đô khai báo vơi cơ quan điều tra, những lần Đô gọi điện về nội dung chỉ là thăm hỏi bình thường, không hề nói bị ai đánh đập.
-Họ khéo tưởng tượng khi nghĩ ra câu chuyện Bộ Quốc phòng phải điều động 20 vạn quân và 30 vạn quân chỉ để vây bắt Trung sỹ Thạc ngay ở cửa ngõ Thủ đô và Đại úy Thắng ở khu vực đỉnh Mẫu Sơn . Họ có biết với một lực lượng như thế tương đương với 3 sư đoàn bộ binh ( mỗi Sư đoàn có từ 8.000 đến 10.000 ngàn quân ), phải triển khai bao nhiêu phương tiện, bao nhiêu tuyến giao thông, bao nhiêu thời gian, công tác bảo đảm…đâu phải chỉ một hai giờ, một hai ngày. Chuyện động trời như thế đâu phải như cái kim dấu trong bọc mà người dân không hay biết.
-Đỉnh Mẫu Sơn đâu phải là nơi có thể đưa xe chuyên dụng lên truy đuổi người.
       Sơ sơ như thế để thấy rằng vở kịch được dàn dựng rất vụng về, chẳng khó gì để nhận ra sự bịa đặt. Nhưng vì tâm lí tò mò, chạy theo những luồng thông tin khác lạ, muốn thể hiện “ cái tôi” tỏ ra là người hiểu biết, lại thiếu bản lĩnh nên không ít người đã mù quáng tin theo, mặc dù sự thật đã được các cơ quan chức năng kết luận công khai.
       Hùa theo sự bịa đặt, suy luận, phát ngôn theo kịch bản do kẻ xấu dàn dựng cũng đồng nghĩa với sự tiếp tay cho các thế lực chống phá đất nước, chống phá Quân đội.
 
Hoàng Văn Kính
CTV Trang TT&BT Trường Sơn

tin tức liên quan