Người nữ quân y Lê Thị Thảo, dự thi Hào khí Trường Sơn của Phương Liên

Ngày đăng: 07:08 08/01/2019 Lượt xem: 714

 

Bài dự thi : “Hào Khí Trường sơn”

 NGƯỜI NỮ QUÂN Y LÊ THỊ THẢO

                                
                    Ký của P
hương Liên

…Cái nắng đầu đông chưa đủ hong ấm những bông dã quỳ cuối mùa. Con đường tới nhà chị gần 50 km. Nhiều trận mưa bão năm nay để lại mặt đường không ít ổ voi, ổ gà. Hậu quả đường xuống cấp là do những xe trọng tải lớn chạy quá tải. xe đầu ngang, công nông cũng tha hồ nhào lộn nên khi đường hư ít cũng thành hư nhiều. Mùa khô thì bụi mù mịt không nhìn ra lối mỗi khi xe ô tô chạy qua.

 

Một năm có mấy lần gặp mặt, tôi lại được chứng kiến niềm kiêu hãnh trên từng gương mặt…Gian khổ ác liệt của chiến trường khắc lên bức tranh màu thời gian ở mỗi con người. Nụ cười của  các chị giờ méo mó bởi hàm răng cái thò cái thụt, cái còn cái mất.Vết chân chim như những hoa văn hằn sâu trên từng gương mặt.Song ánh mắt vẫn bừng sáng như cô gái thủa nào  trên tuyến đường trường sơn huyên thoại…

Suy tưởng mung lung về năm tháng đã qua, về người nữ quân y đội điều trị 83 tổng cục hậu cần, cục quân y. Xe dừng ngay trước cửa nhà chị mà đầu tôi vẫn ngổi ngang trăm mối. Điều đầu tiên khiến tôi vô cùng xúc động! không thể tin nổi vào mắt mình đó lại là người chị mà tôi gặp cách đây 5 tháng. Toàn bộ khuân mặt bong tróc như vảy cá, hai con mắt lờ đờ đưa qua đưa lại, hai vành tai bịt kín bằng giấy thấm nước, tóc cắt sát da đầu. Chị thấy có lời chào, cố mở to cặp mắt nhìn về phía tôi. Đột nhiên tiếng chị sang sảng “ Cô đấy ư! Cô thông cảm tôi không ngồi dậy được, nằm xuống cũng khó, dậy càng khó, toàn thân cũng vậy. Nhưng so với nỗi đau của thương binh ngoài mặt trận, người cụt chân, người cụt cả chân cả ta,. họ đau đớn vật vã… mình có thấm vào đâu …”

Chị nói một mạch như sợ lúc sau  quên mất. Tôi không ngờ trong khi chị đau đớn mà vẫn nghĩ tới đồng đội thương binh khi xưa phục vụ ngoài mặt trận …chỉ vậy đã đủ thấy cử chỉ cao đẹp của người nữ chiến sỹ quân y Lê Thị Thảo.

 

Chiếc quạt sưởi vừa lúc cúp điện, đôi tay gầy guộc chị sờ mép chăn kéo đắp thêm lên ngực. Tôi hình dung bàn tay ấm áp của người nữ chiến sỹ quân yxinh đẹp thủa nào, chăm sóc tận tụy từng thương binh. Tự nhiên lòng tôi như quặn thắt! tôi hít sâu một hơi thật dài rồi ngồi xuống ghế sát bên giường.Giọng chị vẫn đều đều có chút trầm hẳn xuống. Năm tháng gian khổ ác liệt của cuộc chiến chống đế quốc mỹ ngoài mặt trận Quảng Trị như hiện ra trước mắt tôi…

Tháng 12 năm 1965, ngày mà cô gái Lê Thị Thảo tròn tuổi đôi mươi, người con của miền quê xứ Đoài thơ mộng  đã trốn gia đình ra nhập quân đội từ bệnh viện Phú Xuyên nơi cô đang công tác.Trở lại với thời gian đó là năm 1963 chị Lê Thị Thảo có 3 tháng học  lớp y tá tại Vân Đình.Học xong chị được quyền tự chọn về bất cứ bệnh viện nào.Chị đã nói với tổ chức “ cho tôi nơi nào xa nhà, càng xa càng tốt…”Chị được điều về bệnh viện Phú Xuyên là huyện nằm  tận cùng phía đông nam tỉnh Hà Tây cũ nay là thành phố Hà Nội. Thời gian phục vụ tại bệnh viện, chị luôn là người gương mẫu hết lòng vì bệnh nhân. Bệnh viện đề nghị xét khen thưởng cho chị “ phụ nữ 5 tốt” nhưng chị dứt khoát không nhận. Ở đây chị thường trực ca đêm cho những chị em có gia đình được về nhà…

Vào một ngày có đồng chí tân binh phá bom nổ chậm, do trục trặc kỹ thuật, trái bom nổ. Toàn bộ phần ruột của đồng chí lòi ra ngoài ổ bụng, mọi người đang lúng túng chị nhanh tay dùng tấm chăn quấn bụng  và đưa đồng chí đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng 7 giờ tối đồng chí đã hi sinh. Y tá Lê Thị Thảo lúc đó khi tuổi đời còn rất trẻ đã chứng kiến sự ra đi của người lính trong tầm mắt.Chị suy nghĩ và đi tới quyết định sẽ trở thành chiến sỹ quân y. Người con gái của đồng bằng Bắc Bộ quê huyện Hoài Đức  cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội.Một vùng  trù phú thơ mộng, với đặc sản làm ngất ngây lòng du khách bởi hương rượu Cát Quế. Tôi hình dung cô gái xứ Đoài trong tà áo cánh  màu mận chín thắt đáy lưng ong,đôi chân trần thoăn thoắt khoác súng trường từ bãi tập về nhà trong ánh hoàng hôn còn đọng lại sau lũy tre làng.Khói lam chiều lan tỏa từ mái bếp nhà ai, đài tiếng nói Việt Nam vang lên từ trên ngọn cây cao bản tin “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc mỹ xâm lược”.

Đúng ngày 6-1-1966, chị tạm biệt quê hương, tạm biết đất Xã Hội Chủ Nghĩa hành quân vào nam,ngày nghỉ đêm đi.Tại bệnh viện Đồng Hới – Quảng Bình chị được bồi dưỡng 2 tháng về cấp cứu gây mê hồi sức.Nơi đây vô cùng ác liệt, máy bay mỹ ngày đêm trinh sát, chúng ném bom oanh tạc bất kỳ lúc nào xuống các điểmnghi ngờ có lực lượng của ta.Mọi hoạt động đều phải dưới hầm,thương binh ngoài mặt trận đưa về trong  điều kiện không có giường nằm, ngồi tựa lưng vào gốc cây, mưa thì che ni lông đêm ngày phải ngụy trang tránh máy bay của địch phát hiện đánh phá.

Từ Đồng Hới chị hành quân theo trung đoàn chiến đấu thuộc sư đoàn mệnh danh “ quả đấm thép”. Ngày nghỉ đêm đi, nước suối rau rừng, có khi mấy ngày không có hạt cơm, phong lương khô cầm hơi qua bữa.Mặt trận Quảng Trị A Sầu A Lưới thật sự vô cùng gian khổ ác liệt.Giữa ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, sự sống chỉ là trong gang tấc với người lính. Những trận càn của địch, chúng dùng mọi thủ đoạn để nhằm tiêu diệt bộ đội ta.Hỏa lực của mỹ từ ngoài biển, trên không, mặt đất ngày đêm dội xuống mảnh đất Quảng Trị. Nữ quân y Lê Thị Thảo,chị từng cõng thương binh từ ngoài mặt trận về nơi điều trị dưới làn bom đạn kẻ thù.Những trận thắng lớn vang dội cả hai miền Nam Bắc của quân đội ta trên chiến trường,song sự hi sinh mắt mát đáng tiếc vẫn không thể tránh khỏi,chiến tranh điều gì cũng có thể xảy ra. Chính ủy Đoàn Khuê quân khu tiền phương đã nhiều lần chứng kiến nữ quân y Lê Thị Thảo gan dạ kiên cường dưới làn bom đạn dìu thương binh băng bó, cắt nẹp quần áo để cứu đồng đội.Có trường hợp chị vừa đưa kéo cắt phanh áo đồng đội  để băng bó, toàn bộ ruột gan tim phổi bày hết ra ngoài, đồng chí hy sinh trên tay nữ quân y.Đau lòng lắm! nước mắt cứ chảy vào trong tiễn đưa đồng đội. Có hố chôn 2 người vì chưa kịp đào, đất boxit cứng, xẻng cá nhân, phần sợ lộ,chôn vội, bia gỗ thì một thời gian mối xông, bia sắt mưa rồi cũng rỉ. Những trận càn của mỹ, máy ủi san bằng đất đá ( do đó việc tìm kiếm mộ liệt sỹ ngày nay rất khó khăn là vậy!)Ngày đêm mảnh đất Quảng Trị nóng bỏng dưới làn mưa bom bão đạn.

Cách một ngày chị chuyển thương binh một lần ra đội điều trị 43, mỗi lần chị phụ trách 4 xe, ngày ngụy trang bảo vệ thương binh, đêm đến đối phó với đèn dù pháo sáng của giặc mỹ thả xuống rõ từng con đường mòn. Vừa gặp nhau hỏi quê quán, nhận đồng hương tới đêm đã hi sinh. Việc địch vây càn để chống lại thế tấn công của quân ta rất gắt gao. Đói khát là vậy nhưng việc bảo vệ thương binh, giữ bí mật đơn vị bảo toàn lực lượng là hàng đầu.Việc tải thương ngày một khó khăn địch ngày đêm tung thám báo mặt đất.Tải thương phải qua sông qua suối, qua cầu treo ngọn cây, thương binh sống cũng đưa đi, hi sinh ngang đường  vẫn phải đưa đi, kiên cường bám trận địa, chị có nhiều lần cận kề cái chết, nhưng vẫn bảo vệ thương binh tới nơi an toàn.

Năm 1968 Lê Thị Thảo được phong danh hiệu “chiến sỹ thi đua” về dự Đại Hội toàn quân. Mọi người đề nghị chị phát biểu chị nói : “ có gì cần phát biểu đâu, đó là nhiệm vụ mà”

Năm 1969 sang 1970, chị có liên tục thời gian 4 năm ngoài mặt trận. Phải nói đó là mốc lịch sử cam go giữa ta và địch trên chiến trường.Quảng Trị là một trong những chiến trường đẫm máu nhất của chiến trường miền nam. Nhưng thắng lợi vẫn thuộc về cuộc chiến chính nghĩa.

Đội  điều trị 83 nằm tại Tây Trị Thiên ( 1965 do đồng chí  Nguyễn Bá Đạt làm đại đội trưởng, đồng chí Nguyễn Huy là chính trị viên) nữ quân y Lê Thị Thảo  đón nhận thương bệnh binh từ B1, B2, B3 chuyển ra theo đường bộ, chị Thảo là một trong những tấm gương  làm việc quên mình hết lòng vì thương bệnh binh.

Cuối năm 1969 chị được tổ chức điều về Bắc và cho đi học y sỹ.Sau đó chị được phục vụ tại viện 109 – Vĩnh Yên.Ở đây chị phụ trách 170 thương binh, trong đó có số nghiện ma túy.Chị lại trải qua  những tháng ngày vô cùng gay go, viện trưởng Lê Đức Hiền  tin tưởng vào khả năng thuyết phục của chị, nhiều đêm chị phải thức  canh nhóm nghiện đến 2 giờ sáng, tiêm thuốc xong và khống chế họ về nơi quy định.Nhóm này có tàng trữ cả lựu đạn, mìn kíp, dao găm.Chị đã có biện pháp cứng rắn, phần dọa nạt, phần động viên thuyết phục, kết quả giải quyết được nhóm ma túy nghe theo.Chị nghĩ “chiến trường không chết dưới tay kẻ thù, chẳng lẽ giờ đâymình lại sợ chết …”

Đại úy Lê Thị Thảo là người  nữ chiến sỹ kiên cường dũng cảmtrong chiến đấu, bình dị khi về với đời thường, thương yêu đồng chí đồng đội, tuy tuổi cao nhưng chị không ngại tham gia mọi hoạt động đoàn thểcủa địa phương.  Người phụ nữ  đáng tin yêu  và quý trọng, tấm gương sáng của nữ chiến sỹ trường sơn Hội truyền thống trường sơn huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng.

Để thay cho lời kết trong bài viết, tôi xin được mượn vần thơ của cố nhà thơ Tố Hữu bằng tứ thơ : Từ Ấy

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa ra

         Rất đượm hương và rộn tiếng chim…”




Hình ảnh nữ chiến sỹ quân y Lê Thị Thảo
Hiện nay đang sống tại xã Hoài Đức – Lâm Hà – Lâm Đồng



 


Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Liên

Năm sinh: 1953

Địa chỉ: Quang Trung I- Gia Lâm – Lâm Hà – Lâm Đồng.

Số ĐT: 0977389229

Mail : phuonglients559@gmail.com


 

tin tức liên quan