Kỷ vật". TG Bùi Văn Hoằng

Ngày đăng: 10:45 06/02/2022 Lượt xem: 535
--------------------------------------------------------

KỶ VẬT
 
   Vừa đến đầu làng gặp ngay ông Đỗ, Ông chính là lái xe Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
    Tôi chưc kịp dừng xe, thì ông Đỗ đã nhanh miệng:  Ối giời ơi sao hôm nay Rồng lại đến nhà tôm thé này !
-  Rồng với tôm cái gì, tôi nghe nói ông sưu tập được bộ đồ cổ thời đánh Mỹ nên rẽ qua xem thật hư thế nào  !
-  Thôi  đến nhà uống nước đã, chuyện đâu còn có đó mà.
-   Bước vào sân nhà ông tôi đã choáng ngợp với bao thứ  được gọi là đồ sắt vụn, nào là xe cải tiến, máy vò lúa, xe máy cũ, máy tính, đầu đĩa cả dàn Karaoke…
-   Ông tha những thừ này đầu về mà lắm thế ?
-  Ông thủng thẳng, trông nó cũ kỹ, sắt vụn thế thôi nhưng tiền cả đấy ông ạ !
Vào trong nhà ông lấy bộ ấm chén ra đặt lên cái bàn kê gọn góc sân dưới tán cây nhãn đã già nua.
-  Pha ấm nước xong, ông rót ra hai chén, hương thơm từ vị chè Thái ướp sen bốc lên thoảng thoảng.
-   Nhấp ngụm nước, ông thủng thẳng :
   Năm 1970 nhập ngũ, sau khi huấn luyện tôi được  chuyển đi học lái xe, lúc ấy chỉ được tập lái  hơn một tháng  rồi  ôm vô lăng vào chiến trường. Những năm tháng sau đó cứ  đường Trường Sơn mà lăn bánh,  thời kỳ nào máy bay đánh phá dữ thì ngày ngủ đêm đi.
-  Sau giải phóng được điều về trường lái một thời gian, sau đó chạy miết tuyến  Hà Tĩnh đi cửa Khẩu Cầu treo.
   Năm 1978 tôi xuất ngũ về địa phương, đi xin việc chẳng chỗ nào nhận nên đành trở về với  mấy sào ruộng khoán vậy.
-  Thế ông  trở thành cái nghề  sắt vụn này từ bao giờ ?
-  Như ông cũng biết đấy, anh lính trở về thì có việc gì không làm được,  nói chung việc gì kiếm sống là làm tất.
-  Làm nông nghiệp có phải lúc nào cũng bận đâu, chỉ động vụ chí kỳ khi cấy hái thôi. Sau đó thì lang thang khắp nơi tìm việc làm, kể cả bốc vác thuê….
-   Một lần tôi có ông bạn cùng đơn vị quê tận Thạch Thành rủ lên chơi,  nấn ná mãi rồi đánh liều đi một chuyến. Lần ấy lên chơi  khi đi dọc đường thấy nhiều thứ  đồ dùng bỏ đi lãng phí quá.  Tôi mạnh dạn  thu gom một ít đem về thế là cũng có lãi.  Một vài lần đi rồi thành quen, từ đó  khi rỗi rãi tôi  phóng xe đi khắp nơi nào Hà Trung, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc,  Thạch Thành … Đi như vậy nên  nhiều hôm cũng  tìm sưu tầm được một số đồ vận dụng của anh em chiến binh mình dùng trong thời kỳ chiến tranh.
-  Như ông thấy đấy nào là Bi đông, Dao găm, ca uống nước gò bằng ống đạn Rốc két, lược Đuya ra, dây thắt lưng, Mũ cối… khi sưu tầm được tôi có ý định tìm kiếm thật nhiều và sẽ bố trí một gian trưng bầy hiện vật chiến tranh tại nhà đó.


Một góc trưng bày kỷ vật chiến tranh của ông Đỗ
 
-  Trầm ngâm một lát ông kể:  Tháng 2 năm 1971 khi đoàn xe của đơn vị chúng tôi đang trên đường vận chuyển hàng vào mặt trận đường 9. Khi qua  ngã ba Dân Chủ chừng 15km, thì chúng tôi bị máy may bắn Roocket chặn đường. Hai xe đi đầu do Linh và Thắng lái bị bốc cháy, Thắng bị thương  máu ra nhiều  chúng tôi khẩn trương băng bó cầm máu rồi đưa Thắng đi trở lại tuyến sau. Trên đường  đưa Thắng đi đến trạm phẩu để điều trị, Thắng bảo tôi, trên ca bin xe tớ còn một bi đông đầy nước, nếu không bị cháy cậu nhớ lấy mà dùng, rồi cất giữ nếu mình có sao cậu đem về hộ tớ nhé !
-  Cậu yên tâm rồi sẽ ôn thôi mà, thế nhưng vào Trạm phẫu  Thắng đã không qua khỏi vì máu mất quá nhiều. Thắng hy sinh sau đó một ngày đêm.
-  Giữ lời với Thắng, khi trở lại may mà cái bi đông văng ra ngoài nên không việc gì. Tôi đã đem chiếc bi đông đi khắp mọi nẻo đường và sau này về tận quê nhà đó. Chiếc bi đông được trao cho mẹ Thắng, cụ gìn giữ bao năm nay,  ngày cụ về với tổ tiên, tôi đã nói với gia đình anh em nhà Thắng xin được  lưu giữ ở đây.
-   Vậy khi ông đi và gặp được các kỷ vật thời chiến tranh, thì người thân hoặc chủ nhân của các kỷ vật có  yêu cầu gì không ?
-   Kể ra cũng không dễ mà cũng chẳng khó khăn gì, đa phần chủ nhân họ đều ủng hộ việc tôi làm. Tuy nhiên cũng có không ít người không thông cảm mà còn thế nọ thế kia !
-  Có nghĩa là họ trả treo giá cả phải không ?
-  Cũng  có thể là thế !
-  Ừ !  tại họ thấy ông đi mua các đồ đồng nát mà.
-   Xét cho cùng thì tất cả các thừ ấy có thể nói là đồ đồng nát thật, tuy nhiên  với người lính chúng ta mới thấu hiểu giá trị những kỷ vật đó. Còn mọi người bình thường chỉ cho là thừ bỏ đi.
-  Đúng thế ông ạ, thời chiến tranh tất cả những vật dụng ấy đi theo những người lính ở khắp các chiến trường. Kể cả các mặt trận đánh máy bay Mỹ ở miền Bắc, thậm chí còn đánh đổi bằng máu xương nữa chứ ! Vậy nên bây giờ những kỷ vật ấy được lưu giữ thật đáng quí biết nhường nào !
-  Vậy ông định khi nào khai trương gian kỷ vật chiến tranh ?
-  Nhấp ngụm nước nhìn tôi ông cười, cái đó còn tùy nếu thời gian tới sưu tầm được kha khá, tôi sẽ triển khai khi ấy ông cố gắng lên đây dự cho vui nhé !
-  Nhất định rồi!  Tôi chúc ông sẽ sưu tầm được thật nhiều kỷ vật, có một gian trưng bầy để đồng đội khắp nơi tụ hội về đây ôn lại một thời xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước !
 
Bùi Văn Hoằng
CTV Trang TT&BT TS
 
 
tin tức liên quan