GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
Trần Khởi có 10 năm sống và chiến đấu trên chiến trường ( 1967- 1975).. Anh từng là chiến sỹ Công binh thuộc C2. D31, BT32, Đoàn 559 - Nơi Bố đẻ của anh ( ông Trần Văn Khôi) làm Chính trị viên Tiểu đoàn và sau đó ông làm Chủ nhiệm chính trị Binh Trạm 32. Vốn không thích nương nhờ bóng Bố, anh xin ra trực tiếp chiến đấu tại cao điểm Văng Mu - Nơi giặc Mỹ gọi " yết hầu con đường Trường Sơn". Đây là túi bom, tọa độ lửa mà không quân Mỹ tạo ra để ngăn chặn sự chi viện cho chiến trường miền Nam…
Những năm tháng chiến trường đã đễ lại trong anh biết bao nhiêu ký ức, bao kỹ niệm chẳng thể nào quên. Gần đây nhất Trần Văn Khởi cho ra mắt bạn đọc tập truyện ký " Cha và con lính trận" được NXBHNV ấn hành và được NXB Nhân Ảnh Uynecom USA tái bản và giới thiệu trên mạng Amazon toàn cầu, được bạn đọc trong ngoài nước, đặc biệt giới phê bình văn học khen ngợi.
" Cha và con lính trận" - Cuốn sách phủ đầy 289 trang với 26 câu chuyện kể theo thể loại truyện và ký phản ánh chân thật hùng hồn sinh động cuộc sống chiến đấu và tình cảm đẹp đẽ của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt là khắc họa hình ảnh của cán bô và chiến sỹ trên chiến trường Trường Sơn đầy ác liệt để rồi có được một huyền thoại của con đường mang tên Bác kính yêu – Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh.
Ban Biên tập Báo Điện tử Trường Sơn đang lần lượt giới thiệu tới các đồng chí và bạn đọc 26 câu chuyện kể trong cuốn sách " Cha và con lính trận" của tác giả Trần Văn Khởi.
Xin trân trọng.
CỔNG TRỜI - MỘT THUỞ
Truyện ký của Trần Khởi
Những tia chớp nhì nhằng, xanh lè ma quái, những tiếng nổ long trời lở đất xé rách cả màn đêm, cháy rực, tím bầm cả một khoảng trời phía trước . ..
Tôi và ông cụ cùng các Chiến sỹ Công binh trạm bãi Dinh chôn cất người công vụ của Ba tôi bên phía phải ngả ba đường xong xuôi. Người Liệt sỹ đó tên là Cừ quê Hà Tĩnh, anh hy sinh ngay trên thùng xe, khi đoàn xe đang trong đêm mò mẫm đi qua tọa độ lửa Truông Bồn, khi mà đoàn xe cao xạ pháo ZN3 trên đường hành tiến để lật cánh sang phía tây Trường Sơn vào Nam. Họ đang tiến thoái lưỡng nan, đã có đến 5 xe cháy, đường độc đạo gồ ghề một chiều đành cam chịu đưa lưng chịu hứng bom đạn thù dội xuống. Khi mà ông Cụ nhà tôi và và ông Trung đoàn trưởng Cao xạ pháo đi đến một quyết định táo bạo: - Quyết mở đường máu cho đoàn xe bằng cách vừa hành tiến vừa dương nòng pháo lên đánh máy bay thù và có lẽ anh công vụ đáng thương của Ba tôi hy sinh trong lúc ấy. Tội nghiệp cho anh ta, ra đi chẳng ai hay biết, chẳng có lời trăng trối nào gửi lại vì anh ta ngồi một mình sau thùng xe mãi vào đến đất Quảng Binh mới phát hiện và ông cụ nhà tôi cũng bị một mảnh đạn găm vào đùi, máu chảy ướt cả quần may thay vẫn còn đi lại được.
Đắp mộ cho Cừ, cắm mấy nắm mua rừng, gửi anh ở lại nơi núi rừng miền tây Quảng Bình quê hương. Cha con nuốt thầm nước mắt, lại vội vã lên đường ...
Ông Tiểu đoàn trưởng Công binh cầm bức điện đợi ven đường nói với Ba tôi : " - Có lệnh của Thủ trưởng Đồng Sỹ Nguyên đồng chí ở lại ngay khu vực hang đá Cổng Trời, đêm nay sẽ có xe Binh trạm ra đón. Nếu còn thời gian đồng chí hãy quay lại kiểm tra tổng kho Bãi Dinh, có tình hình gì báo gấp ... ". Ông ta chỉ tay : " - Cổng trời đó !... " Cổng Trời trước mặt kia kìa !! "
Dưới ánh pháo sáng đèn dù của máy bay giặc Mỹ, Cổng Trời hiện lên rõ mồn một như ban ngày, giữa vùng đồi núi đại ngàn thâm u có 2 khối đá lớn chụm đầu vào nhau sừng sững hiên ngang, bất chấp bom đạn thù. Mình ngẫm nghĩ: - Sao nó giống hình ảnh cha con mình đến vậy ? Cha con mình sao sướng thế ! Cùng được đi lên trời thật ư !....?...?
Máy bay thù tìm tòi soi mói quyết săn đuổi đoàn xe Cao xạ pháo đang trên đường hành tiến, bom đạn cày ủi xé nát Cổng Trời . Đồi núi ngả nghiêng, chao đảo, cây cối đất đá ngổn ngang, mùi cây cháy hăng hắc, khét lẹt....
Một người lính Công binh khuôn mặt vương mùi khói đạn dẫn cha con tôi xuống hầm tránh mấy loạt bom tọa độ.
Hang đá nằm ngay dưới chân khối đá lớn phía phải Cổng Trời, hang cũng chứa được trên 10 người. Trong loạt bom xé trời, tiếng nổ đanh đến long óc, ông ôm chặt tôi vào lòng thì thầm : " - Con đừng sợ, nó đánh không trúng đâu ! " . Tôi sợ thật mà ! Chẳng ngoa đâu, vì mới 17 - 18 tuổi đầu, còn ngây ngô vụng dại, chưa có được một ngày huấn luyện trong quân ngủ lại theo cha ra chiến trận, mới chân ướt chân ráo lại ném vào nơi trọng điểm ác liệt này làm sao lại không sợ được. Sợ quá đi chứ ! Đường lên trời đâu chẳng thấy, lại thấy ngồi trong cái hang tăm tối, ngột ngạt, tun hút như đường về âm phủ .
Thấy mấy người lính lại sầm sập kéo vào hang thêm 2 xác tử sỹ, máu mê bê bết, máu chảy lênh láng cả hầm.Ba tôi giục cậu Y tá : " - Tiêm cầm máu ngay ! ..." . Người Y tá lom khom dọi đèn banh mắt họ ra rồi thất vọng ngẩng mặt nói với ông cụ nhà tôi : " - Chết hết rồi Thủ trưởng ạ!.... " . Ông cụ thở dài xót xa .
Bom lại thả mịt mù đồi núi. Cổng Trời rùng rùng rung chuyển, tưởng chừng bay lên trời, cha con tôi cũng tưởng được lên trời, Cổng Trời như vỡ vụn ra và sập xuống . Một người lính xầm xí to nhỏ gì đó với ba tôi. Ông cụ lại quay sang nói với cậu y tá : " - 2 đồng chí hãy ngồi đợi đây !... sáng mai đơn vị sẽ cho người ra khâm liệm chôn cất tử sỹ , tôi phải đi có việc gấp.Tôi buồn giục : " Ba thả con đây à ? - Ba nhớ đi mau về nghe !.... "
Hai anh em ngồi canh 2 xác tử sỹ suốt đêm, người lảo đảo, ớn lạnh như ma nhập, ngóng đợi ông về nóng đến cả ruôt, tưởng đi đâu hóa ra ông sang kiểm tra tình hình kho trung chuyển Bãi Dinh mới vừa bị bom đánh chiều nay.
Đến nửa đêm thấy ông mò về, mặt mày nhem nhuốc và bảo : " - Cháy hết rồi ! Bom đánh trúng kho ! ". Thấy ông về, mình mừng rơn lại òa lên khóc . Ông cười trêu : " - Xấu chưa tề ! Bộ đội cụ Hồ ra trận mà lại khóc "
Trời mưa tầm tả, mưa sướt mướt, suối khe nước chảy ào ào, mưa thè lưỡi liếm vào các ta luy đường làm con đường thoi thóp, ngắc ngoải sut lở hết chổ này đến chổ khác. Các anh Công binh dẫn cha con mình sang một cái hầm đất đối diện với cổng trời, cách Cổng Trời chỉ vài chục mét. Hầm ngập nước ngang bụng, hai cha con thay nhau tát nước, nhưng bom lại đánh, đành phải lội ào xuống ngâm mình suốt đêm để chờ xe Binh trạm .
Đợi suốt đêm chẳng thấy xe Binh trạm đâu, đang loay hay thì có một chiến sỹ đến báo :
" - Đường qua đèo Mụ Dạ bị tắc, xe cháy nhiều, địch lại thả bom nổ chậm, đơn vị Công binh đang tháo gỡ cho nên Binh trạm không thể cho xe sang đón được, Thủ trưởng tự quyết định lấy.... ! "
Trời vừa sáng, hai cha con như con lật đật loăng quăng lại dắt dìu nhau chạy như bay qua trọng điểm trong tiếng bom gào đạn hú, để lại đằng sau môt cổng trời sửng sững hiên ngang bất chấp bom đạn thù. Một Cổng Trời với hai khối đá lớn chum đầu vào nhau như hình bóng 2 cha con mình trên Trường Sơn vạn dặm .
Cổng Trời - Ảnh minh họa
50 năm được trở lại Cổng Trời, lòng bâng khuâng, thương nhớ, bồi hồi , xúc động vô cùng tận .
- Cổng Trời còn đó ! - Hang Cổng Trời còn đây ! - Hai khối đá vẫn chụm đầu vào nhau như hình bóng cha con mình của cái đêm bom đạn dầm dề ông ôm chặt mình vào lòng và giỗ gjành :
" - Đừng sợ ! Đừng sợ con !! Chúng đánh chẳng trúng đâu ! ....Miền Nam đang thắng lớn ! Ngày mai thống nhất con về học lại...... " .
Nhìn sang khối đá phía phải cách cái hầm cha con mình cùng ngồi năm xưa khoảng vài mét người ta xây một cái bệ bằng xi măng nghiêm chỉnh và gắn lên đó một tấm bia có dòng chữ trang trọng :
" - Di tích lịch sử cấp Quốc gia đường mòn Hồ Chí Minh... Cổng Trời nằm trong cụm 4 trọng điểm: - Cổng trời - Đèo Mụ Dạ - Bãi Dinh - La Trọng mà từ năm 1965 - 1973 máy bay giặc Mỹ đánh phá hết sức ác liệt ... "
Và phía dưới chân tấm bia có đặt một bát hương, khói hương còn lãng đãng bay giữa chiều Đông lạnh giá của xứ đại ngàn thâm u cô tịch .
Mình bâng khuâng, thảng thốt rồi òa lên khóc !!... Ba ơi !!...Ba ơi !!... thằng Khởi con yêu của Ba đây nè !... Nó đang đứng trước Cổng Trời ngày nào đây nè !!...