Lực lượng xe thồ, thuyền nan vào chiến trường
Năm 1965 đến quốc Mỹ điên cuống leo thang đánh phá miền Bắc, hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Nhân dân Thanh Hóa với truyền thống Điện Biên Phủ năm xưa, lại một lần nữa góp sức cùng nhân dân cả nước.
Với hàng ngàn xe đạp thồ được huy động vào đường Hồ Chí Minh vận chuyển hàng hóa, lương thực, đạn dược vào chiến trường. Cùng với lực lượng xe thồ trên Trường Sơn, thì hàng vạn thuyến nan cùng xuất bến ra tiền tuyến.
Tháng 11/1968 Trung ương giao nhiệm vụ cho Thanh Hóa chi viện cho chiến trường một khối lượng lớn hàng hóa, trong đó cần phải huy động hơn 30.000 tấn phương tiện vận tải. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã giao nhiệm vụ cho ngành giao thông Thanh Hóa, bằng mọi biện pháp phải huy động được phương tiện vận tải để phục vụ kịp thời cho chiến trường. Sau đó ngành giao thông đã huy động 4.000 xe đạp thồ của 13 huyện, cùng với 10.000 xe đạp thồ do Trung ương cấp.
Đồng thời mở ba công trường khẩn trương đan thuyền nan bằng vật liệu tre, nứa có sẵn trong tỉnh. Lãnh đạo ngành đã đi xuống tận cơ sở tìm chọn 1.600 cụ ông có tay nghề giỏi, có sức khỏe tốt ở ba huyện có thuyền nan truyền thống, để đan thuyền. Như vậy ngoài 300 xe ô tô vận tải do Trung ương cung cấp, thì Thanh Hóa có thêm binh đoàn xe thồ mang tên Điện Biên, một binh đoàn thuyền nan mang tên Lam sơn ra chiến trường.
Hai lực lượng vận tải chủ công này được huy động hàng vạn tay lái xe thồ, hàng ngàn thủy thủ thuyền nan có kinh nghiệm. Đoàn thuyền nan căng buồn vượt 200km đến 300km từ Thanh Hóa vào Bến Thủy, rồi đi tiếp vào cảng Gianh, Quảng Bình, rồi đi tiếp vào thác Tre tập kết hàng.
Ngoài ra một đội cảm tử của Thanh niên xung phong hỏa tuyến với hơn 200 người được thành lập. Đi theo đường sông từ tây nam Thanh Hóa tập kết ở cửa Hội Nghệ An, từ đây đoàn thuyền nan vượt biển vào cảng Nhật Lệ Quảng Bình.
Trên đường đi có biết bao câu chuyện cảm động và anh hùng đã xảy ra. Đó là khi đi qua vùng biển Đèo Ngang, sóng gió nổi lên, nhiều chiếc thuyền ngả nghiêng, va đập, nhiều anh em thủy thủ đã nhảy xuống biển dìu thuyền để khỏi bị va đập vào đá., khiến mình bị thương. Đoàn vận tải xe thồ đi theo đường 16A, biết bao gian khổ để vượt đèo 1001, nhiều khi gạo, hàng hóa phải cõng trên vai, rồi theo dòng sông Xê Păng Hiêng tới Xê Pôn.
Như vây trong bốn năm, ngành giao thông vận tải Thanh hóa đã vận chuyển hàng hóa vào chiến trường miền Nam và đi tuyến C giúp nước bạn với tổng khối lượng lớn hàng hóa. Như vậy trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đến quốc Mỹ, Thanh Hóa đã hứng chịu hàng trăm tấn bom đạn các loại và hơn hai mươi ngàn quả đạn đại bác của tàu chiến từ ngoài biển bắn vào
Với truyền thống yêu nước của nhân dân, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ đã giúp nhân dân ta vượt lên để chiến thắng kẻ thù. Đồng thời đã chứng minh lòng dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo, để vận dụng từ những chiếc xe đạp thồ, những chiếc thuyền nan tạo thành sức mạnh tổng hợp chiến thắng quân thù. /
Bùi Văn Hoằng
Hà Bình-Hà Trung-Thanh Hóa
Email:hoang1592@gmail.com