Những ngày cuối cùng của Nguỵ quyền Saì Gòn - Ký ức: Nguyễn Huy Chương

Ngày đăng: 08:29 27/04/2024 Lượt xem: 124
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA NGỤY QUYỀN SÀI GÒN
   TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM THÁNG 4/1975
 
       Ngay từ trước ngày mở màn chiến dịch lịch sử mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc. Trong khí thế tiến công đánh địch như vũ bão của các đoàn quân thần tốc, tiến về Nam giải phóng Sài Gòn “một ngày bằng 20 năm”.               
         Sự biến cố, nhìn thấy sự rệu rã, lung nay báo hiệu cho sự sụp đổ của chính phủ Việt Nam Cộng hòa (ngụy quyền Sài Gòn); được bắt đầu từ ngày 21 tháng 4/ 1975. Đó là khi các tuyến phòng thủ Phan Rang và Xuân Lộc lần lượt sụp đổ. Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức và bay sang Đài Loan nhường lại ghế Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cho Trần Văn Hương. Người Pháp vẫn tin rằng, họ có thể dàn xếp được một giải pháp chính trị. Tại Pa ris, ông  Jean Sauvag nargues, Bộ trưởng ngoại giao Cộng hòa Pháp đã nhiều lần triệu kiến đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Ba; và Trưởng đoàn đại diện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Nam Việt Nam Võ Văn Sung đến trụ sở Bộ Ngoại giao; để tham vấn và liên tiếp đưa ra các đề nghị về một giải pháp chính trị Tại Sài Gòn. Ngay khi bắt đầu chiến dịch di tản người Mỹ khỏi miền Nam, đại sứ Hoa Kỳ Martin cũng tìm gặp trao đổi với đại sứ Pháp Jean Marie Merillon về khả năng mở ra một giải pháp chính trị. Ngày 21 tháng 4, hai ông này đã gặp Nguyễn Văn Thiệu để bàn về việc đưa Dương Văn Minh lên ghế tổng thống. Nhưng Nguyễn Văn Thiệu lại yêu cầu "làm đúng Hiến pháp". Điều đó có nghĩa là Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ lên thay. Và cả hai vị đại sứ Hoa Kỳ và Pháp chấp nhận một giải pháp trung gian với chức vụ thủ tướng được trao cho Dương Văn Minh. Mặc dù không thể lật ngược dược tình huống, nhưng việc chậm trễ khi đưa ông Dương Văn Minh lên ghế tổng thống đã không cho các quan chức CIA ở Sài Gòn thêm bất cứ một cơ hội nào để thực hiện một giải pháp thương lượng. Trong lúc vội vã tìm kiếm sự ủng hộ của "lực lượng thứ ba", để làm một giải pháp thương lượng. Ngày 28 tháng 4, ông Dương Văn Minh đã bổ nhiệm ông Triệu Quốc Mạnh là người được phía Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cài vào "lực lượng thứ ba"; vào chức vụ Giám đốc Cảnh sát Đô thành. Lấy cớ thực hiện ý định của tổng thống, ông Mạnh đã giải tán các phòng cảnh sát đặc biệt; các bộ chỉ huy cảnh sát các quận và các tổ chức cảnh sát ở cơ sở. Ông còn lệnh cho các đồn cảnh sát không được nổ súng và cho phép các sỹ quan cảnh sát được về nhà để lo cho gia đình. Những hoạt động của ông Triệu Quốc Mạnh, đã vô hiệu hóa gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát tại Sài Gòn từ ngày 29 tháng 4. Lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh và lời chấp nhận đầu hàng của đại điện QĐNDVN.
       19 giờ ngày 28 tháng 4, ngay sau khi tân tổng thống Dương Văn Minh vừa thu âm xong bản tuyên bố của mình; với yêu cầu cả hai bên ngưng bắn. Thương lượng để bàn giao chính quyền thì ông Vanussème, tùy viên quân sự và an ninh của Đại sứ quán Pháp tại Sài Gòn xuất hiện. Ông này yêu cầu ngưng phát cuộn băng và đưa ra một đề nghị; khiến ông Dương Văn Minh cũng phải kinh ngạc, vì sợ mình nghe nhầm. Đề nghị đó là: chính quyền mới do ông Dương Văn Minh đứng đầu hãy ra tuyên bố chống Liên Xô và kêu gọi Bắc Kinh can thiệp, ngăn chặn cộng sản Việt Nam tiến vào Sài Gòn. Ông ta nói có những nguồn tin ở Oashing ton, Pa rís và Bắc Kinh cho biết Trung Quốc không ủng hộ một thắng lợi hoàn toàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Vanusseme còn nói cứng: "Trung Quốc sẽ vào và các ông sẽ đứng vững". Tuy nhiên, do không biết thực hư ra sao nên ông Dương Văn Minh đã lấy cớ không còn thời gian và Sài Gòn không có liên lạc trực tiếp với Bắc Kinh để từ chối đề nghị của Vanussème. Sau khi Vanussème đi khỏi, Dương Văn Minh tâm sự với mấy người thân hữu: "Mình đã bỏ Pháp đi theo Mỹ, bây giờ nó lại xui mình đi theo Tàu. Thật là chán quá".
        Vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 28 tháng 4, ông ra lệnh cho phát cuộn băng đã ghi âm với lời kêu gọi "những người anh em ở phía bên kia ngừng bắn; để thu xếp một giải pháp bàn giao chính quyền". Nhưng Đài phát thanh Hà Nội cũng như những đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở París, vẫn chỉ có một yêu cầu là phía Việt Nam Cộng hòa phải đầu hàng không điều kiện. Sau này, khi trả lời phỏng vấn của một số nhà báo tại Sài Gòn về quyết định đầu hàng ngày 30 tháng 4 của mình; ông Dương Văn Minh cho rằng: Sài Gòn và xã hội miền Nam đã mục ruỗng, nhất là càng về cuối thì tình hình càng trở nên hỗn loạn, không sao kiểm soát được... Trước sức mạnh vũ bão của Quân giải phóng, Quân lực Việt Nam Cộng hòa không còn đủ sức chống cự, chỉ có quyết định đầu hàng không điều kiện là điều hợp thời duy nhất mà thôi.
      Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch quân sự lớn nhất của QĐNDVN trong toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với sự tan rã hoàn toàn của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Kết quả của chiến dịch này là sự thống nhất, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền, vùng trời, vùng biển của Việt Nam sau hơn 100 năm bị nước ngoài xâm lược chiếm đóng và chia cắt. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, QĐNDVN đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng chủ lực, địa phương, cảnh sát thuộc Quân khu 3 của QLVNCH và lực lượng dự bị là tàn quân của Quân đoàn 1 và 2 của QLVNCH rút về, tổng cộng trên 45 vạn quân. Thu 500 khẩu pháo, hơn 400 xe tăng, xe thiết giáp, 800 máy bay, 600 tàu chiến, 270.000 khẩu súng các loại, 3000 xe quân sự và toàn bộ kho tàng. Trên phương tiện thông tin đại chúng, sự kết thúc chiến dịch này được truyền đi bằng một bức điện từ Bưu điện trung tâm Sài Gòn bởi một phóng viên UPI đến hơn 7500 máy teletype trên toàn cầu. Đằng sau bức điện đơn giản nhưng được cả thế giới quan tâm ấy là kết quả của một chiến dịch đã đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Việt Nam; một cuộc chiến mà vì nó, đã có hơn 360.000 người Mỹ thương vong, trong đó có 58.191 quân nhân chết. Phía Quân đội nhân dân Việt Nam có hơn 1,1 triệu quân nhân hy sinh, trong đó 300.000 người đến nay vẫn còn trong diện mất tích; 600.000 quân nhân bị thương, gần 2 triệu dân thường bị giết, hơn 2 triệu dân thường mang thương tật suốt đời; khoảng 2 triệu người bị phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại.
       Kỷ niệm 49 năm chiến thắng 30/4/1975. Ghi lược lại những tư liệu thông tin này để mỗi chúng ta càng tự hào và càng hiểu hơn về giá trị chiến công của toàn quân toàn dân ta; trong hơn 20 năm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, để có được cuộc sống như hôm nay.
 
                                                                        Phạm Huy Chương.
                                           (  Nguồn T/L tham khảo Viện KHQS Việt Nam.)
 
tin tức liên quan