"Tham mưu trưởng và tôi" - Ký ức chiến trường của Nguyễn Kim Chúc (Tiếp theo và hết)
THAM MƯU TRƯỞNG VÀ TÔI
(Tiếp theo và hết)
Những nẻo Đường chiến thắng
Địch tháo chạy khỏi Kon tum. Xe chúng tôi xuôi đường 14 vượt qua Đắc Tô, Tân cảnh, VÕ ĐỊnh vào thị xã. Đường xá cầu cống nhà cửa còn khá nguyên vẹn. Xe dừng lại trước dinh tỉnh trưởng. Tôi gặp lại nhiều người cũ- Các anh thuộc tỉnh đội Kon Tum- Những người cùng tôi làm quân quản Đắc pét và giữ vùng giải phóng sau 27-1-1973. Các anh tặng chúng tôi nhiều kính chắn bụi to bự tay bắt mặt mừng hoan hỉ.
Anh Quảng làm việc nhanh với quân quản thị xã, xin người dẫn đường tiếp cận với sân bay, kho xăng dầu, xe cộ địch để lại. Nhìn chung những thứ này chẳng giúp được gì cho quân ta cả. Chúng tôi vội vã lên xe xuôi về Play ku nơi đóng quân của quân đoàn 2 Ngụy.
Ở sở chỉ huy quân đoàn 2 ngụy đường xá nhà cửa cầu cống vẫn nguyên vẹn. Nhưng dấu ấn của việc vội vã, lục lọi, hôi của còn hiện hữu giấy tờ số sách vương vãi. Tôi vào khu hành chính cố tìm một tấm bản đồ địa hình ưng ý mà không tìm được. Bốn dàn rada Takan hiện đại vẫn còn đứng sừng sững lỗ chỗ vết đạn nhỏ. Chẳng thấy đơn vị nào quản lý dọn dẹp. Anh giục chúng tôi lên xe xuôi về Bầu Cạn. Những đồi chè quá lứa xanh tươi hàng lối đều tăm tắp . Bất giác tôi nhớ những đồi chè ở nông trường Mộc Châu những năm 1964 chúng tôi thường hành quân qua, tập chiến thuật, lập mạng đo đạc, tác nghiệp,xác định tọa độ. Ở Bầu Cạn cũng chả giúp được gì cho ta, đã đến lúc phải theo đường 19 kéo dài về với đội hình sư đoàn. Đoạn đường này đã lâu không sử dụng, đi được nhưng hơi khó một chút. Đi được một đoạn thấy một xe lật nghiêng do dính mìn địch. Nhìn phía trước dấu xe qua còn mới, yên tâm đi chắc không còn mìn nữa nhưng cũng còn chờn chợn đôi chút.
Về tới đường Đông Trường SƠn, ở trạm bảo dưỡng,ăn nghỉ giữa đường gặp lại tư lệnh trưởng Nguyễn Lạn và đội hình của sư đoàn bộ. Được lệnh vào Buôn Mê Thuật. Xe quay lại đường 14 xuôi về hướng nam. Đường rất tốt, nhiều đoạn dải nhựa phẳng lỳ xe chạy hết số hết ga. Hai bên đường xơ xác dấu ấn của cuộc tùy nghi di tản hỗn loạn của quân ngụy. Súng ống, quân trang,quân dụng vương vãi. Thỉnh thoảng lại bắt gặp một chiếc xe lật bên đường,khi thì GMC,đốt, jeep cao, jeep thấp, lambobolaanx các loại rơ mooc chở hàng, xe đẩy, xe ba gác… Xe qua Thuần Mẫn dấu ấn của cuộc giao tranh còn đó, cây cối bị cắt cành, cắt ngọn, nhà cửa đổ gục, mặt đất bị cày xới bởi bom đạn của cả hai phía.
Xe dừng lại trước doanh trại của sư đoàn 23 ngụy. Hàng chữ “ Sư đoàn 23 bộ binh” với tựa đề “ Nam chinh, bắc phạt, cao nguyên trấn” vẫn còn đó , chưa ai thèm gỡ xuống. Nhưng lá cờ đỏ xanh sao vàng đã được cắm lên tung bay trước gió. Bước vào bên trong cổng, một xác giạc queo quoắt chưa được thu dọn. Nhà cửa xem ra còn nguyên nhưng cửa ra vào, cửa sổ đã bị phá hoặc chỉ còn dính bản lề trên tường. Quân trang, quân dụng vương vãi, mùi xú uế bốc lên khó chịu. Tôi rẽ bên phải bước lên cầu thang. Trên tường khẩu hiệu “ Kỷ luật là sức mạnh của quân đội” sơn đỏ trên nền vàng đập vào mắt tôi. Tôi nghĩ : “ Vậy sức mạnh của họ ( quân ngụy) ở đâu mà lại thua nhanh như vậy” . Cái sư đoàn được mệnh danh “ Nam chinh bắc phạt cao nguyên chấn này” có đầy đủ các trung đoàn thiện chiến, đặc biệt là trung đoàn 45 và trung đoàn 53 được trang bị đến tận răng đồ Mỹ mà thua những đoàn quân nhân dân chân dép lốp, đầu đội mũ tai bèo,ăn lương khô, uống nước suối… Tham mưu trưởng ra lệnh tự tìm chỗ ngủ, phân công cảnh giới nghỉ lấy sức ngày mai tính tiếp. Tôi bước lên tầng vào một phòng, ở đây nhìn rõ khu thiết giáp, khu pháo binh phòng thủ thị xã. Trên bàn còn biển tên ghi rõ: “ Đại tá Nguyễn Thế Quang phó tư lệnh sư đoàn” .
Rất mệt, đặt mình xuống là ngủ. Tỉnh dậy trời đã sáng rõ, ngoài kia tiếng người huyên náo, tiếng dọn dẹp quét tước náo động. Thì ra đêm qua lúc tôi ngủ cũng là lúc đội hình sư đoàn bộ về tới. Tham mưu trưởng hình như thức suốt đêm đón tiếp phân vị trí cho các cơ quan sư đoàn. Tôi thu dọn, tìm về phòng ở của ban tác chiến. Vừa kịp đặt balô treo khẩu các bin lên cột, anh Quảng đã đến ra lệnh cho tôi : “ 30 phút nữa xe đón ở cổng” . Ăn vội bánh lương khô uống bát nước tạm biệt anh Thuần- Quê Hải phòng phó ban tác chiến tôi đi. Ở ban tác chiến anh Thuần là lính Giơ ne, rất thương vợ- cô Nga nào đó và hai con bán hàng mậu dịch thực phẩm ở Hải phòng. Anh rất giỏi bắt cá. Thời kỳ sở chỉ huy ở Phù Trường anh qui định cho chúng tôi mỗi người phải nộp 10 viên đạn sung ngắn. Thì ra đêm đến, anh xách thùng lương khô , đèn pin, sung ngắn ngược suối bắn cá ngủ. Có hôm anh mang về hơn yến cá. Anh Thuần luôn quan tâm tới tôi, anh dặn dò chu đáo trước mỗi chuyến đi của tôi. Anh coi tôi như đứa em út cần chăm sóc bảo vệ và tôi cũng rất quí và luôn làm thoe lời chỉ bảo của anh.
Ra cổng, tham mưu trưởng đã ngồi ở ghế, xe đã nổ máy tôi vừa đặt hai chân lên xe thì xe đã chuyển bánh nhằm khu thiết giáp, khu pháo binh yểm trợ thẳng tiến. Ở khu thiết giáp các đồng chí sư đoàn 316 đang chiếm giữ. Các đồng chí 316 tận tình đưa chúng tôi thăm từng khu trong căn cứ. Đưa chúng tôi đi là một đồng chí chắc ít tuổi hơn tôi, chân đi dép lốp áo ngoài quần, quấn hờ tấm vải dù ngụy trang. Nghe cách xưng hô của họ, tôi biết anh là tham mưu trưởng trung đoàn. Một thoáng ngạc nhiên trong tôi. Tôi cũng là lính cũ của 316 nguyên trung đội trưởng chỉ huy pháo 105 . Hỏi rõ hơn thì ra trung đoàn cũ của tôi cũng tham gia chiến dịch này. Trung đoàn trưởng là Hoàng cùng thời khắc thước, lập bảng bắn núi với nhau. Còn chủ nhiệm hậu cần 316 là Băng ; tiểu đội trưởng thông tin khi tôi là tiểu đội trưởng trinh sát cùng trung đội chỉ huy. Thì ra bọn đi B như mình “ kém tiến bộ hơn” bọn ở lại xây dựng hậu phương
Rời khỏi khu thiết giáp, khu pháo binh xe chúng tôi đi sân bay hòa bình- căn cứ của trung đoàn 53 ngụy. Gần tới sân bay yên ắng lạ thường, không thấy bóng của cả ta và địch. Chắc là khu vực rộng lớn mà lại giữa trưa nắng ít air a ngoài. Đi hết đường như nguyên vẹn, đến đoạn đường lỗ chỗ vết đào bới tôi đề nghị dừng xe đi bộ đề phòng còn mìn chống tăng. Kinh nghiệm ở Đắc Pét năm trước còn đó. Tôi và tham mưu phó Đỗ Hữu Tần vừa chuyện trò với các đồng chí công binh xong, vừa tiến lên phía trước khoảng 100m gặp chiếc xe ben chở đá cho công binh vá đường, còn vẫy tay chào hoan hỷ. Thế mà chỉ ít phút sau một tiếng nổ trầm , ngoảnh lại một cột khói đen xì bốc lên chiếc xe ben bị hất lật nghiêng. Tham mưu phó và tôi chạy lại xe dính mìn chống tăng của địch, đồng chí bị thương. Đồng chí phụ lái đã tắt thở máu me đầy người . Tham mưu trưởng Nguyễn Thuận Quảng đồng ý với đề nghị của tôi,đi bộ xem xét căn cứ địch.
Ngoài những căn cứ,sân bay, kho tang của địch trong thị xã Buôn Mê Thuật. Tham mưu trưởng còn đưa chúng tôi đi thăm các căn cứ ngoại vi đặc biệt là Đưc lập. Ở đâu anh cũng xem xét tỉ mỉ: dân tình, đường xá, nguồn nước, thổ nhưỡng, cách bố phòng của địch… Đi nhiều, xem xét nhiều là vậy nhưng kể cả sau này nữa chưa nơi nào được chọn chỗ dừng chân cho các tiểu đoàn, trung đoàn xe. Vì thời thế diễn ra mau lẹ, hôm qua còn phù hợp thì hôm nay chỗ ấy đã bị bỏ lại phía sau rồi. Nhất là khi có lệnh của đại tướng tổng tư lệnh: “ Thần tốc thần tốc hơn nữa ! Táo bạo, táo bạo hơn nữa !” Thì mặt đường là nhà , mặt đường là trạm bảo dưỡng, cung cấp hậu cần kỹ thuật,nhận lệnh, hội ý,sinh hoạt cũng trên đường. Tất cả trong cơn gió lốc nhằm Sài Gòn thẳng tới.
Sư đoàn bộ vẫn đóng trong khu sư đoàn 23 ngụy và các khu gia binh lân cận liền kề khu kho Mai Hắc Đề. Ngoài đường không ngớt tiếng động cơ của các loại xe. Mấy ngày nay mặt đường rung lên bần bật khi những đoàn xe xích, xe bánh lốp siêu trọng chạy qua; Nào xe tăng , xe thiết giáp pháo tự hành , pháo 130 ly, bệ phóng tên lửa và tên lửa nối đuôi nhau đi về hướng nam.
Lệnh đặc biệt đến 471: Dùng xe 471 chờ gấp 10 nghìn tấn đạn trọng pháo từ Đà Nẵng vào mặt trận. Thời gian quá gấp,đường xá chưa trinh sat được,ai cũng hiểu thực hiện lệnh này không dễ. Tham mưu trưởng được giao trực tiếp tổ chức chỉ huy thực hiện mệnh lệnh này. Anh xuống trung đoàn xe tổ chức thực hiện ngay. Bằng kinh nghiệm thực tế những năm vận tải trên tuyến, tài điều động, tổ chức đội hình, chọn lộ trình thích hợp anh đã thực hiện vượt mức thời gian vượt kế hoạch cung cấp đạn pháo lớn đủ dùng cho các cụm pháo chiến lược. Anh còn đưa về được chiếc xe hiệu Niva, nghe đâu của Ba Lan trông tưởng xe cứu thương hóa ra xe chờ người ngồi êm ra phết.
Những ngày anh đi Đà Nẵng phó tư lệnh Phạm lê Hoàng lại bảo tôi tháp tùng ông xem xét dân tình trị an. Ông người Cao Bằng là cascn bộ tiền khời nghĩa rất nghiêm với cấp dưới. Ông thuộc loại cán bộ mẫu mực trong giữ gìn quân phong quân kỷ. Một buổi sáng , sương mù còn chưa tan hết,ông cùng tôi bước sang bên kia đường khu nhà thờ Buôn Mê Thuật. Chưa bước chân vào khuôn viên nhà thờ đã có sáu người mặc áo tu hành đeo thánh giá ra mời chào vào nhà khách . Họ rót nước mời khách và bắt chuyện với chúng tôi. Một người chắc 40 tuổi nói chuyện với tôi.
- Chúng tôi biết chiến thắng sẽ thuộc về Miền bắc. Song chúng tôi không hiểu rồi đây chúng tôi có còn được nghe nhạc Phạm Duy và số phận của ông sẽ ra sao.
Tôi hiểu câu hỏi của họ chưa đựng nhiều hàm ý. Thời gian được nghe đài địch , những buổi phát thanh chiêu hồi ca từ của Phạm Duy mùi mẫn lắm không ngần ngại tôi đáp ngay:
- Tôi hiểu rõ câu hỏi của ông. Tôi phải nói rõ hơn mục đích của chúng tôi là độc lập dân tộc. Thống nhất đất nước. Ai phụng sự tổ quốc phục vụ nhân dân;vì nhân dân thì sẽ được ghi nhận và trọng dụng. Ai đi ngược lại thì sẽ bị đào thải. Cái gì có lợi cho dân,cho nước thì sẽ được giữ lại,cái gì không còn phù hợp sẽ phải bỏ đi,
Mới nói được có thế, phó tư lệnh đã đứng lên cáo từ ra về. Ông nhìn tôi rất nhanh. Tôi đoán ông sợ tôi non nớt dễ mắc sai xót. Ra khỏi khuôn viên ông hỏi tôi ngay họ hỏi gì và tôi đối đáp ra sao. Tôi thuật lại nguyên văn. Ông dừng lại ra vẻ tiếc rẻ và nói với tôi
- Sao cậu không nói cho họ biết nhạc sỹ Phạm Tuyên là con của Phạm Quỳnh. Phạm quỳnh phạm sai lần bị nhân dân xử lí . Còn Phạm Tuyên vẫn được trọng dụng là công dân tốt của chế độ.
Ông nói thế tôi còn biết nói sao. Hôm sau buổi giao ban phó tư lệnh nhắc lại cuộc gặp gỡ này và khuyến cáo mọi người phải thận trọng.
Phòng tuyến Phan Rang bị phá vỡ, địch co cụm tử thủ ở Xuân Lộc. Duyên Hải miền Trung hoàn toàn về tay mặt trận giải phóng. Đội hình của sư đoàn 471 cũng bị phân tán theo các hướng chiến dịch. Tham mưu trưởng Nguyễn Thuận Quảng lại chỉ huy đội hình tiền tạm về duyên hải miền trung. Tôi vẫn có tên trong đoàn. Lân này chiếc xe du lịch Niva trở đoàn đi. Chiếc Niva vào số theo đường 21 nhằm hướng đông mát ga lao nhanh. Đi được khoảng 10km chuẩn bị vượt đào phượng hoàng một ngầm nhỏ chắn ngang xe hăm hỏ lao sangđến giữa ngầm xe khựng lại không lao nổi. Mọi người qua đường xúm lại khiêng xe qua . Trong đám đông nhiều người đàn ông ăn mặc lộn xộn đồ ngụy không hiểu họ là dân hay tàn quân ngụy nữa. Chúng tôi cảm ơn họ vội vã lên xe qua đèo Phượng hoàng đổ xuống Dục Mỹ, Ninh Hòa.
Để lại phần lớn đội hình ở Ninh Hòa , xe ngược đường 1 về Quy nhơn nơi có phó tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài ở đó, để xin vị trí dừng chân cho sư đoàn. Ghé qua tỉnh đội biết được chỗ ở của phó tổng tham mưu trưởng xe thẳng hướng lao tới . Lúc này trời đã sang chiều nằng chói chang . Vừa tới vị trí làm việc của phó tổng tham mưu trưởng , trên trời ầm vang tiếng trực thăng bay thấp lướt về hướng sân bay. Phía ấy sung bộ binh nổ loạn xạ . Chúng tôi nghe rõ tiếng phó tổng tham mưu trưởng quát nạt qua điện thoại. Thì ra trực thăng chờ phi đội quyết thắng đáp xuống sân bay. Cánh bộ binh sư 968 nổ sung . Cũng may là không có hậu quả gì xảy ra . Anh Quảng vãy tôi cùng vào phòng.Anh bước nhanh qua cửa.Thú thực tôi sợ, không dám vào.Trong phòng phó tổng tham trưởng còn cự nựu ai đó. Chắc ông giận lắm,vì tý nữa cánh bộ binh 968 làm hỏng biệc lớn của ông. Anh QUảng nói với ông gì đó. Rồi ông lớn tiếng giọng vẫn còn bực bội nhưng có vẻ ôn hòa hơn.
- Về Ninh hòa, Nha Trang, Cam Ranh ở đó nhiều điểm thích hợp cho xe.
Tham mưu trưởng bước ra và chúng tôi lại theo anh về lại Nha Trang. Chiếc Niva này thật thích hợp với đường trải nhựa. Xe lại lên đèo chạy sát biển. Vũng Rô ngay bên trái hiện ra dưới nắng chiều tuyệt đẹp. Bất giác tôi nghĩ tới sự kiện Vũng Rô năm nào và chiến công quả cảm của đoàn tàu không số . Về tới Ninh Hòa đêm đá khuya. Ăn vội bát cơm rồi ai nấy tự tìm chỗ ngủ .
Sáng hôm sau, anh dẫn chúng tôi thăm căn cứ huấn luyện Dục Mỹ rồi về qua Ninh Hòa qua phía biển, về căn cứ Đại Hàn năm xưa . Thú thật ở đây rất đẹp gần biển mát mẻ, rất thích hợp với nghỉ dưỡng. Song nghĩ tới căn cứ Đại Hàn tôi thấy ớn lạnh. Những năm 1969 – 1970 ở căn cứ Chu Lai, xung quanh toàn Mỹ và Đại Hàn. Nơi nào Đại Hàn đã ở , cả Mỹ cũng không dám tái sử dụng vì sự phòng thủ , bố trí ăn ở của Đại Hàn rất khác, đặt biệt là hệ thống mìn sát thương dày đặc . Khi đi khỏi họ bỏ lại luôn . Tôi còn nhớ,hôm đang ở hòn Đá Bạc, vừa thu dọn xong máy đo, chiếc OH 1 ( dọ heo) lướt qua . Bọn này bay tuần sáng tìm dấu vết hoạt động của ta . Được một lúc nó lượng vòng rồi nhả đạn tới tấp . Lại nghe phía biển có tiếng UH 1 tiếp ứng, tôi nghĩ chắc bọn chúng thăm dò được gì chăng. Hóa ra OH 1 nhìn thấy ông Hổ to tướng và nó hạ gục, gọi UH 1 tới cẩu về. UH 1 mang xác ông Hổ vòng qua vòng lại Chu Lai và các vị trí đồn trú lân cận. Cuối cùng chỉ có căn cứ Đại Hàn ok ông hổ…
Xe xuôi theo đường 1 qua đèo Rù Rì đổ xuống thành phố biển Nha Trang. Khác hẳn với Tây Nguyên, nơi đây dân cư đông đúc, cửa hàng cửa hiệu mở toang, nhộn nhịp người qua lại ai cũng hoan hỉ, tươi rói, như chưa có biến cố gì xảy ra. Chính quyền cách mạng đã được thiết lập. Gặp lại Hoạt, mấy tháng trước còn là trợ lí tác chiến sư đoàn giờ đang chỉ huy kiểm soát quân sư thành phố. Anh cho biết tình hình rất tốt . Chào Nha Trang xe về Cam Ranh.
Ở Cam Ranh vẫn tràn ngập niềm vui chiến thắng, không có dấu vết gì của trận chiến. Các cơ sở ngụy quân, ngụy quyền cũ đã thuộc về nhân dân còn khá nguyên vẹn và đã được tổ chức quản lý. Đã thấy bong dáng của chiến sĩ Hải Quân nhân dân Việt Nam. Trời đã về chiều chiếc xe trở lại đường cũ, bỏ lại thành phố Nha Trang về lại Ninh Hòa, Dục Mỹ và chỉ khoảng vài tiếng nữa thôi anh Quảng và tôi đã may mắn vượt qua cái chết cận kề.
Cơm nước xong, trời đã tối hẳn,ngoài trời trăng xuông mát mẻ. Anh vẫy tôi theo anh xem xét sân bay dã chiến. Vừa tới đầu đường băng định vước vào thì chợt thấy bên phải có hàng ghế xếp vòng cung bậc thang cỡ gần mười bậc . Thì ra đây là ghế ngồi cho các quan chức dự lễ gì đó . Tò mò anh và tôi tiến lại định bụng trèo lên cao để quan sát. Vừa tới mép trái kỳ đài, đang gang thử độ dày của bệ xi măng . Bất chợt chớp lửa da cam chói sáng, song sung kích vụ nổ xô đẩy tôi và anh, theo phản xạ tôi và anh đều nhanh chóng chui vào góc chết. Lại một chớp, 1 tiếng nổ nữa rất gần chỗ chúng tôi, đất đá rơi rào rào, mảnh gang bắn tung téo rin rít trên đầu. Không gian đặc quánh,khói đen cuồn cuộn ập tới. Định thần lại điểm nổ rất gần chỗ chúng tôi nấp . Đúng rồi! Nổ kho bom của bọn A37 ở gần đường lăn. Bom vẫn nổ quả này đến quả khác ; đất rung lên bần bật . Anh Quảng định đứng dậy quan sat tôi kéo anh vào góc chết kỳ đài . Ở đây chắc an toàn chỉ cần thấp xuống và không thoát ly góc chết. Các bậc thang phía trên đủ che chắn cho chúng tôi. Tuy vậy vẫn rờn rợn, những mảnh bom nhỏ bắn vào thành ghế, rớt xuống bậc dưới còn quay tít phát ra ánh sáng ma quái, chết người . Rất may cho anh em chúng tôi nếu không vào xem kỳ đài mà đi thẳng xuống đường băng. Chắc lãnh đủ . Chừng 30 phút sau, tiếng nổ thưa dần nhưng nghe đanh và uy lực hơn….
Tôi và anh thoát khỏi chỗ ẩn nấp chạy về chỗ tập kết xem an hem có sao không. May mắn không ai việc gì, bìa rừng phía xa huyên náo tiếng người.
Đúng như dự đoán : Nổ kho bom dã chiến, 4 người thiệt mạng trong vụ nổ . Tham mưu trưởng và tôi vô vùng may mắn thoát hiểm chỉ trong gang tấc .
Thế rồi chỉ lệnh: “ THần tốc,thần tốc hơn nữa ! táo bạo, táo bạo hơn nữa được ban bố”. Anh đưa chúng tôi trở lại cao nguyên đuổi theo đội hình sư đoàn đang đứng chân ở rừng cao su miền đông Nam Bộ .
Vừa về đến sở chỉ huy ở rừng cao su Phú Riềng. Anh lại còn bận bịu với nhiệm vụ chỉ huy hiệp đồng với các binh đoàn tác chiến. Tôi lại làm trợ lý tổng hợp cho tư lệnh trưởng. Các đoàn xe mang biển số TS 2 lại trở trên thùng những chiến binh quả cảm của quân đoàn 1, quân đoàn 2, quân đoàn 3, quân đoàn 4 và các đơn vị trợ chiến thẳng tiến giải phóng Sài Gòn – Gia Định kết thúc chiến tranh thống nhất đất nước.
Mười một giờ đêm 30-4 -1975 chúng tôi về tới căn cứ thủy quân lục chiến Sóng Thần, sau khi đã đảo một vòng từ bộ tổng tham mưu Ngụy, sân bay Tân Sân Nhất, Đại sứ quán Mỹ, Dinh Độc lập… Thấy anh Quảng đang giảng giải cho 1 tốp cán bộ chiến sĩ về điều khiển xe jep thấp làm sao vào cua không lật. Thì ra jep thấp cũng như xe s đờ ka ( xe 3 bánh) vậy vào cua không khéo là lật ngay.
Thế là gần sáu tháng trời tham mưu trưởng Sư đoàn Nguyễn Thuận Quảng và tôi rong ruổi trên khắp các nẻo đường chiến thắng đã nhanh chóng qua đi. Tôi còn được ở với anh từ căn cứ Sóng thần đến Long Bình, Nha Trang cùng ngủ với anh 1 phòng cùng ăn một mâm. Công việc của anh khá bận rộn tối ngày với các nhiệm vụ đột xuất, giải quyết hậu quả chiến tranh. Còn tôi vẫn làm trợ lí tổng hợp và tháp tùng các vị tư lệnh , chính ủy thăm thú căn cứ địch hội họp và làm liên lạc nộp báo cáo ngày của sư đoàn lên dại diện bộ quốc phòng ở căn cứ Dù Hoàng Hoa Thám. Công việc của tôi nhàn nhã thú thật tôi thấy chán và muốn trở lại ngành sư phạm chuyên môn cũ của tôi. Tôi đề đạt nguyện vọng và nhất quyết ra đi . Tư lệnh trưởng Nguyễn lạn khuyên tôi ở lại ông hứa sẽ quan tâm đến tôi. Tôi vẫn quyết xin đi. Cuối cùng trên chấp nhận cho tôi được đi học và phục vụ quân đội lâu dài. Tôi chấp nhận dù phải qua kỳ thi đại học năm 1976.
Tôi nhớ mãi bữa cơm chia tay anh chiều hôm ấy ở Nha Trang. Đồng chí Ninh công vụ- Quê Thanh Hóa lấy cơm về bày lên bàn mời anh và tôi ăn cơm. Vừa ngồi vào bàn mùi cháy khét lẹt, nhìn lên trần nhà dây dẫn điện đang cháy sùi nhựa và khói . Không chần chừ, tay trần anh nhảy lên đoạn dây bên trong kéo mạnh xuống, dây đứt và cứ nguy trần nhựa khỏi cháy. Tôi than phục anh, một con người quả cảm. Xa 471 sau năm năm chiến đấu và công tác, Xa anh sau hơn mười tháng chia ngọt xẻ bùi đắng cay cam go và cả cận kề cái chết. Thật bùi ngùi lưu luyến, phải xa những con người đáng kính, đáng trân trọng như thế ai mà không chất chứa cảm xúc.
Tôi lên xe trở về phương Bắc. Phía biển vẫn ì ùm song vỗ, vẫn vang lên những câu hò kéo lưới của dân chài đi B năm 1954. Vẫy chào các đồng chí đồng đội ra đưa tiễn tôi nhận ra trong đám đông ấy có anh.
Đại tá Nguyễn Thuận Quảng và Phu nhân của ông - Nữ Quân y sỹ Trường Sơn Nguyễn Thị Chung
trong chương trình "Tình yêu qua chiến tranh" Do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức
Chủ nhật tuần thứ 3 tháng 4 vừa rồi cựu chiến binh sư đoàn khu vực Hà Nội họp mặt trong buổi lễ tôi là một thành viên được ban liên lạc sư đoàn chúc thọ tuổi 70. Trưởng ban liên lạc – Nguyên phó tư lệnh sư đoàn Nguyễn Thuận Quảng lên trao quà cho chúng tôi. Đến lượt tôi, anh bắt chặt tay nói nhỏ : “ Chà 70 rồi nhỉ”. Rồi anh nhanh chóng sang đồng chí khác. Nhìn theo anh, mái tóc đã bạc phơ, anh mặc lễ phục hè với quân hàm đại tá, lấp lánh huy hiệu cựu chiến binh cùng ngực áo, huân huy chương. Thầm mong cho anh luôn mạnh giỏi. Nhìn xuống phía dưới thấy vắng bong nhiều người quá. Tư Lệnh Nguyễn An , Nguyễn Lạn, Phạm Lê Hoàng… Đã về cõi vĩnh hằng. Xin được dâng nén hương thơm cầu nguyện cho linh hồn các anh siêu thoát. Bất giác trong tôi vang lên lời ca : Nỗi nhớ cựu chiến binh : “ Gặp lại nhau đây những cựu chiến binh, dường như năm tháng ngày xưa hiện về. Gặp lại nhau đây ai còn ai mất để long tôi xao xuyến bồi hồi”.