"Tuyến đầu Quảng Trị Kiên cường đánh Mỹ năm xưa" - TG: Phạm Huy Chương
Hướng tới Kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Đất nước
(30/4/1975-30/4/2025).
-------------------
Kỷ niệm 50 năm Quảng Trị hoàn toàn giải phóng ( 19/3/1975-19/3/2025).
TUYẾN ĐẦU QUẢNG TRỊ KIÊN CƯỜNG ĐÁNH MỸ NĂM XƯA.
Trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước của dân tộc. Tỉnh Quảng Trị - tuyến đầu tổ quốc được xem là mảnh đất “thép” kiên cường với các địa danh mặt trận lẫy lừng chiến công như “ Do Linh, Cam Lộ, Cửa Việt, Đường 9, Khe Sanh, Thành Cổ… là những đòn sấm sét đã làm khiếp đảm quân thù…
Quảng Trị mảnh “đất thép” tuyến đầu Tổ Quốc, chiến trường ác liệt nhất giưã ta và địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngay từ những năm 1965-1968 dưới con mắt nhà “ nghề” Đế quốc Mỹ khi đặt chân đến đây đã chon Đường 9- Khe Sanh là vị trí chiến lược quan trọng của chiến trường miền Nam, Mỹ - Ngụy đã tập trung xây dựng Khe Sanh với hơn 45.000 lính và phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của Mỹ lúc bấy giờ. Với âm mưu của địch biến Khe Sanh thành một cứ điểm mạnh, án ngữ Khe Sanh – Đường 9 có tầm quan trọng trong chiến lược phòng ngự , ngăn chặn đường tiến công của ta đối với chiến trường Trị -Thiên-Huế, và đây cũng được coi là nút chặn, cắt đứt chi viện từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam và nước bạn Lào.
Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh được bắt đầu từ ngày 20/1/1968, ta đã mở màn bằng trận đánh chiếm cụm cứ điểm Khe Sanh, cùng với việc tiêu diệt các cứ điểm phía tây để mở thông đường số 9. Đêm ngày 6 rạng ngày 7/2/1968 lần đầu tiên Bộ đội thiết giáp ta xuất trận phối hợp với bộ binh và Bộ đội địa phương bất ngờ tấn công căn cứ làng Vây. Quân ta với phương châm “Vây, lấn, tấn, phá diệt địch” kết hợp bao vây cô lập Tà Cơn ngày càng mạnh, trước nguy cơ thất bại Mỹ-Ngụy đã điên cuồng mở cuộc hành quân giải tỏa bằng “Chiến dịch ngựa bay” “ Chiến dịch Lam Sơn 270” huy động sư đoàn không vận số 1 của Mỹ kết hợp với 17 tiểu đoàn bộ binh, lính thủy đánh bộ, pháo binh... nhằm tái chiếm các cứ điểm đã bị mất . Nhưng vũ khí hiện đại và âm mưu xâm lược của Mỹ đã không khuất phục được ý chí ngoan cường, quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta. Sau 170 ngày đêm chiến đấu ngoan cường ta đã tiêu diệt và bắt sống 11.900 tên địch, bắn rơi 197 máy bay các loại, phá hủy 78 xe quân sự, 80 tàu vận tải, hàng trăm khẩu pháo, 50 kho hậu cần của địch. Ngày 9/7/1968 Khe Sanh, Hướng Hóa là huyện đầu tiên của Quảng Trị và miền Nam được giải phóng hoàn toàn trở thành hậu phương của chiến trường Quảng Trị.
Còn ác liệt hơn cả chiến trường Khe Sanh đó là mặt trận bảo vệ thành cổ Quảng Trị. Bắt đầu từ trưa ngày 30/3/1972, sau 2 cuộc tấn công dũng mãnh quả cảm hợp đồng binh chủng quy mô lớn của quân ta ngày 2/5/1972 thị xã Quảng Trị được giải phóng sau 18 năm bị Mỹ -ngụy chiếm đóng, trong chiến dịch này ta đã đập tan tập đoàn phòng ngự mạnh nhất của địch ở Quảng trị, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 3 vạn quân địch, tiêu diệt phá hủy 11 tàu chiến, 178 máy bay, 320 xe tăng, 237 khẩu đại bác và nhiều vũ khí đạn dược. Nhưng thực hiện dã tâm xâm lược, để lấy lại tinh thần và gây sức ép cho ta tại hội nghị Pa-ris, Đế quốc Mỹ đã dốc toàn bộ lực lương, mở cuộc phản kích tái chiếm Quảng Trị mà mục tiêu số 1 là chiếm lại tòa Thành Cổ. Cuộc hành quân chúng gọi là “ Lam Sơn 72” được bắt đầu từ ngày 28/6/1972. Địch huy động bình quân mỗi ngày 150-170 lần, có ngày hơn 200 lần máy bay phản lực, 70-90 lần chiếc B52 oanh kích, 12-16 tàu khu trục hạm và tuần dương hạm thuộc hạm đội 7, 2 Sư đoàn dự bị chiến lược là Sư đoàn dù và Sư đoàn thủy quân lục chiến , một liên đoàn biệt động, 4 Trung đoàn thiết giáp cùng hàng chục Tiểu đoàn khác. Đây là cuộc hành quân cực kỳ tàn bạo, kẻ thù không từ một hành động tội ác nào, chúng ném đủ các loại bom đạn: bom bi, bom 7 tấn, bom điều khiển bằng la-de , bắn đủ các loại pháo chụp, pháo khoan, thả chất độc hóa học, hơi độc, hơi ngạt.., trung bình mỗi chiến sỹ của ta phải hứng chịu hơn 100 quả bom, và 200 quả đạn pháo, số bom đạn chúng ném xuống đây trong 81 ngày đêm lên tới hơn 328 nghìn tấn tương đương bằng sức công phá của 7 quả bom nguyên tử đã trút xuống thành phố Hi-Rô-M của Nhật Bản. Để giữ bảo vệ được Thành cổ đã có biết bao người con ưu tú của quê hương đã anh dũng hy sinh nằm lại nơi đây. Trận quyết tử tạiThành cổ Quảng Trị Mỹ -Nguy bại đã buộc Nhà trắng Hoa Kỳ phải ngồi lại đàm phán ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Địch thua đau ở Quảng trị từ năm 1972, nhiều làng quê trên quê hương Quảng trị quân dân ta đã vùng lên tấn công diệt ác phá kìm giải phóng. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực điên cuồng, địch vẫn cố chiếm giữ một phần đất đai máu thịt của Quảng Trị là huyện Hải Lăng.
.jpg)
Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về việc chớp thời cơ giải phóng miền Nam trong năm 1975. Tại Quảng Trị, từ 0 giờ ngày 8-3-1975, lực lượng vũ trang của ta đã đồng loạt tập kích các cao điểm: 122, 180, 90, dùng pháo cối áp chế trận địa pháo của địch ở Dốc Dầu, Tân Điền, cao điểm 367, 235, Động Ông Do…Tại vùng Hải Lăng, Tiểu đoàn 8 (Bộ đội địa phương tỉnh) mở đầu trận tập kích vào phân chi khu quân sự Hải Nhi. Cùng lúc, các đội vũ trang, du kích phối hợp với Bộ đội địa phương tiến công Chi khu quân sự Hải Kinh, Hải Văn, Hải Vĩnh, Hải Lệ, Hải Lâm, Hải Phú…Vừa tấn công địch, lực lượng ta vừa phát động quần chúng nổi dậy, giành quyền làm chủ ở từng địa phương. Trước sức tấn công, nổi dậy đồng loạt và bất ngờ của quân và dân ta, ngày 9-3-1975, địch buộc phải rút bỏ 21 chốt ở phía Tây Hải Lăng. Các đơn vị còn lại của chúng (trong đó có lực lượng Thủy quân lục chiến tinh nhuệ) ở giáp ranh Hải Lăng bắt đầu co cụm án binh bất động. Đêm 17-3, Bộ chỉ huy quân sự Quảng Trị được lệnh mở đợt tấn công quân sự lần thứ 2. Bắt đầu từ đêm 18, rạng ngày 19-3-1975, các lực lượng vũ trang ta một lần nữa bất thần tấn công vào toàn tuyến phòng thủ cuối cùng của địch ở Mỹ Thủy, Thâm Khê cùng các cứ điểm quan trọng tại thị xã Quảng Trị. 3 giờ sáng ngày 19-3, tiểu đoàn 14 đã cắm lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên cột cờ Thành cổ Quảng Trị. Cùng lúc ở phía Tây Hải Lăng, du kích các xã Hải Vĩnh, Hải Xuân, Hải Tân cùng một bộ phận của Tiểu đoàn 8 quân giải phóng tấn công địch đang co cụm ở Sông Nhùng, phát triển về Trường Thọ, Mỹ Chánh. Tiểu đoàn 812 của Quân khu Trị – Thiên – Huế từ Tây Hải Lăng truy kích địch ở Dốc Dầu, sau đó đánh địch co cụm ở Hải Kinh, Hải Nhi, Hải Văn. Tiểu đoàn 10 đặc công đánh địch ở Tây – Nam điểm cao 367, sau đó phát triển vào khu vực Hồ Lầy… Đúng 18 giờ ngày 19-3-1975, Hải Lăng, vùng đất cuối cùng của tỉnh Quảng Trị đã hoàn toàn giải phóng.
50 năm sau ngày giải phóng. 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước. Phát huy truyền thống quê hương anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Hôm nay gần 1 triệu cán bộ nhân dân Quảng Trị anh hùng đang đoàn kết chung tay vượt lên những khó khăn thách thức xây dưng quê hương Quảng Trị anh hùng trở thành tỉnh giàu đẹp phát triển đi lên cùng cả nước. Thực hiện theo ý nguyện của Bác Hồ “ Đến ngày thắng lợi ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn...!”.
Phạm Huy Chương
Hội VHNT Trường Sơn tại BN.