"Đồng đội của tôi" - Tác giả: Bùi Văn Hoằng Hội viên Hội VHNTTS, CTV Trang TT&BT Trường Sơn
ĐỒNG ĐỘI CỦA TÔI
Nhân cuộc gặp mặt 45 năm ngày truyền thống C2371-N237 tại hội trường xã Đông Tân thành phố Thanh Hóa. Nhận lời mời của Ban liên lạc C2371 – N237, Tôi, Phùng Sĩ Kền và anh Dương Xuyên thay mặt Ban liên lạc đơn vị truyền thống đến dự Chúng tôi gặp lại Tâm chiến sĩ C329 huyện Đông sơn, trong cuộc gặp mặt hhom ấy, Tâm và một số đồng đội thuộc đội văn nghệ Hội cựu TNXP xã Đông Tân, thành phố Thanh Hóa được anh Hoàng Mạnh Hùng mời đến để góp vui. Chuyện xảy ra tình cờ, khi tốp nữ đội văn nghệ trong đó có Tâm lên hát bài Tình em gửi trọn con đường. Chúng tôi ngồi dưới hội trường dã thấy quen quen, khi buổi biểu diễn kết thúc, chúng tôi đến ngồi bên Tâm và hỏi :
Xin lỗi có phải em là Tâm C392 TNXP huyện Đông sơn không ?
Tâm nhìn chúng tôi ngỡ ngàng ! Vâng em là Tâm C392 đây, mà các anh ở đơn vị nào mà lại biết em?
Chúng tôi ở C449 Hà Trung, tháng 4/1971 khi đơn vị chúng tôi váo tập kết tại km 45 đường 10, thì gặp đơn vị C392, cả hai đơn vị đã cùng nhau học tập chính trị và giao lưu văn nghệ. Hồi ấy em hát bài Hoa đẹp Chăm Pa đúng không ?
Từ nhạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, Tâm tươi cười và nói ! Ôi sao các anh giỏi thế, nhớ kỹ ghê ! Vâng đúng thời kỳ ấy bài Hoa đẹp Chăm Pa là bài tủ của em mà !
Câu chuyện cứ cuốn hút chúng tôi trở về quá khứ của 43 năm về trước. Sau mấy ngày học tập chính trị và giao lưu văn nghệ, đơn vị C392 được lệnh hành quân vào đường 20 quyết thắng. Còn đơn vị chúng tôi chốt giữ từ km 45 đến km 50 đường 10, kể từ đó chúng tôi bặt tin nhau. Kết thục buổi gặp mặt Tôn mời chúng tôi về chơi để biết nhà, chẳng mấy khi anh em đồng đội gặp được nhau. Chúng tôi nhận lời. Nhà Tâm ở thôn An Hoạch, xã Đông Tân, thành phố Thanh Hóa cách đó chừng chưa đầy một cây số.
Long chồng Tâm cùng là cựu TNXP ở đơn vị C393 Triệu Sơn, năm 1974 khi hoàn thành nhiệm vụ cả hai cùng ra học tại trường bổ túc văn hóa của bộ Giao thông vận tải, đóng ở huyện Thanh Lãng, Vĩnh Phú. Rồi sau đó cả hai thi vào trường Trung cấp đường sắt, đường bộ tại thị xã Vĩnh Yên. Chính tại ngôi trường này hai người bén duyên rồi nên vợ, nên chống. Tốt nghiệp ra trường cả hai vợ chồng Tâm công tác ở xí nghiệp cơ khí Đồng Giao, đến năm 1990 chuyển về xí nghiệp Mộc ở thị xã Thanh Hóa ( nay là Thành phố Thanh Hóa). Khi nên kinh tế thị trường phát triển một số cơ quan xí nghiệp giải thể thì cả hai vợ chống Tôn chuyển về xí nghiệp Vôi đá Đông Tân và công tác cho đến khi nghỉ hưu.
Vì cùng Là đồng đội đã từng sống công tác ở Trường Sơn, nên chúng tôi trò chuyện cởi mở, cùng nhau kể cho nhau nghe những kỷ niệm vui buồn những năm tháng ở Trường Sơn cũng như trong cuộc sống thời gian qua. Long tâm sự, thời kỳ mới chuyển về Thanh Hóa công tác, hai vợ chồng gặp không ít khó hăn, con nhỏ, đồng lương ít ỏi vì thế hai vợ chồng đã phải làm đủ thứ công việc để kiếm thêm đồng ra đồng vào, nuôi con ăn học…Thời ấy còn chế độ bao cấp mọi thứ thiếu thốn, đa phần các gia đình công nhân đều phải tham gia lao động ngoài giờ để cải thiện cuộc sống. Kiếm cái ăn đã khó, phải nhặt nhạnh từng đồng, mình là công nhân viên nhà nước có tem phiếu mà cũng có đủ dùng đâu. Dừng một lát nhấp ngụm nước Long lại tiếp tục. thời bấy giờ cả nhà năm nhân khẩu sinh sống trong căn hộ tập thể chưa đầy hai mươi mét vuông, thế rồi đâu cũng vào đấy cả.
Khi đất nước thay đổi cơ chế, thu nhập người lao động tăng lên đồng thời ngoài giờ lao động của cơ quan xí nghiệp, cán bộ công nhân viên tìm thêm việc làm để tăng thu nhập. Trong cái guồng máy ấy thì cái gia đình nhỏ bé của Long Tâm cũng quay theo, cuộc sống dễ chịu hơn, các cháu có điều kiện học hành đến nơi, đến chốn. Bây giờ các cháu cũng đã trưởng thành, cháu trai đầu cũng đã có gia đình riêng, đã sinh cơ lập nghiệp. Hiện tại cháu cháu có công ty riêng chuyên ngành xây dựng dân dụng, cháu gái thứ hai cũng đã có gia đình, hiện tại đang làm tại công ty của anh trai, còn cháu út đang lao động tại Đức. Nhìn chung cuộc sống gia đình Tâm Long đã ổn định, Long chia sẻ mấy năm nay gia đình dành nhiều thời gian cho Tâm hoạt động công tác nghĩa tình đồng đội. Tham gia đội văn nghệ cựu TNXP của thành phố, thường xuyên đi giao lưu với các đơn vị bạn, hoặc phục vụ các sự kiện của thành Hội, tỉnh Hội…
Trong khi chúng tôi đang trò chuyện với Long, thì Tâm đem ra một tập nào là ảnh, nào là đĩa CD ghi lại những lần đi giao lưu với các đơn vị bạn cũng như đi phục vụ biểu diễn các sự kiện của Hội cấc cấp. Những hình ảnh ghi lại này chứng tỏ Tâm cùng đồng đội cũng đã bỏ biết bao công sức tập luyện, mà không hề đòi hỏi điều gì. Đúng là như, người ta thường nói “ Vác tù và hàng tống” Vậy mà vẫn vui vẻ và nhiệt tình hết mình. Tâm còn nói với chúng tôi, nếu đơn vị các anh khi nào tổ chức gặp mặt ngày truyền thống thì phải báo, chúng em sẽ đến ngay, chị em trong tổ văn nghệ cũng rất háo hức và không quản đường xá xa xôi đâu. Rồi đúng như lời hứa cứ năm nào đơn vị chúng tôi tổ chức ngày gặp mặt truyền thống dù cách xa hơn 40km nhưng Tâm và tổ văn nghệ có mặt ngay.
Vào dịp ngày thương binh liệt sĩ năm 2017, Tâm đã cùng với đội văn nghệ tham gia chuyến đi trở lại thăm chiến trường xưa, cùng đi với chúng tôi. Khi đoàn dừng chân để dâng hương tưởng niệm tại nghĩa trang TNXP xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đội văn nghệ của Tâm đã có đêm giao lưu văn nghệ với đoàn Thanh niên huyện Quảng Ninh. Cuối tháng 10 năm 2018 Ban liên lạc đường 10 Ban XD67, tổ chức kỷ niệm 50 năm đường 10 Trường Sơn. Tâm đã tổ chức cả đội văn nghệ và cùng Ban liên lạc đơn vị chúng tôi, đi dự tại Hà Nội, chuyến đi để lại cho chúng tôi những kỷ niệm không bao giờ quên về tình cảm, nghĩa tình đồng đội.
Ảnh minh họa
Bùi Văn Hoằng
Hội viên Hội VHNTTS
CTV Trang TT&BT Trường Sơn