Tào Phi là một trong số những những nhân vật được biết đến nhiều nhất trong thời Tam Quốc. Là con trai Tào Tháo, Tào Phi là vị Hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy, sử cũ thường gọi Ngụy Văn Đế.
Sau khi Tào Tháo mất con trưởng, vợ cả của ông cũng bỏ đi, mẹ của Tào Phi là Biện Phu nhân trở thành kế thất và Tào Phi được xem như con trưởng của Tào Tháo.
Trước khi trở thành người kế thừa cơ nghiệp của Tào Tháo, Tào Phi đã có "cuộc chiến" với người em trai là Tào Thực.
Là một người thông minh, sắc sảo nhưng Tào Phi được xem là người có tính cách nhỏ mọn, ghi thù những người đắc tội với mình. Trong số những người bị Tào Phi ghi thù hận trong lòng là Tào Thực.
Theo sử sách, Tào Thực nổi tiếng với tài văn chương và rất được Tào Tháo tán thưởng. Cũng vì điều này mà Tào Phi ghanh ghét, đố kỵ với em trai. Tào Phi từng ép Tào Thực phải làm thơ trong vòng 7 bước chân về đề tài anh em nhưng trong thơ không được nhắc tới hai chữ "huynh đệ". Nếu như làm sai sẽ bị xử chết.
Với tài văn chương hơn người, Tào Thực dễ dàng vượt qua thử thách của anh trai Tào Phi. Cũng chính vì vậy mà Tào Phi càng căm ghét và muốn tiêu diệt Tào Thực. Trong suốt nhiều năm, Tào Thực và Tào Phi diễn ra cuộc chiến "ngầm" nhằm tranh giành ngai vị thừa kế từ Tào Tháo.
Kết quả, vào năm Kiến An thứ 22 (tức năm 217), Tào Phi được phong làm Vương Thế tử. Năm 220, Tào Tháo qua đời, Tào Phi kế thừa ngai vị và không lâu sau thì soán ngôi nhà Hán trở thành hoàng đế.
Sau khi lên ngôi, Tào Phi triệt hạ vây cánh của Tào Thực và hạ lệnh cho ông đến sinh sống ở vùng hẻo lánh.
Dù được phong tước Trần vương nhưng kể từ khi Tào Phi lên nắm quyền, Tào Thực bị ép thuyên chuyển nơi ở 6 lần chỉ trong 10 năm.
Trong thời gian đó, Tào Thực sống cuộc sống như của một tù nhân bị giam lỏng trước khi qua đời vì bệnh tật. Nhiều người cho rằng, những "sóng gió" mà Tào Thực trải qua sau khi Tào Tháo chết là hành vi trả thù hèn mọn của Tào Phi.