HỘI TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH VIỆT NAM Độc lập – Tự do – hạnh phúc
BAN KIỂM TRA
Số: 06 /BKT Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2017
QUY CHẾ
LÀM VIỆC CỦA BAN KIỂM TRA HỘI TRUYỀN THỐNG
TRƯỜNG SƠN – ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH VIỆT NAM
*****
- Căn cứ vào Điều lệ Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam;
- Căn cú vào Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhiệm kỳ II ngày 8/9/2016.
Ban Kiềm tra Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam ban hành Quy chế làm việc như sau:
I/- Nguyên tắc chung:
Ban Kiểm tra do Đại hội đại biểu Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt nam bầu ra với số lượng 5 đồng chí gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và 3 ủy viên. Nhiệm kỳ Ban kiểm tra cùng nhiệm kỳ Đại hội. Khi có sự thay đổi Trưởng, Phó Ban và các ủy viên thi Ban Kiểm tra bầu bổ sung hoặc thay thế trình Ban Thường vụ phê duyệt và báo cáo Ban Chấp hành tại phiên họp gần nhất. Mọi hoạt động của Ban Kiểm tra đều thực hiện đúng Quy định của Điều lệ Hội; Chịu sự giám sát và chỉ đạo của Ban Chấp hành, trực tiếp là Ban Thường vụ Hội.
II/- Nhiệm vụ và quyền han:
A- Nhiệm vụ Ban Kiểm tra Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam
(gọi tắt Hội Trường Sơn Việt Nam) có 3 nhiệm vụ được Điều lệ Hội quy định như sau:
1- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội, nghịquyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các Quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội và hội viên.
2- Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của Pháp luật.
3-Báo cáo kết quả công tác kiểm tra của Hội trong các kỳ họp Thường vụ, Ban chấp hành và trước Đại hội đại biểu Toàn quốc của Hội.
B/- Quyền hạn:
1- Ban Kiểm tra hoạt động theo Quy chế do Ban Kiểm tra ban hành đã được Thường vụ phê duyệt, tuân thủ Quy định của Pháp luật và Điều lệ Hội; sự giám sát và chỉ đạo của Ban Chấp hành, trực tiếp là Ban Thường vụ Hội.
2- Ban kiểm tra được cử người tham dự các cuộc họp triển khai nhiệm vụ quý, sáu tháng, năm của Thường vụ Hội và Ban Chấp hành.
3- Ban Kiểm tra có mối quan hệ bình đẳng, đoàn kết phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Hội, đồng thời có quyền yêu cầu các cơ quan chuyên môn của Hội cung cấp các thông tin, nội dung có liên quan phục vụ công tác kiểm tra.
4- Khi có đơn thư tố cáo đối với các thành viên trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các đồng chí là hội viên… Ban Kiểm tra theo nhiệm vụ, quyền hạn được Điều lệ quy định chủ động triển khai và báo cáo kết quả, kết luận sự việc với Ban Thường vụ. Ban Thường vụ giải quyết và sử lý theo thẩm quyền quy định của Điều lệ và pháp luật hiện hành.
5- Hội Truyền thống Trường Sơn hoặc Ban Liên lạc cơ sở (gọi tắt hội viên tổ chức) khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ hoặc có đơn thư tố cáo thì hội viên tổ chức trực tiếp giải quyết, báo cáo kết quả về Thường trực và Ban Kiểm tra Hội Trường Sơn Việt Nam. Quá trình giải quyết đơn thư tố cáo và sử lý người vi phạm cần nắm vững nguyên tắc được luật tố cáo quy định. Cấp nào có quyền chuẩn y Ban chấp hành và các thành viên trong Ban chấp hành thì cấp đó có quyền sử lý kỷ luật cách chức miễn nhiệm. Cấp nào có quyền kết nạp hội viên thì cấp đó có quyền quyết định xóa tên hội viên. Nếu cấp có thẩm quyền ủy nhiệm thì cấp dưới được ủy nhiệm ra Quyết định sử lý kỷ luật, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy quyền.
Ban Kiểm tra Hội Trường Sơn Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra cho các Hội viên tổ chức, trên cơ sở Điều lệ Hội và pháp luật hiện hành.
III/- Phương thức hoạt động và chế độ hội họp:
1- Ban Kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo phân công cá nhân
Phụ trách, thiểu số phục tùng đa số.
2- Ban Kiểm tra chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, trực tiếp là Thường vụ để triển khai các hoạt động của Ban theo Điều lệ quy định. Khi có đơn thư tố cáo, tùy theo tính chất và mức độ của vụ việc, Trưởng Ban phân công Phó Ban, hoặc các ủy viên trong Ban Kiểm tra đảm nhận các công việc cụ thể. Quá trình điều tra xác minh đơn tố cáo kết thúc, tập thể Ban Kiểm tra họp kết luận khách quan, đúng luật và báo cáo Thường vụ Hội xem xét giải quyết theo thẩm quyền và pháp luật quy định.
Hoạt động của Ban Kiểm tra ở các Hội viên tổ chức, khi có đơn thư tố cáo, kiến nghị, khiếu nại cần hết sức cẩn trọng trong quá trình triển khai, xác minh, kết luận trên tinh thần: Đảm bảo đoàn kết nội bộ, cùng nhau xây dựng tổ chức vững chắc. Trường hợp vượt khả năng mới báo cáo cấp có thẩm quyền xin sự chỉ đạo cụ thể nhằm bảo đảm tính khách quan, minh bạch và đúng nguyên tắc.
3- Ban Kiểm tra họp định kỳ mỗi quý, sáu tháng một lần sau phiên họp của Ban Thường vụ Hội; Họp bất thường khi có yêu cầu giải quyết đơn thư tố cáo hoặc công việc đột xuất.
IV/- Phân công trách nhiệm trong Ban kiểm tra:
1- Đồng chí Trưởng Ban Kiểm tra: Chịu trách nhiệm chung, thống nhất kế hoạch, nhiệm vụ với Phó Ban và quán triệt tới các thành viên trong Ban, tạo sự thống nhất đồng thuận trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban.
2- Đồng chí Phó Ban Kiểm tra: Thay Trưởng Ban lúc Trưởng Ban vắng mặt và giúp Trưởng Ban đảm nhận nắm tình hình các hội viên tổ chức khối truyền thống trực thuộc (Cục, Sư đoàn …)
3- Các đồng chí ủy viên Ban Kiểm tra đàm nhận công việc cụ thể do Trưởng hoặc Ban Kiểm tra phân công.
Các đồng chí trong Ban Kiểm tra phải gương mẫu thực hiện Điều lệ Hội, làm tròn trách nhiệm của hội viên, đồng thời phải làm tốt nhiệm vụ công tác kiểm tra được Điều lệ quy định. Các đồng chí thành viên Ban Kiểm tra được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nếu vi phạm khuyết điểm, tùy theo tính chất, mức độ, đều phải xem xét sử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ.
IV/- Điều khoản thi hành:
Quy chế này có hiệu lực khi được Thường vụ Hội Trường Sơn phê duyệt. Trong
Quá trình thực hiện, phát hiện những điểm chưa phù hợp, thừa, thiếu … sẽ được tiếp thu và bổ sung vào dịp sơ tổng kết năm cho phù hợp với tình hình phát triền của Hội.
TM. BAN THƯỜNG VU HỘI TS TRƯỞNG BAN KIỂM TRA
CHỦ TỊCH
Thiếu tướng Võ Sở Đại tá Thái Sầm