Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Hội TS Việt Nam

Ngày đăng: 08:18 08/05/2017 Lượt xem: 2.899

 

 

HỘI TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG SƠN

  ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH VIỆT NAM

                             *****

                Số: 34 /QC-BCH                       

   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 
   

        Hà Nội, ngày 03  tháng 4  năm 2017

 

                                                                                                                

QUY CHẾ

LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH

HỘI TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH VIỆT NAM

 

- Căn cứ Điều lệ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam lần thứ hai, nhiệm kỳ 2016-2021.

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ hai Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam.

Ban Chấp hành Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam ban hành Quy chế làm việc như sau:

 

CHƯƠNG I

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

MỤC I

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH

 

Điều 1: Ban Chấp hành Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam (gọi tắt là Hội Trường Sơn Việt Nam) là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai kỳ Đại hội nhiệm kỳ 5 năm do Đại hội Đại biểu Toàn quốc bầu ra; đại diện cho cán bộ, hội viên Hội Trường Sơn Việt Nam.

Điều 2: Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 13 - Điều lệ Hội Trường Sơn Việt Nam khóa II như sau:

          1. Quyết định chương trình, kế hoạch công tác năm và biện pháp nhằm thực hiện Nghị quyết của Đại hội. Thông qua hoạt động hàng năm và báo cáo định kỳ của Ban Thường vụ để định hướng nội dung hoạt động trong nhiệm kỳ tới trình Đại hội.

          2. Quyết định số lượng Ủy viên Ban Thường vụ; bầu và miễn nhiệm các chức danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Ủy viên Ban Thường vụ.

3. Bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, xem xét việc miễm nhiệm đối với các Ủy viên Ban Chấp hành theo đề nghị của Ban Thường vụ.

4. Quyết định kế hoạch tổ chức Đại hội nhiệm kỳ và Đại hội bất thường khi cần thiết theo đề nghị của Ban Thường vụ.

- Quyết định các vấn đề quan trọng khác về tổ chức, hoạt động của Hội và của Ban Chấp hành theo đề nghị của Ban Thường vụ.

5- Tổ chức kiểm tra nắm tình hình, chỉ đạo, hướng dẫn giúp đõ các tổ chức thành viên trong công tác tổ chức và hoạt động của Hội.

Điều 3: Ban Chấp hành được quyền tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật có liên quan đến Hội Trường Sơn Việt Nam. Tham mưu, đề xuất, kiến nghị với cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về các lĩnh vực liên quan đến nhiệm vụ giữ gìn, phát huy Truyền thống Trường Sơn và thực hiện các chế độ chính sách đối với các lực lượng hoạt động trên chiến trường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tham gia, đề xuất ý kiến về những nội dung của  Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu.

 

MỤC II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH

 

Điều 4. Ủy viên Ban Chấp hành có nhiệm vụ

          - Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ban Chấp hành; nghiên cứu, đóng góp xây dựng các Nghị quyết, Chương trình hoạt động của Ban Chấp hành. Thường xuyên báo cáo phản ánh tình hình hoạt động của các tổ chức thành viên với Ban Chấp hành và Ban Thường vụ. Tham gia các hoạt động do Ban Chấp hành và Ban Thường vụ phân công. Gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.

 

- Cùng tập thể Ban lãnh đạo Hội, tổ chức Hội, Ban Liên lạc ở địa phương, đơn vị truyền thống tổ chức thực hiện các Chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của tổ chức Hội ở địa phương, đơn vị mình trước pháp luật. Sâu sát thực tế, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và phản ánh kịp thời những vấn đề hội viên quan tâm; bổ sung, xây dựng các Chương trình công tác Hội. Phát hiện những nhân tố mới, những kinh nghiệm hay, những điển hình tiên tiến báo cáo với Ban Thường vụ và Ban Chấp hành để động viên, khen thưởng kịp thời.

 

- Ủy viên Ban Chấp hành là Chủ tịch Hội, Trưởng Ban liên lạc ở các tổ chức thành viên có trách nhiệm báo cáo, phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của Hội ở địa phương, đơn vị mình với lãnh đạo Hội theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm để Thường trực báo cáo với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và các cơ quan quản lý của Nhà nước theo quy định.

 

Điều 5. Ủy viên Ban Chấp hành có quyền

          - Tham dự Đại hội Đại biểu Hội Trường Sơn Việt Nam; biểu quyết thông qua các Nghị quyết, Quyết định, Chương trình của Đại hội và của Ban Chấp hành.

- Ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.

- Chất vấn các Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các cơ quan của Hội và yêu cầu được cung cấp thông tin về các vấn đề có liên quan.

- Được cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của Hội; báo cáo 3 tháng, 6 tháng, một năm, các báo cáo chuyên đề và các thông tin khác có liên quan.

 

CHƯƠNG II

NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

 

Điều 6. Ban Chấp hành Hội Trường Sơn Việt Nam làm việc theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và đồng thuận; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và quyết định theo đa số. Mọi hoạt động của Ban Chấp hành được tiến hành thảo luận dân chủ, công khai. Ban Chấp hành họp mỗi năm ít nhất 1 lần: Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức hội nghị có thể văn bản hoặc điện thoại trực tiếp xin ý kiến đến từng Ủy viên Ban Chấp hành. Các cuộc họp hợp lệ khi có trên ½ (một phần hai) số Ủy viên Ban Chấp hành biểu quyết tán thành. Các Nghị quyết của Ban Chấp hành có hiệu lực khi Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Thường trực - Tổng Thư ký ký ban hành.

 

 

   CHƯƠNG III

PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG

 

Điều 7. Phương thức hoạt động chủ yếu của Ban Chấp hành Hội là thông qua hội nghị định kỳ hàng năm và các hội nghị chuyên đề khác của Ban Chấp hành.

Điều 8. Trong các hội nghị Ban Chấp hành, các Ủy viên Ban Chấp hành tích cực đóng góp ý kiến bằng phát biểu trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi Ban Thường vụ. Những ý kiến khác nhau được thảo luận kỹ trước khi biểu quyết.

Điều 9. Các Ủy viên Ban Chấp hành phải được thông báo ngày, giờ, địa điểm, nội dung hội nghị và các tài liệu kèm theo trước kỳ họp.

 

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 10. Ban Chấp hành giao Ban Thường vụ chỉ đạo thường xuyên tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế. Ủy viên Ban Chấp có trách nhiệm thực hiện tốt quy chế.

Điều 11. Quy chế này đã được Ban Chấp hành Hội Trường Sơn Việt Nam thông qua ban hành và có hiệu lực từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề chưa hợp lý sẽ được thảo luận tại các kỳ họp Ban Chấp hành hàng năm để kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức Hội./.

 

 

 

Nơi nhận:

(để bc);

 

tin tức liên quan