Đề cương "10 năm Hội TSVN 2011-2021
Ngày đăng:
05:55 16/12/2021
Lượt xem:
417
“10 NĂM HỘI TRƯỜNG SƠN VIỆT NAM 2011-2021”
LỜI NÓI ĐẦU
Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 4 và 5/7/2011, Đại hội thành lập Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam (Hội Trường Sơn Việt Nam) đã được tổ chức trọng thể tại Hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ba Đình, Hà Nội.
Hội Trường Sơn Việt Nam đã trải qua hai nhiệm kỳ I và II. 10 năm của hai nhiệm kỳ ấy Hội Trường Sơn Việt Nam đã ghi nhiều dấu ấn đẹp trên chặng đường xây dựng và phát triển.
Ngay từ đầu thành lập, Hội đã xác định 2 nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội là: Giáo dục - phát huy truyền thống Trường Sơn và hoạt động tình nghĩa Trường Sơn. Từ hơn 180 ngàn hội viên ngày đầu thành lập, đến nay Hội đã phát triển được hơn 320 ngàn hội viên với 40 tỉnh, thành phố đã thành lập Hội; 8 tỉnh có Ban Liên lạc; hàng trăm Hội cấp quận huyện và Hội các xã, phường đã được thành lập và hoạt động hiệu quả; Trung ương Hội và hàng trăm Hội các cấp đã trở thành thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp; nhiều tổ chức đặc thù trực thuộc đã được thành lập để tập hợp, phát huy sức mạnh, tiềm năng của hội viên trong cả nước trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch, doanh nghiệp và hoạt động nhân đạo… Phương châm: “Tập hợp - Đoàn kết - Tổ chức vững chắc - Hoạt động hiệu quả” được các cấp Hội triển khai thực hiện xuyên suốt hai nhiệm kỳ; và gần đây từ thực tiễn, Hội đã có bước điều chỉnh tập trung thực hiện định hướng: “Hoạt động thực chất - Tổ chức chặt chẽ, hiệu quả”.
Cuộc vận động lớn “Hội viên Trường Sơn làm kinh tế giỏi, xóa đói, giảm nghèo, giúp nhau khắc phục khó khăn, nâng cao đời sống” và phong trào thi đua “Hội Trường Sơn Việt Nam - Tự hào - Phát triển” được phát động, đã và đang thực hiện hiệu quả, góp phần đầy ý nghĩa vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Hội. Hội đã tham gia tích cực vào các hoạt động chung của đất nước: Chương trình an ninh chính trị, trật tự xã hội, an sinh xã hội trong đó có chương trình “Xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng đô thị văn minh”, “đoàn kết dân tộc”, “Xóa đói giảm nghèo” có hiệu quả.
Có thể nói, 10 năm qua, Hội Trường Sơn Việt Nam đã thành công đầy ấn tượng trên cả 6 mặt công tác: Xây dựng và phát triển về tổ chức; Công tác tuyên truyền – thi đua; Công tác truyền thống – lịch sử; Công tác chính sách, Hoạt động kinh tế và Hoạt động đối ngoại.
Để tuyên truyền hiệu quả chặng đường 10 năm đầu xây dựng và phát triển, Thường trực Hội quyết định biên soạn và phát hành cuốn Đề cương tuyên truyền “10 năm Hội Trường Sơn Việt Nam”. Đây là tài liệu quan trọng để các cấp Hội và hội viên có cái nhìn đầy đủ và hệ thống về chặng đường đầu 10 năm xây dựng và trưởng thành của Hội TSVN; từ đó phát huy sức mạnh và truyền thống để bước vào thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của Nhiệm kỳ III một cách tốt đẹp.
Trân trọng giới thiệu cuốn đề cương “10 năm Hội Trường Sơn Việt Nam”.
Chủ tịch Hội
Thiếu tướng Võ Sở
“10 NĂM HỘI TRƯỜNG SƠN VIỆT NAM”
1-THÀNH TÍCH 16 NĂM CỦA TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC 559 – BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN
Ngày 19/5/1959, Đảng, Quân đội ta và Bác Hồ đã quyết định thành lập Đoàn công tác quân sự đặc biệt – Đoàn 559 làm nhiệm vụ chi viện cho các mạng miền Nam.
16 năm chiến đấu và trở thành (1959-1975), Đoàn 559 – Bộ đội Trường Sơn đã phát triển lớn mạnh như “Phù Đổng”. Từ 500 cán bộ chiến sĩ đầu tiên, 2 năm sau – 1961, Đoàn 559 đã phát triển trở thành đơn vị tương đương cấp sư đoàn. Chưa đầy 6 năm đã phát triển thành đơn vị tương tương cấp Quân khu. Và đến 29 tháng 7 năm 1970 – gần 11 năm sau, Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn đã phát triển thành một chiến trường rộng lớn, chỉ huy toàn bộ các lực lượng của quân đội ta hoạt động trên chiến trường Nam Lào. Đến giữa năm 1974, Bộ đội Trường Sơn đã phát triển với 9 sư đoàn binh chủng cùng 21 trung đoàn binh chủng trực thuộc…Lực lượng tổ chức và vật chất của Bộ đội Trường Sơn đã tạo nên sức mạnh góp phần quyết định quan trọng để quân đội ta làm nên thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta năm 1975, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
16 năm làm nhiệm vụ chi viện chiến lược cho cách mạng miền Nam và cách mạng của đất nước Lào và Campuchia anh em, Đoàn 559 – Bộ đội Trường Sơn đối mặt với 733.000 trận oanh kích bằng đủ loại máy bay của đế quốc Mỹ; chúng trút xuống Trường Sơn 4 triệu tấn bom đạn các loại, hàng triệu lít chất độc hóa học.
16 năm chiến đấu anh dũng trên tuyến đường mang tên Bác, lực lượng cầu đường với 4 sư đoàn công binh và 1 vạn TNXP và dân công hoả tuyến, kiên cường bám trụ, giành giật từng thước đường, Bộ đội công binh Trường Sơn đã làm nên một hệ thống giao thông vĩ đại gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang với hơn 17.000 km đường xe cơ giới; Lực lượng vận tải với 2 sư đoàn ô tô cơ động, vận chuyển hơn 1 triệu tấn vũ khí, đạn dược chi viện cho các hướng chiến trường. Từ 1973 đến đầu 1975 đã chở bằng cơ giới 40 vạn quân và tổ chức hành quân cho 25 đoàn binh khí kỹ thuật vào chiến trường, cơ động bằng xe cơ giới 10 lượt sư đoàn quân chủ lực tham gia chiến dịch; Lực lượng bộ binh đã tiêu diệt và bắt sống 17.740 tên địch, giải phóng một vùng giải phóng rộng lớn ở Nam Lào; Lực lượng phòng không gồm 1 sư đoàn và 9 trung đoàn đã bắn rơi tại chỗ 2.455 máy bay các loại, bảo vệ thắng lợi lực lượng vận tải chi viện cho các hướng chiến trường; Lực lượng giao liên mở 3.000 km đường giao liên, tổ chức cho hơn 2 triệu lượt người vào ra chiến trường an toàn trong đó có hàng triệu thanh niên miền Bắc bổ sung cho các chiến trường, đưa hàng vạn thương bệnh binh ra Bắc điều trị, đưa hàng ngàn thiếu nhi ra Bắc học tập; Các lực lượng thông tin xây dựng 1.350 km đường thông tin tải ba và hàng vạn ki lô mét dây thông tin các loại, bảo đảm thông tin tới các hướng chiến trường; Bộ đội xăng dầu đã mở 1.400 km đường ống xăng dầu; mở 600 km đường sông… Bộ đội Trường Sơn đã phối thuộc 6 sư đoàn tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Bộ đội Trường Sơn đã trực tiếp tham gia các chiến dịch lớn, đặc biệt là Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào. Thắng lợi của Bộ đội Trường Sơn buộc đế quốc Mỹ phải công nhận thua Việt Nam ở Trường Sơn.
Trường Sơn là một chiến trường có không gian rộng lớn nhất, chiến đấu chống lại kẻ thù tàn bạo với vũ khí trang thiết bị quân sự tối tân nhất, tiến hành trong một thời gian lâu nhất so với mọi chiến trường. Trong cuộc chiến đấu anh dũng ấy, hơn 20 ngàn người con từ mọi miền của Tổ quốc đã ngã xuống trên Trường Sơn; hơn 30 ngàn chiến sĩ bị thương và hàng vạn người bị nhiễm chất độc hóa học của kẻ thù.
16 năm chiến đấu anh dũng, Bộ đội Trường Sơn đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tuyên dương “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, được tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Kỷ niệm 40 năm thành lập, Bộ đội Trường Sơn vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cao quý. 82 đơn vị và 47 cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng LLVTND”.
2-VÀI NÉT VỀ BAN LIÊN LẠC TOÀN QUỐC
BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN – ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH VIỆT NAM
Sau chiến thắng 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Tổ quốc được thống nhất; cả nước bước vào thời kỳ tái thiết đất nước và xây dựng một nước Việt Nam thống nhất Xã hội chủ nghĩa.
Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, TNXP và dân công hỏa tuyến Trường Sơn rời chiến trường trở về với cuộc sống đời thường. Họ tỏa về các miền quê trên khắp đất nước tiếp tục cùng gia đình và quê hương bước vào xây dựng cuộc sống mới. Tuy nhiên, hàng vạn những người con đã từng chiến đấu, hiến dâng tuổi thanh xuân, đổ máu xương để viết nên Trường Sơn huyền thoại ấy vẫn đau đáu về một câu hỏi: Làm gì để tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống của Trường Sơn Anh hùng?
Đáp ứng tình cảm và nhu cầu của hàng vạn chiến sĩ và TNXP Trường Sơn, tháng 5/1989, Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh khu vực Hà Nội và phụ cận đã ra đời do đồng chí Hồng Kỳ, Nguyên Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Trưởng ban. Sau này Trưởng ban là Thiếu tướng Nguyễn Quang Bích, nguyên Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Bước đầu, Ban Liên lạc làm nhiệm vụ tổ chức gặp mặt hằng năm để tập hợp các chiến sĩ Trường Sơn. Dần dần, Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước lần lượt ra đời.
Để thống nhất chỉ đạo và hoạt động của các Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh trong cả nước, ngày 19/5/2007, Ban Liên lạc Toàn quốc Bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh đã được thành lập do Thiếu tướng Võ Sở, nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị Binh đoàn 12 làm Trưởng ban. Các Phó Trưởng ban gồm các đồng chí: Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn (nguyên Phó Chủ nhiệm về Chính trị Tổng cục Kỹ thuật), Thiếu tướng Phan Khắc Hy (nguyên Phó Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn), Thiếu tướng Đỗ Xuân Diễn (Tư lệnh Binh đoàn 12), Đại tá Đặng Hương (Phó Tư lệnh Binh đoàn 12). Từ đấy, hoạt động của các Ban Liên lạc các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được chỉ đạo, thống nhất. Ban Liên lạc Toàn quốc tiếp tục chỉ đạo việc phát hiện, tập hợp các chiến sĩ, TNXP, Dân công hỏa tuyến Trường Sơn vào tổ chức của các Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh các địa phương, đơn vị. Ban Liên lạc Toàn quốc đã tích cực, chủ động phối hợp với Binh đoàn 12 giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn của các Ban Liên lạc địa phương giải quyết các chế độ chính sách còn tồn đọng sau chiến tranh…
Một trong những hoạt động ấn tượng của BLL Toàn quốc là việc tổ chức đoàn đại biểu thăm chiến trường xưa tại Lào từ ngày 29/3 đến 4/4/2011. Chuyến đi này đã đặt mối quan hệ hợp tác chính thức với Hiệp Hội CCB Quốc gia Lào và với lãnh đạo tỉnh Savanakhet. Đặc biệt đoàn đã tìm được địa đạo Nabo của Bộ Tư lệnh 559 giai đoạn 1967-1969 ở Mường Phìn, Savanaket, Lào. Ban Liên lạc Toàn quốc đã thành lập Ban Liên lạc Nữ chiến sĩ Trường Sơn (năm 2010), thành lập Câu Lạc bộ Nghệ thuật Trường Sơn (tháng 10/2007). Đặc biệt, Ban Liên lạc đã phối hợp với VTV tổ chức cầu truyền hình trực tiếp nhân kỷ niệm 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1999) tại Km 8 – Hang Tám Cô đường 20 Quyết Thắng, tây Quảng Bình.
BLL Toàn quốc đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan xuất bản nhiều ấn phẩm tuyên truyền về Trường Sơn như các cuốn sách: “Đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh” – cuốn sách ảnh bằng ba thứ tiếng: Việt-Anh-Pháp; “Huyền thoại Trường Sơn”, “Nửa thế kỷ dấu ấn Bộ đội Trường Sơn 1959 -1999”, “Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh lịch sử và dấu ấn” và “Trường Sơn - Văn thơ chọn lọc”…
3-ĐẠI HỘI THÀNH LẬP
HỘI TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG SƠN
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH VIỆT NAM VÀ NHIỆM KỲ II.
Để phát huy và giữ gìn truyền thống Trường Sơn; Để tập hợp đông đảo các chiến sĩ, TNXP, dân công hỏa tuyến Trường Sơn và giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống đời thường, Bộ đội Trường Sơn cần phải có một tổ chức có tư cách pháp nhân đảm đương trọng trách này. Đó là nhu cầu tình cảm của hàng vạn chiến sĩ Trường Sơn năm xưa…
Từ năm 2010, BLL Toàn quốc đã xúc tiến triển khai thủ tục thành lập Hội. Ngày 15/11/2010, BLL đã Quyết định thành lập Ban Vận động thành lập Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam. Ngày 29/12/2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 4606, công nhận Ban Vận động thành lập Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam. Và ngày 13/5/2011, Bộ Trưởng Bộ Nội vụ đã Quyết định về việc cho phép thành lập Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam. Ngày 13/5/2011 trở thành Ngầy Truyền thống của Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam.
Với truyền thống Trường Sơn, sau khi nhận được Quyết định, công tác chuẩn bị mọi mặt cho Đại hội đã được triển khai với một tốc độ thần tốc, chỉ chưa đầy 60 ngày.
Trong 2 ngày 4 và 5/7/2011, Đại hội thành lập Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam đã diễn ra tốt đẹp tại Hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ba Đình, Hà Nội. Đại hội đã thông qua Điều lệ; thông qua Chương trình hoạt động của nhiệm kỳ I với 8 mục tiêu nhiệm vụ cùng nhiều biện pháp tổ chức thực hiện. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành với 82 Ủy viên, Ban Kiểm tra với 5 thành viên (Đại tá Thái Sầm được Đại hội bầu làm Trưởng ban). Ban Chấp hành đã bầu Ban Thường vụ gồm 19 đồng chí; Thường trực Ban Thường vụ gồm Chủ tịch và 5 Phó Chủ tịch. Thiếu tướng Võ Sở được bầu làm Chủ tịch Hội. Các Phó Chủ tịch: Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, (Phó Chủ tịch Thường trực), Thiếu tướng Phan Khắc Hy, Thiếu tướng – Anh hùng Trường Sơn Nguyễn Bá Tòng, Thiếu tướng – Tiến sĩ Trần Danh Bích và Tiến sĩ Lê Thị Phương Thảo. (Năm 2014 bổ sung thêm Thiếu tướng Hoàng Kiền làm Phó Chủ tịch Hội).
Đại hội cũng đã suy tôn Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn làm Chủ tịch Danh dự và 15 đồng chí là cựu sĩ quan, TNXP Trường Sơn là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy và cán bộ lão thành Trường Sơn, lãnh đạo một số Tập đoàn kinh tế… làm Ủy viên Danh dự Ban Chấp hành.
Một sự kiện lịch sử vô cùng có ý nghĩa là Đại hội đã chứng kiến đại diện các Hội, Ban Liên lạc truyền thống Trường Sơn các địa phương, Ban Liên lạc các đơn vị truyền thống đã ký kết tự nguyện làm Thành viên của Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam (Hội TSVN).
Đại hội thành lập Hội Truyền thống Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh Việt Nam là sự kiện vô cùng có ý nghĩa đối với các chiến sĩ Trường Sơn năm xưa. Từ nay bộ đội, TNXP và Dân công hỏa tuyến Trường Sơn đã có một tổ chức riêng – một ngôi nhà chung của mình. Việc Hội ra đời cũng là sự đánh giá của Đảng và Nhà nước ta về vị trí, tầm vóc và sự cống hiến của Trường Sơn.
Hội có nhiệm vụ giáo dục hội viên giữ gìn và phát huy truyền thống Trường Sơn và hoạt động tình nghĩa Trường Sơn giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn, nâng cao đời sống và góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Trong hai ngày 8 và 9/9/2016, Đại hội nhiệm kỳ II (2016-2021) Hội TSVN đã được tiến hành trọng thể tại Nhà khách Bộ Quốc phòng và Hội Trường lớn Bộ Quốc phòng. Đại hội vinh dự đón đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương tới dự và trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Hội…
Đại hội đã bầu BCH với 102 Ủy viên; bầu Ban Kiểm tra với 5 thành viên. Đồng chí Thái Sầm được tín nhiệm tái cử làm Trưởng ban Kiểm tra. BCH đã bầu 23 đồng chí làm Ủy viên Ban Thường vụ; bầu Thường trực Ban Thường vụ gồm: Chủ tịch, Thiếu tướng Võ Sở, các Phó Chủ tịch: Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn (PCT Thường trực kiêm Tổng Thư ký), Thiếu tướng-TS Trần Danh Bích, Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng, TS Lê Thị Phương Thảo, Thiếu tướng Hoàng Kiền, Thiếu tướng Lương Sỹ Nhung. (Đồng chí Trần Danh Bích và Nguyễn Bá Tòng từ trần; TS Lê Thị Phương Thảo xin nghỉ vì lý do sức khỏe. Ngày 20/4/2020, BCH đã bầu bổ sung 3 đồng chí làm Phó Chủ tịch Hội: Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu, Đại tá Trần Văn Phúc, Đại tá Nguyễn Văn Ninh).
Đại hội Nhiệm kỳ II đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội là: “Tập hợp – Đoàn kết – Tổ chức vững chắc – Hoạt động hiệu quả”. Tư tưởng chỉ đạo này đã trở thành phương châm xây dựng và phát triển Hội trong giai đoạn mới.
Đại hội Nhiệm kỳ II của Hội đã tổng kết đánh giá cao thành tựu của Nhiệm kỳ I: “…Năm năm qua, bằng nhiệt huyết và tinh thần chủ động, sáng tao cùng với nỗ lực quyết tâm cao của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; được sự ủng hộ, giúp đỡ của các ngành, các cấp, các địa phương; với sự nỗ lực thực hiện của các cấp Hội, BLL và toàn thể hội viên, Hội đã vượt qua nhiều khó khăn, tổ chức triển khai tích cực chương trình hoạt động đã đề ra và đạt được kết quả to lớn, tương đối toàn diện”:
“…Sau 5 năm, tổ chức của Hội đã có bước phát triển nhanh chóng, sâu rộng từ Trung ương đến các địa phương, đơn vị truyền thống. Đầu nhiệm kỳ, mới chỉ có 2 tổ chức hội thành viên và 43 BLL ở các tỉnh thành và 53 BLL ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc BTL Trường Sơn trước đây, với hơn 18 vạn hội viên. Đến nay, Hội đã có 109 tổ chức thành viên và 301.141 hội viên cá nhân. Hệ thống tổ chức của Hội đã có ở 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 261 quận huyện, 3.008 xã phường (trong đó, có 34 tỉnh, thành, 154 quận, huyện và 1.497 phường, xã đã được địa phương cho phép thành lập Hội có đầy đủ tư cách pháp nhân) và 61 đơn vị truyền thống (trong đó có 18 đơn vị cấp cục và sư đoàn, số còn lại là các binh trạm, trung đoàn và một số đơn vị độc lập trực thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn trước đây; có 12 đơn vị đã thành lập Hội).
Ngày 31 tháng 12 năm 2016, Hội TSVN chính thức trở thành Thành viên thứ 46 của Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Võ Sở được bầu làm Ủy viên UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 12 Hội cấp tỉnh, 41 Hội cấp huyện đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp công nhận là Thành viên của Mặt trận. Hệ thống tổ chức Nữ chiến sỹ Trường Sơn cũng có bước phát triển mạnh mẽ và hoạt động sôi nổi, hiệu quả. Trung ương Hội có Ban Liên lạc Nữ chiến sỹ Trường Sơn toàn quốc, 28 tỉnh thành và 2 đơn vị truyền thống đã có BLL Nữ chiến sỹ Trường Sơn của địa phương, đơn vị mình. Ngoài ra còn có nhiều Hội đồng ngũ, Câu lạc bộ quân nhân… ở từng tỉnh hoặc liên tỉnh.
Năm năm qua (tính đến hết quý I.2016), Hội đã nhận được sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động tình nghĩa, với tổng giá trị: 139 tỷ, 655,5 triệu đồng (Trong đó riêng Trung ương Hội vận động trị giá 92 tỷ, 711,5 triệu đồng, các địa phương, đơn vị vận động trị giá 46 tỷ, 944 triệu đồng). Nhờ đó, đã hỗ trợ xây dựng được 1.834 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa nâng cấp 24 nhà (Trong đó, Trung ương Hội vận động hỗ trợ xây dựng được 1.306 nhà, các địa phương đơn vị tự vận động xây mới được 496 nhà, sửa chữa nâng cấp 24 nhà); tặng 3.357 sổ tiết kiệm (mức 3 - 5 triệu/sổ); 378 suất học bổng (800.000đ/suất), 850 chăn ấm cao cấp (800.000đ/chiếc); 46.293 suất quà cho các gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn; trợ cấp thường xuyên hàng tháng (mức 500.000đ/tháng) cho 216 chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Vận động các tổ chức nhân đạo từ thiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng 11 chị em nữ già yếu cô đơn. Ngoài ra các cấp hội còn vận động quyên góp được hàng chục tấn gạo, hàng trăm thùng mỳ tôm, hàng ngàn bộ quần áo, sách vở đồ dùng học tập giúp đồng bào và hội viên ở các vùng bão lụt, đồng bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, trong kết quả vận động tài trợ cho các hoạt động tình nghĩa nêu trên, có một phần đóng góp rất tích cực, hiệu quả của Ban Công tác Nữ, Ban Liên lạc Nữ chiến sỹ Trường Sơn của Trung ương Hội và các địa phương…
Đầu năm 2013, Trung ương Hội đã mở cuộc vận động “Hội viên Trường Sơn sản xuất giỏi, xóa đói, giảm nghèo, giúp nhau khắc phục khó khăn nâng cao đời sống”. Phong trào đã và đang được các tổ chức Hội, hội viên ở các địa phương triển khai thực hiện và đạt kết quả bước đầu. Theo báo cáo của 26 địa phương có 2.770 hội viên được đồng đội giúp vốn sản xuất, kinh doanh không lấy lãi với tổng số tiền 3 tỷ 584 triệu đồng; 8.167 hội viên được đồng đội tặng vật nuôi, cây giống để phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Bằng sự nỗ lực vượt khó vươn lên của bản thân và sự trợ giúp của đồng đội và cộng đồng 2.447 hộ hội viên đã vươn lên thoát nghèo, 5003 hộ hội viên từ cận nghèo vươn lên có mức sống trung bình…”
Nhiệm kỳ II (2016-2021):
Hội có 95 đầu mối; 40/48 tỉnh thành phố, 190 quận huyện, 1.571 xã phường, thị trấn được thành lập Hội theo Nghị định 45CP.
Hội đã phối hợp với các đài và kênh truyền hình trình chiếu 25 phim tài liệu, 8 chương trình phóng sự về Trường Sơn và Hội Trường Sơn; tổ chức 7 cuộc triển lãm tranh Trường Sơn; Các tập thể và cá nhân hội viên đã xuất bản 188 đầu sách các thể loại phản ảnh về Trường Sơn hôm qua và Hội Trường Sơn hôm nay.
Hội đã huy động mọi nguồn lực được 80,7 tỷ đồng. Trong đó tài trợ trực tiếp cho các hoạt động truyền thống, lịch sử 21 tỷ đồng; Tài trợ cho các hoạt động tình nghĩa là 59,7 tỷ đồng (Xây dựng tặng 474 căn nhà mới, sửa chữa nâng cấp 185 căn nhà; tặng 55.037 suất quà; 294 sổ tiết kiệm; 326 suất học bổng; 50 suất học nghề trung cấp 2,5 năm; 1.270 chiếc chăn ấm cao cấp; 45 xe lăn; tài trợ khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuộc miễn phí cho 4.975 hội viên; hỗ trợ tiền mổ cho 226 hội viên mắc bệnh nặng; nuôi dưỡng 14 chị em hội viên đơn thân già yếu tại trung tâm; trợ cấp thường xuyên (với mức 500 ngàn đồng/người/tháng) trong năm 2016, 2017, 2018 là 215 người, năm 2019 là 30 người, năm 2020 là 61 người).
Phối hợp với Binh đoàn 12 giải quyết chế độ chính sách tồn đọng cho 140 trường hợp (đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng cho 2 lãnh đạo cao cấp của Trường Sơn; công nhận 3 liệt sĩ; giải quyết chế độ thương binh cho 35 người; giải quyết chế độ nhiễm chất độ da cam cho 100 người); tra cứu hồ sơ liệt sĩ cho 827 gia đình; xác nhận hồ sơ giải quyết chế độ chính sách cho 4.469 người…).
Hội đã có 14.862 hội viên tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương. Các hội viên đã hiến 252.495 m2 đất; đóng góp 91.827 ngày công lao động; đóng góp tiền và ủng hộ vật liệu có giá trị gần 8,1 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn và các công trình công cộng. Tham gia đóng góp từ thiện, biển đảo, khắc phục thiên tai 22,1 tỷ đồng; tặng 65 tấn gạo, 3.340 thùng mỳ tôm, 8.431 suất quà, trị giá hơn 2,25 tỷ đồng cùng 12.762 bộ quần áo, 22.000 cuốn sách vở, 80 chăn ấm cao cấp.
4- TẬP TRUNG XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN VỀ TỔ CHỨC HỘI
Khi thành lập, Hội TSVN mới chỉ mới tập hợp được hơn 18 vạn hội viên. Hàng chục vạn bộ đội, TNXP, Dân công hỏa tuyến Trường Sơn cần phải được nhanh chóng gia nhập Hội. Đó là quyết tâm chính trị của Hội TSVN ngay từ khi thành lập.
Các đồng chí lãnh đạo Hội sau Đại hội đã tỏa về các địa phương không chỉ đôn đốc mà còn trực tiếp vào cuộc giúp đỡ các Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sơn các địa phương tìm nhân sự, chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập Hội và tiếp tục phát hiện, tập hợp hội viên vào tổ chức Hội.
Trừ Hà Nội, thành lập từ năm 2009 khi còn tỉnh Hà Tây, thì những tháng cuối cùng của năm 2011 đã có 3 địa phương tiến hành Đại hội thành lập Hội theo Nghị định 45CP, là: Phú Thọ (31-11-2011), Bình Dương (28-11-2011), Bắc Giang (30-12-2011).
Bước sang năm 2012 đã có 14 tỉnh, thành phố tiến hành Đại hội thành lập Hội: Khánh Hòa (12-2-2012), Bắc Ninh (27-2-2012), Hải Dương (6-3-2012), Bắc Cạn (18-4-2012), Nghệ An (15-5-2012), Bình Thuận (19-5-2012), Hà Tĩnh (26-5-2012), Cao Bằng (31-5-2012), Yên Bái (15-6-2012), Thanh Hóa (22-6-2012), Thái Nguyên (20-7-2012), Lào Cai (15-8-2012), Quảng Ninh (22-8-2012), Hưng Yên (26-12-2012).
Năm 2013 có thêm 8 địa phương thành lập Hội: Nam Định (13-1-2013), Bà Rịa Vũng Tàu (7-3-2013), Hòa Bình (19-3-2013), Phú Yên (17-3-2013), Đắc Lắc (24-3-2013), Hà Giang (26-9-2013), Lâm Đồng (25-10-2013), Thái Bình (8-11-2013).
Năm 2014 có thêm 5 địa phương thành lập Hội, là: Quảng Bình (6-5-2014), Quảng Ngãi (18-7-2014), Hà Nam (20-7-2014), Kon Tum (8-10-2014), Kiên Giang (10-11-2014).
Các địa phương lần lượt thành lập Hội: Ninh Bình (19-8-2015), Đà Nẵng (30-5-2016), Lạng Sơn (17-7-2016), Sơn La (23-11-2016), Vĩnh Phúc (17-2-2017), Thừa Thiên - Huế (17-9-2017), Hải Phòng (24-11-2017), Gia Lai (18-12-2017).
Bằng sự nỗi lực vận động, thuyết phục cấp ủy đảng, chính quyền và tập hợp, phát triển hội viên, hàng trăm Hội TS cấp quận, huyện và Hội TS xã, phường liên tiếp được thành lập tại các địa phương theo Nghị định 45 CP. Các cấp Hội đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội địa phương. Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả ở cơ sở, Hội Trường Sơn nhanh chóng tạo được vị thế và uy tín xã hội…
Có thể nói, Nhiệm kỳ I là nhiệm kỳ thành công trong việc phát triển tổ chức Hội và tập hợp hội viên sinh hoạt trong tổ chức Hội. (xem số liệu về công tác tổ chức Hội tại mục “3 - Đại hội thành lập Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam và Đại hội Nhiệm kỳ II”).
Đến nay, hầu hết Hội Trường Sơn các địa phương đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm kỳ I và tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ II.
Hội TS các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, Yên Bái…. Là những đơn vị hoạt động toàn diện, hiệu quả, có uy tín với địa phương và là những lá cờ đầu trong hoạt động của Hội Trường Sơn Việt Nam. Đặc biệt, Hội TS TP. Hà Nội đã có bước chuyển biến mạnh mẽ về công tác tổ chức và hoạt động Hội sau Đại hội Nhiệm kỳ III. Tháng 6/2020, Hội TS Hà Nội là Hội địa phương duy nhất có trang Websitte riêng.
Tính đến hết năm 2020, cả nước có 40/48 tỉnh, thành phố đã có tổ chức Hội. Hội TSVN đã tập hợp được gần 320.000 hội viên Trường Sơn sinh hoạt tại 95 đơn vị thành viên là Hội Trường Sơn và Ban Liên lạc truyền thống Trường Sơn trong cả nước.
Qua những chuyến đi thực tiễn, lãnh đạo Hội đã phát hiện thấy hoạt động Hội ở cơ sở đã xuất hiện những hạn chế ở đội ngũ lãnh đạo – nhất là lãnh đạo chủ chốt. Một số cán bộ Hội bộc lộ sự bất cập nhất định trước đặc thù của tổ chức Hội; việc thực hiện Điều lệ, Quy chế trong quản lý vận hành hoạt động Hội còn có những đơn vị không thực hiện nghiêm, gây nên những vướng mắc, và thiếu xót, khuyết điểm; việc quản lý hội viên nhiều nơi chưa chặt chẽ, nhất là ở các đơn vị truyền thống… 5 năm của nhiệm kỳ I, Hội tập trung phát triển về tổ chức và hội viên và đã đạt được những mục tiêu ban đầu. Sang nhiệm kỳ II, Hội đã có sự chuyển hướng bằng việc đưa ra phương châm hoạt động cũng là tư tưởng chỉ đạo của xây dựng và phát triển Hội trong giai đoạn mới. Đó là: “Tập hợp – Đoàn kết – Tổ chức vững chắc – Hoạt động hiệu quả”. Đây là phương châm không chỉ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn mà còn là mục tiêu cốt lõi của sự nghiệp xây dựng và phát triển của Hội TSVN xuyên suốt trong giai đoạn mới – nhiều nhiệm kỳ tiếp theo của Hội.
Suốt 5 năm của nhiệm kỳ II, lãnh đạo Hội đã bám sát, chỉ đạo các cấp Hội, BLL thực hiện phương châm này. Phương châm này tiếp tục được chỉ đạo, triển khai, tháo gỡ những vướng mắc trên thực tế của không ít đơn vị.
Trước thực tiễn và yêu cầu mới của công tác Hội đặt ra từ cơ sở, năm 2019, Thường trực Ban Thường vụ Hội đã có sự điều chỉnh mục tiêu cụ thể để các cấp Hội, đơn vị trực thuộc thực hiện trong việc tổ chức và hoạt động Hội: “Tổ chức vững chắc – Hoạt động thực chất và hiệu quả”. Đây là một bước điều chỉnh cần thiết và phù hợp về phương châm và mục tiêu của Hội trong giai đoạn mới xây dựng và phát triển Hội. Tư tưởng chỉ đạo này đã và đang được các cấp Hội triển khai thực hiện khá hiệu quả.
Tính đến 2016, Hội TSVN có 112 đầu mối trực thuộc. Trước yêu cầu mới, Hội cần phải thu gọn đầu mối một cách phù hợp. Vì thế, năm 2017 Hội đã có phương án sắp xếp lại còn 95 đầu mối trực thuộc. Cuối năm 2019, Hội kiên quyết triển khai thực hiện sự điều chỉnh này.
Đây là một bước điều chỉnh công tác tổ chức phù hợp với thực tiễn của Hội TSVN.
5- THÀNH LẬP CÁC TỔ CHỨC ĐẶC THÙ
ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP
Thành lập Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn
-Ngày 20/9/2009, Ban Liên lạc toàn quốc Bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam đã thành lập Ban Liên lạc Nữ chiến sĩ Trường Sơn.
-Ngày 5/9/2016, Thường trực Ban Thường vụ Hội TSVN đã quyết định thành Hội Nữ Chiến sĩ Trường Sơn (Hội Nữ CSTS) trên cơ sở Ban Liên lạc Nữ CSTS. Cả nước có 42 đầu mối (32 tỉnh, thành phố và 10 đơn vị truyền thống) có tổ chức Nữ; tập hợp được gần 30.378 hội viên nữ CSTS, trong đó có 8 tỉnh thành phố thành lập Hội Nữ CSTS. 13 cán bộ Hội Nữ CSTS các cấp là Ủy viên BCH Hội Trường Sơn Việt Nam.
-Đã có 200 tập thể và cán bộ, hội viên Nữ CSTS được vinh danh.
-Từ năm 2009 đến 2016, Hội Nữ CSTS đã khai thác các nguồn lực được 80,5 tỷ đồng cho các hoạt động tình nghĩa, (trong đó xây tặng 1.000 ngôi nhà, trợ cấp thường xuyên cho 216 hội viên nữ cô đơn, khó khăn về đời sống…)
- Nhiệm kỳ I (2016 – 2020): Vận động các nguồn lực được 20 tỷ đồng (trong đó Hội Nữ Trung ương: 15,62 tỷ đồng, Nữ các địa phương và đơn vị truyền thống: 4,353 tỷ đồng) để tặng 924 sổ tiết kiệm, xây mới và sửa chữa 82 nhà; tặng 46 con lợn giống; giúp đỡ hội viên vây vốn không lấy lãi trên 900 triệu đồng…
Hội Nữ CSTS được thành lập đã tập hợp và tận dụng thế mạnh đặc thù của các nữ chiến sĩ Trường Sơn trong việc chăm lo cho công tác tình nghĩa Trường Sơn. Thành công của Hội Nữ CSTS các cấp trong thời gian qua đã khẳng định vai trò và sự đóng góp hiệu quả vào hoạt động chung của Hội Trường Sơn các cấp. Nhiều Hội Nữ CSTS đã tạo được uy tín với lãnh đạo địa phương.
Ngày 25 và 26/11/2020, Đại hội nhiệm kỳ II (2020 -2025) của Hội Nữ CSTS đã tổ chức thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng mới cho hoạt động của các hội viên Nữ CSTS.
Thành lập các CLB, Đội Văn nghệ Trường Sơn
Trong quá khứ, lực lượng văn hóa nghệ thuật và báo chí của Trường Sơn rất quan trọng. Họ đã góp phần cùng các binh chủng khác của Bộ đội Trường Sơn viết nên một Trường Sơn huyền thoại. Tiềm năng trong lĩnh vực này của các chiến sĩ Trường Sơn khá dồi dào. Vì thế, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và báo chí đã được Ban Liên lạc Toàn quốc trước đây và Hội TSVN hôm nay đặc biệt quan tâm.
Từ 2007, BLL Toàn quốc đã tạo mọi điều kiện để Câu Lạc bộ Nghệ thuật Trường Sơn được thành lập. CLB đã quy tụ được các cựu chiến sĩ văn công Trường Sơn, văn nghệ xung kích của các sư đoàn tham gia CLB. 13 năm ra đời, CLB đã có bước trưởng thành vượt bậc. Nhiều chương trình nghệ thuật được xây dựng và biểu diễn hàng trăm buổi phục vụ các đơn vị Trường Sơn và nhân dân các địa phương. CLB đã mang hình ảnh Trường Sơn, truyền cảm hứng về Trường Sơn tới các đồng đội và các đối tượng xã hội. Tiếp đến là việc thành lập CLB Nghệ thuật Phong Lan Trường Sơn. Là CLB ra đời đầu năm 2017 nhưng CLB đã nhanh chóng khẳng định chất lượng nghệ thuật, nhiều chương trình nghệ thuật đã được xây dựng và biểu diễn thành công. CLB đã được nhiều Đài Truyền hình giới thiệu trên các kênh sóng, lan tỏa hình ảnh Trường Sơn và Hội Trường Sơn Việt Nam với xã hội. CLB Văn nghệ Trung tâm Tổ chức thăm chiến trường xưa thành lập từ năm 2010; CLB đã tổ chức hàng trăm buổi biểu diễn phục vụ các đối tượng xã hội và hỗ trợ hiệu quả cho Trung tâm thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Hội đã chỉ đạo các cấp Hội, các đơn vị truyền thống xúc tiến thành lập các CLB, Đội Văn nghệ Trường Sơn của các địa phương, đơn vị. Tính đến nay hơn 24 Hội Trường Sơn các địa phương có CLB, Đội Văn nghệ Trường Sơn được thành lập và hoạt động khá hiệu quả. Hơn 80 Hội Trường Sơn cấp quận huyện, thị xã cũng thành lập được Đội Văn nghệ Trường Sơn; hàng trăm xã phường có Đội Văn nghệ Trường Sơn. Các CLB Văn nghệ Trường Sơn hoạt động hiệu quả, có các chương trình nghệ thuật chất lượng, tiêu biểu như các CLB của Hội Trường Sơn, Ban Liên lạc các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh…
Các CLB, Đội Văn nghệ Trường Sơn thực sự là lực lượng nòng cốt lan tỏa phong trào ca hát tại cơ sở. Nhiều đơn vị nhanh chóng tạo được uy tín tại địa phương.
Chào mừng sự kiện 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (1959 -2019), Hội đã tổ chức Liên hoan ca múa nhạc tại 6 khu vực trong cả nước: Khu vực Tây bắc và Việt Bắc, Khu vực Đông bắc, Khu vực đồng bằng sông Hồng, Khu vực Bắc miền Trung, Khu vực miền Đông Nam Bộ và Khu vực Hà Nội. Liên hoan là một sự kiện VHNT lớn tạo được tiếng vang và dấu ấn tại các địa phương; Liên hoan đã huy động được 40 CLB, Đội Văn nghệ Trường Sơn trong cả nước tham gia. 40 tiết mục xuất sắc đã được chọn về biểu diễn ngày Hội 60 năm.
Liên hoan ca múa nhạc 6 khu vực của Hội năm 2019 là sự khẳng định tiềm năng văn nghệ của Hội Trường Sơn cả nước và cũng khẳng định phương thức tổ chức “xã hội hóa” hoàn toàn đúng đắn và hiệu quả của Hội trong việc huy động nguồn lực ở cơ sở.
Thành lập Hội Văn học Nghệ thuật Trường Sơn
Hội viên Trường Sơn trong cả nước có tiềm năng say mê viết văn, viết báo, làm thơ khá hùng hậu. Phải phát hiện, tập hợp, động viên, định hướng họ vào một tổ chức để sáng tạo, để cống hiến ngày càng hiệu quả hơn cho Trường Sơn cho Hội Trường Sơn Việt Nam hôm nay.
Vì thế, Hội Văn học nghệ thuật Trường Sơn – đơn vị trực thuộc Hội Trường Sơn Việt Nam đã được thành lập ngày 22/3/2017. Đây là một sáng tạo độc đáo của Hội Trường Sơn Việt Nam trong việc tập hợp, khai thác thế mạnh của hội viên Trường Sơn. Với 78 hội viên sáng lập, đến cuối năm 2020, Hội Văn học nghệ thuật Trường Sơn đã có 254 hội viên trong cả nước. 3 đơn vị: CLB Nghệ thuật Phong Lan Trường Sơn, CLB Thơ Trường Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, CLB Thơ ca phường Hạp Lĩnh, TP. Bắc Ninh đã trở thành Thành viên Tập thể của Hội VHNT Trường Sơn.
Chi hội VHNT Trường Sơn Bắc Ninh, Yên Bái, Thái bình, Hải Phòng đã được thành lập và hoạt động khá hiệu quả.
Đội ngũ hội viên Hội VHNT Trường Sơn đã tham gia tích, hiệu quả cho Trang báo điện tử Trường Sơn và Bản tin Trường Sơn suốt nhiều năm qua.
Hội VHNT Trường Sơn cũng đã động viên, khích lệ các hội viên tiếp tục sáng tạo nghệ thuật và công bố các tác phẩm của mình. Hội đã xuất bản 4 ấn phẩm văn và thơ chọn lọc: “Tỏa sáng Trường Sơn”, “Trường Sơn thuở ấy bây giờ”, “Hào khí Trường Sơn” và “Mây trắng Trường Sơn”. Hội viên Hội VHNT Trường Sơn đã sáng tác các ca khúc truyền thống: “Bài ca Hội Truyền thống Trường Sơn”, “Hội Doanh nhân Trường Sơn”, “60 năm Trường Sơn Anh hùng” – của Vũ Minh Vỹ; “Hào khí Trường Sơn” của Đào Hữu Thi.
Rất nhiều hội viên Hội VHNT Trường Sơn đã công bố nhiều xuất bản phẩm cá nhân viết về đề tài Trường Sơn hôm qua và hôm nay với đủ thể loại: Tiểu thuyết, truyện ký, ký, hồi ức, thơ… Tính từ năm 2007 đến hết nhiệm kỳ I (năm 2016) Hội đã xuất bản hơn 100 đầu sách các loại. Từ Đại hội Nhiệm kỳ II đến hết năm 2020 Hội Trường Sơn Việt Nam trong cả nước đã xuất bản 188 ấn phẩm đủ các thể loại với đề tài Trường Sơn hôm qua và Trường Sơn hôm nay. (Riêng các hội viên Hội VHNT Trường Sơn công bố 125 ấn phẩm). Nhờ thế mà lịch sử, truyền thống Trường Sơn đã và đang được tuyên truyền, lan tỏa, góp phần vào việc quảng bá hình ảnh của Hội Trường Sơn Việt Nam với xã hội.
Lần đầu tiên, Hội TSVN và Hội VHNT Trường Sơn đã tổ chức thành công Trại viết Đồ Sơn, tháng 10/2019 cho 36 hội viên. Trại viết đánh dấu không chỉ sự nỗ lực, quyết tâm và tầm nhìn của Hội mà còn thể hiện cách đầu tư thiết thực, hiệu quả đối với đội ngũ làm công tác VHNT và Báo chí của Hội. Trại viết Đồ Sơn đã góp phần quan trọng để Hội VHNT Trường Sơn cho ra mắt ấn phẩm văn – thơ dày dặn mang tên “Mây trắng Trường Sơn” có chất lượng, góp phần vào công tác tuyên truyền Trường Sơn hôm qua và hôm nay.
Trại viết Đồ Sơn lần thứ 2 sẽ được tổ chức từ ngày 1 đến 8 tháng 10 năm 2021.
Thành lập Trung tâm Tổ chức Thăm chiến trường xưa Quân tình nguyện Việt Lào - Bộ đội Trường Sơn và Trung tâm Hỗ trợ Nhân đạo Trường Sơn.
Trước nhu cầu của các hội viên Trường Sơn về việc thăm chiến trường xưa, góp phần vào việc giáo dục và phát huy truyền thống Trường Sơn; năm 2015, Hội đã có quyết định thành lập “Thành lập Trung tâm Tổ chức Thăm chiến trường xưa Quân tình nguyện Việt Lào - Bộ đội Trường Sơn”. Đây là Trung tâm đầu tiên trực thuộc Hội được thành lập. 6 năm qua, vượt qua nhiều khó khăn về kinh nghiệm hoạt động, về nhân sự và kinh phí, Trung tâm bước đầu đã tạo được chỗ đứng đối với các cấp Hội, đơn vị và hội viên cả nước. Trung tâm còn thu hút nhiều đối tượng xã hội tham gia các tua du lịch ấn tượng tại Lào, tại các tỉnh miền Trung, các tỉnh phía Nam và phía Bắc. Trung tâm xây dựng được nhiều tua ấn tượng hợp lý. Điều vui mừng là từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã tổ chức hàng trăm chuyến đi đều an toàn tốt đẹp. Trung tâm cũng đã tích cực đóng góp kinh phí cho Hội. Hoạt động của Trung tâm đã góp phần vào đầy ý nghĩa vào việc giáo dục và phát huy truyền thống Trường Sơn hôm nay.
Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Nhân đạo Trường Sơn
Trung tâm hoạt động từ thiện xã hội và dạy nghề do một số nhà giáo và cán bộ quân đội nghỉ hưu thành lập. Từ vị trí và uy tín xã hội của Hội TSVN, năm 2018, lãnh đạo Trung tâm này đã tìm đến Hội Trường Sơn Việt Nam. Họ bày tỏ nguyện vọng muốn Trung tâm của họ được trở thành một đơn vị thành viên của Hội và được mang tên Trung tâm Nhân đạo Trường Sơn.
Sau khi nghiên cứu, xem xét, lãnh đạo Hội TSVN ghi nhận tình cảm và nguyện vọng của Trung tâm. Hội đã giúp đỡ Trung tâm xây dựng Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động…và ra Quyết định thành lập Trung tâm Nhân đạo Trường Sơn. Từ năm 2018 đến nay, Trung tâm Nhân đạo Trường Sơn đã có nhiều hoạt động tích cực theo đúng tôn chỉ mục đích. Trung tâm đã tổ chức nhiều chuyến đi khám bệnh, tư vấn sức khỏe và tặng thuốc miễn phí cho hội viên Trường Sơn tại nhiều địa phương khu vực phía Bắc. Trung tâm còn tặng nhiều học bổng là khóa đào tạo với gói kinh phí lớn, trị giá nhiều tỷ đồng dành cho con cháu các hội viên Trường Sơn. Hoạt động của Trung tâm để lại nhiều dấu ấn đẹp tại nhiều địa phương.
Tính đến nay Trung tâm đã hỗ trợ khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho hàng vạn hội viên Trường Sơn và các đối tượng chính sách tại Bắc Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình và Hà Nội. Tặng 3.300 hộp thuốc trị giá 565 triệu đồng, hỗ trợ trị liệu 180 triệu đồng. Tổng trị giá lên tới 745 triệu đồng. Cấp 50 học bổng đào tạo nghề trung cấp trị giá hàng tỷ đồng cho con cháu hội viên Trường Sơn.
Trung tâm Nhân đạo Trường Sơn ra đời và hoạt động hiệu quả không chỉ minh chứng cho uy tín xã hội của Hội TSVN mà còn khẳng định hoạt động phong phú của Hội.
Tháng 12/2020, Hội TSVN đã tiến hành củng cố về tổ chức của Trung tâm với tên gọi mới: Trung tâm Hỗ trợ Nhân đạo Trường Sơn; Kiện toàn bộ máy lãnh đạo và vận hành theo mô hình mới phù hợp và hiệu quả hơn.
Thành lập Hội Doanh nhân Trường Sơn
Từ yêu cầu của thực tiễn, cần phải có một tổ chức tập hợp những doanh nhân nữ là chiến sĩ Trường Sơn để có điều kiện hỗ trợ cho công tác tình nghĩa Trường Sơn. Câu Lạc bộ Gia đình Nữ Doanh nhân Trường Sơn – trực thuộc Hội Nữ Chiến sĩ Trường Sơn được thành lập ngày 8/3/2017 theo sáng kiến của đồng chí Trần Thị Chung, Ủy viên BCH Hội TSVN, Phó Chủ tịch Hội Nữ Chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam.
Sau gần 2 năm thành lập, CLB Gia đình Nữ doanh nhân Trường Sơn đã có nhiều hoạt động ấn tượng: Huy động góp vốn của hội viên được hơn 1 tỷ đồng không tính lãi. CLB đã đầu tư cho hội viên triển khai phát triển kinh tế được vay vốn sản xuất không tính lãi từ CLB; tặng nhà tình nghĩa Trường Sơn cho hội viên nghèo có khó khăn về nhà ở…
Trước đó, năm 2017, Hội TS tỉnh Thanh Hóa đã thành lập CLB Chiến sĩ Trường Sơn Thanh Hóa làm kinh tế giỏi. Một số Hội TS cấp huyện cũng đã thành lập được mô hình CLB này và hoạt động hiệu quả, nhất là việc trao đổi kinh nghiệm, nhân rộng mô hình làm kinh tế hiệu quả.
Năm 2018, Hội TS tỉnh Hưng Yên đã thành lập CLB doanh nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hưng Yên. CLB thu hút gần 100 doanh nhân Trường Sơn tham gia CLB.
Từ mô hình hoạt động của CLB Gia đình Nữ doanh nhân Trường Sơn, và các CLB Thanh Hóa, Hưng Yên, Thường trực Ban Thường vụ đã triển khai đề án “Thành lập Hội Doanh nhân Trường Sơn”. Ngày 20/12/2018, tại Hội trường Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh, Đại hội thành lập Hội Doanh nhân Trường Sơn nhiệm kỳ thứ nhất (2018-2023) đã diễn ra trọng thể. 60 đại biểu doanh nhân tiêu biểu đã về dự. Đại hội đã thông qua Điều lệ, Quy chế hoạt động và Chương trình công tác. Các đại biểu danh nhân sáng lập Hội đã bầu Ban Chấp hành với 12 Ủy viên. Thiếu tướng Lương Sỹ Nhung, Phó Chủ tịch Hội TSVN được bầu là Chủ tịch Hội Doanh nhân Trường Sơn. Doanh nhân Trần Thị Chung, Ủy viên BCH Hội TSVN, Phó Chủ tịch Hội Nữ CSTS được bầu làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội Doan nhân Trường Sơn. Đồng chí Đỗ Đình Tùy, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Trường Sơn vừa và nhỏ tỉnh Hưng Yên được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trường Sơn. Ca khúc “Hội Doanh nhân Trường Sơn” – nhạc và lời của nhạc sĩ Vũ Minh Vỹ được công bố chào mừng Đại hội. Ca khúc trở thành bài hát chính thức của Hội Doanh nhân Trường Sơn.
Sau Đại hội, để hoạt động của CLB Gia đình Nữ doanh nhân Trường Sơn thuận lợi, Lãnh đạo Hội TSVN và Hội Nữ CSTS đã quyết định chuyển CLB Gia đình Nữ doanh nhân Trường Sơn về trực thuộc Hội Doanh nhân Trường Sơn.
“Hội Doanh nhân Trường Sơn” là một sáng tạo trong xây dựng tổ chức của Hội Trường Sơn Việt Nam. Bước đầu Hội đã và đang tập hợp đội ngũ doanh nhân là các chiến sĩ Trường Sơn vào trong một tổ chức, góp phần tích cực vào công tác tình nghĩa Trường Sơn.
6- ĐỀ NGHỊ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG NHẬN
46 DI TÍCH TRƯỜNG SƠN LÀ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
Đây là một thành công mang ý nghĩa đặc biệt đối với Hội TSVN trong 10 năm qua.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử vô giá của Trường Sơn huyền thoại, Thường trực Ban Thường vụ Hội TSVN ngay từ sau khi thành lập đã khởi xướng việc xây dựng và hoàn thiện hồ sơ về các di tích Trường Sơn. Hội đã chủ động đề xuất, thống nhất với Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12 về việc lập hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận các di tích lịch sử Trường Sơn là Di tích Quốc gia Đặc biệt. Đề xuất đã được Binh đoàn 12 nhất trí cao.
Đường Trường Sơn có hàng trăm di tích lịch sử nổi tiếng ở cả Đông và Tây Trường Sơn. Trước mắt, Hội đề xuất lựa chọn những di tích lịch sử tiêu biểu nhất ở Đông Trường Sơn để thống nhất với Binh đoàn 12 xây dựng hồ sơ. Tập thể Thường trực Hội và Ban Lịch sử - Truyền thống đã đầu tư nhiều công sức, trí tuệ cho việc xây dựng các bộ hồ sơ di tích. Lãnh đạo Hội và Ban Lịch sử -Truyền thống đã nhiều lần tham gia cùng Binh đoàn 12 tiến hành khảo sát thực địa, vẽ bản đồ, xác định vị trí đặt bia, chụp ảnh, hoàn thiện hồ sơ di tích. Có thể nói để hoàn tất 46 bộ hồ sơ di tích lịch sử Trường Sơn trải dài trên hơn 11 tỉnh từ Nghệ An vào tới Bình Phước của Việt Nam là một công trình đồ sộ, công phu và đầy khó khăn. Việc thuyết phục các cơ quan chức năng bằng bộ hồ sơ khoa học để phê duyệt các hồ sơ di tích lịch sử Trường Sơn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là một kỳ công.
Ngày 30-12-2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định công nhận 37 Di tích lịch sử Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh là Di tích Quốc gia Đặc biệt đầu tiên.
Ngày 09/12/2018, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung thêm 9 Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt đợt II.
46 Di tích Quốc gia Đặc biệt thuộc 11 tỉnh sau đây:
Tỉnh Nghệ An:
1. Di tích Km0 - Tân Kỳ (thị trấn Tân Kỳ).
Tỉnh Hà Tĩnh
2. Di tích Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc).
3. Di tích Hương Đô - Hương Khê (huyện Hương Khê).
Tỉnh Quảng Bình:
4. Di tích Ngầm Khe Rinh (huyện Minh Hóa).
5. Di tích Phà Gianh (huyện Bố Trạch).
6. Di tích Đèo Đá Đẽo (huyện Minh Hóa).
7. Di tích Hang Hóa Tiến - Chỉ huy sở Bộ Tư lệnh 559 - Bộ đội Trường Sơn (huyện Minh Hóa).
8. Di tích Bến phà Xuân Sơn (huyện Bố Trạch).
9. Di tích Hang Thông tin Km4 - Đường 20 (huyện Bố Trạch).
10. Di tích Hang NH (Tổng kho NH) (huyện Bố Trạch).
11. Di tích Dốc Ba Thang - Đường 20 Quyết Thắng (huyện Bố Trạch).
12. Di tích Phà Long Đại (huyện Quảng Ninh).
13. Di tích Km0 - Đường 10 (huyện Quảng Ninh).
14. Di tích Cầu Ka Tang (huyện Tuyên Hóa).
15. Di tích Ngã tư Thạch Bàn (huyện Lệ Thủy).
16. Di tích Làng Ho (huyện Lệ Thủy).
17. Di tích Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh 559 - Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh).
18. Di tích Hang Tám Thanh niên xung phong (huyện Bố Trạch).
19. Di tích Đồi Cha Quang (Đồi 37) thuộc địa phận Bản Yleng, xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa).
20. Di tích Cổng Trời: Km 34+500 đường 12A thuộc địa phận xã Dân Hóa, (huyện Minh Hóa).
21. Di tích ngầm Cà Ròong: Km 52 đường 20 Quyết thắng thuộc địa phận xã Thượng Trạch, (huyện Bố Trạch).
Tỉnh Quảng Trị:
22. Di tích Khe Hó (huyện Vĩnh Linh).
23. Di tích Cầu treo Bến Tắt (huyện Gio Linh).
24. Di tích Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn (huyện Gio Linh).
25. Di tích Chỉ huy sở Bộ Tư lệnh Trường Sơn (1974 - 1975) (huyện Gio Linh).
26. Di tích Cầu ĐắkRông (huyện Đắk Rông).
27. Di tích Cảng Đông Hà (thành phố Đông Hà).
28. Di tích Bến thuyền làng Mai Xá thuộc địa phận xã Gio Mai, (huyện Gio Linh).
Tỉnh Thừa Thiên - Huế:
29. Di tích Km0 đường B.45A (huyện A Lưới).
30. Di tích Km0 đường B71 (huyện A Lưới).
31. Di tích Cụm địa đạo Chỉ huy Sở Binh trạm 42 (huyện A Lưới).
32. Di tích Dốc Con Mèo (huyện A Lưới).
33. Di tích Ngã ba đường 72 – đường 14B thuộc địa phận xã Phú Vịnh, xã Hồng Thượng và xã Sơn Thủy, (huyện A Lưới).
34. Di tích Ngã ba đường 73 – đường 14B thuộc địa phận xã Hương Lâm, (huyện A Lưới).
Tỉnh Quảng Nam:
35. Di tích Bến Giằng (huyện Nam Giang).
36. Di tích Khâm Đức - Chỉ huy sở Tiền phương Bộ Tư lệnh Trường Sơn (huyện Phước Sơn).
37. Di tích Đèo Bù Lạch, thuộc địa phận xã A Nông, (huyện Tây Giang).
Tỉnh Kon Tum:
38. Di tích Mô Ray (huyện Sa Thày).
39. Di tích Ngã ba biên giới thuộc địa phận làng I Ệc, xã Bờ Y, (huyện Ngọc Hồi).
Tỉnh Gia Lai:
40. Di tích Ia Dom (xã Ia Dom - huyện Đức Cơ).
Tỉnh Đắk Lắk:
41. Di tích Serêpôc (huyện Buôn Đôn).
Tỉnh Đắk Nông:
42. Di tích Địa điểm bắt liên lạc Khai thông đường Hồ Chí Minh - đoạn Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ (huyện Đăk Song).
43. Di tích Bu Prăng (huyện Tuy Đức).
Tỉnh Bình Phước:
44. Di tích Bù Gia Mập (huyện Phước Long).
45. Di tích Kho xăng Lộc Quang (huyện Lộc Ninh).
46. Di tích Điểm cuối đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh – 1973 thuộc địa phận thị trấn Chơn Thành, (huyện Chơn Thành).
Tại Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, ngày 17/5/2014 tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao Quyết định công nhận Di tích Quốc gia Đặc biệt – Đường Trường Sơn cho Lãnh đạo UBND của 11 tỉnh.
Tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, ngày 18/5/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng trao Bằng công nhận Di tích Quốc gia Đặc biệt cho UBND 6 tỉnh.
Hội TSVN còn chủ động, tích cực vận động các nguồn lực để xây dựng các Bia di tích, như: Di tích Khe Hó, Di tích Bốt Lũ (Kim Giang, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Trước đó, Hội đã cùng với Chương trình Nghĩa tình Trường Sơn Báo Sài Gòn Giải Phóng xây dựng Đền thờ AHLS Trường Sơn Bến Tắt (Quảng Trị), Đền thờ AHLS Trường Sơn Bến phà Long Đại (Quảng Bình), Đền thờ AHLS Trường Sơn tại ngã ba Đông Dương – Cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum), Bia Di tưởng niệm AHLS Việt Lào tại Km 10 đường 12 tại Lằng Khoằng, Khăm Muộn (Lào), Nhà văn hóa và Trạm y tế quân dân y tại Làng Ho (Quảng Bình)…Mới đây nhất (13/8/2020) là việc xây dựng Bia Di tích đoạn đường hữu nghị Việt Nam – Cuba trên đường 14 Đông Trường Sơn do hội viên Trường Sơn tài trợ xây dựng.
Có lẽ chưa có địa phương, đơn vị, ngành nào, chưa có chiến trường nào có tới 46 di tích lịch sử được công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt như chiến trường Trường Sơn của Bộ đội Trường Sơn. Đây không chỉ là sự ghi nhận vị trí, tầm vóc và sự cống hiến vĩ đại của Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh mà còn mở ra điều kiện mới để giữ gìn, phát huy truyền thống và lịch sử của Trường Sơn vĩ đại đối với muôn đời sau.
Có thể nói 46 Di tích lịch sử Trường Sơn là Di tích Quốc gia Đặc biệt là cống hiến có giá trị lịch sử to lớn của Hội TSVN đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử vĩ đại của Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh; thể hiện tầm nhìn của Lãnh đạo Hội đối với giá trị lịch sử của Bộ đội Trường Sơn. Thông qua 46 Di tích Quốc gia Đặc biệt này xã hội còn biết đến nhiều hơn về Trường Sơn, về Hội Trường Sơn Việt Nam.
Hội đã và đang tích cực kiến nghị Đảng và Nhà nước ta làm việc với Đảng, Nhà nước DCND Lào xem xét công nhận di tích lịch sử Đường Trường Sơn Tây trên đất nước Lào là Di tích Quốc gia Đặc biệt. Đây là một mục tiêu chính trị của Nhiệm kỳ 3 (2021 – 2026) của Hội.
7- THÀNH CÔNG TRONG VIỆC HUY ĐỘNG NỘI LỰC VÀ CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI CHO CÔNG TÁC TÌNH NGHĨA
Công tác nghĩa tình Trường Sơn là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của Hội TSVN. Trong hoàn cảnh Hội phải tự lực toàn bộ kinh phí hoạt động, thì kinh phí dành cho hoạt động tình nghĩa Trường Sơn là vô cùng khó khăn.
Hội TSVN và Hội các địa phương đã chủ động và tích cực vận động mọi nguồn lực xã hội cho công tác tình nghĩa. Trước hết là vận động sự đóng góp của hội viên, đặc biệt là vận động các hội viên là doanh nghiệp, doanh nhân, hội viên Trường Sơn có kinh tế khá ủng hộ cho Quỹ Nghĩa tình Trường Sơn của Hội Trường Sơn các cấp. Đặc biệt, từ năm 2013, Hội đã phát động cuộc vận động lớn “Hội viên Trường Sơn sản xuất giỏi, xóa đói giảm nghèo, giúp nhau khắc phục khó khăn, nâng cao đời sống”. Các cấp Hội, đơn vị đã huy động hội viên giúp đỡ cho hàng ngàn hội viên được vay vốn không tính lãi với gần 9 tỷ đồng; tặng hội viên 38 con bò, 323 con lợn giống, gần 9.000 con gia cầm, hơn 23.000 cây giống có giá trị kinh tế giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. 5 năm của Nhiệm kỳ II, đã có 3.100 gia đình hội viên thoát nghèo và cận nghèo nhờ cuộc vận động này…Hội đã huy động hội viên đóng góp được hàng trăm tấn gạo, hàng ngàn thùng mỳ tôm, hàng ngàn bộ quần áo, sách vở… tặng hội viên Trường Sơn những vùng bị thiên tai, bão lũ. Vận động xã hội tặng học bổng cho con cháu hội viên trị giá gần 1 tỷ đồng; tặng 3.200 chăn ấm cao cấp cho hội viên nghèo… Hằng năm các cấp Hội, đơn vị đã tặng hàng ngàn suất quà tình nghĩa cho hội viên nghèo. Vận động nhiều đồng chí hội viên Trường Sơn đã tặng nhà tình nghĩa cho đồng đội. Đồng chí Trần Thị Chung và Nguyễn Thị Bình thời gian qua mỗi người đã tặng hàng chục ngôi nhà tình nghĩa Trường Sơn cho đồng đội qua cuộc vận động này. Anh hùng Trường Sơn Phan Văn Quý, Chủ tịch Tập đoàn Thái Bình Dương; chiến sĩ Trường Sơn Ngô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông; chiến sĩ Trường Sơn Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Công ty chăn ga gối đệm Thanh Bình… đã tài trợ cho Hội nhiều tỷ đồng để Hội có điều kiện thực hiện công tác tình nghĩa Trường Sơn.
Hội TSVN đã tích cực và chủ động khai thác các nguồn lực xã hội cho công tác tình nghĩa:
Năm 2012, Hội đã kết nghĩa với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và cùng tham gia chương trình hợp tác với Báo Sài Gòn Giải Phóng thực hiện Chương trình “Nghĩa tình Trường Sơn”. Chương trình đã xây dựng 600 ngôi nhà tình nghĩa Trường Sơn và xây dựng các đền thờ, các bia tưởng niệm Anh hùng – Liệt sĩ Trường Sơn tại nhiều địa phương.
Năm 2014 và 2015, Trung ương Hội và Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn hợp tác với Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup thực hiện xây dựng 400 ngôi nhà tình nghĩa tặng hội viên Trường Sơn khó khăn đặc biệt; trợ cấp hàng tháng cho 216 nữ chiến sĩ Trường Sơn có hoàn cảnh khó khăn về đời sống; nuôi dưỡng 11 nữ hội viên già yếu, cô đơn…
Từ 2011 đến 2021, Hội Trường Sơn Việt Nam đã huy động nội lực và khai thác các nguồn lực xã hội được hơn 225 tỷ đồng cho công tác tình nghĩa Trường Sơn: Tặng hơn 2400 ngôi nhà tình nghĩa, sửa chữa hàng trăm ngôi nhà của hội viên xuống cấp, hư hỏng; tặng hơn 70.000 suất quà tình nghĩa cho hội viên nghèo và các đối tượng chính sách của Trường Sơn; trợ cấp thường xuyên lâu dài cho gần 300 hội viên trong đó phần lớn là hội viên nữ đơn thân và có hoàn cảnh khó khăn, mỗi tháng 500 ngàn đồng; tặng hội viên 3.200 chăn ấn cùng nhiều quần áo, đồ dùng gia đình, cùng gần 1.000 học bổng cho con cháu hội viên…
8- QUAN TÂM VÀ THÀNH CÔNG TRONG
CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ KINH TẾ
Có thể nói, hoạt động đối ngoại là thành công đáng ghi nhận của Hội suốt 10 năm qua. Hội đã rất chủ động và tích cực xúc tiến xây dựng các mối quan hệ, đề xuất và thiết kế các chương trình hợp tác khá hiệu quả.
Trước hết là việc chủ động xây dựng và tổ chức Chương trình phối hợp hoạt động với Binh đoàn 12. Hằng năm hai bên xây dựng nội dung hợp tác cụ thể; tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Hội đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ hiệu quả về trụ sở Văn phòng Hội từ Binh đoàn 12 ngay từ năm thành lập đến nay. Hội và Binh đoàn 12 đã phối hợp hiệu quả tổ chức các sự kiện lớn: 50 năm, 55 năm và 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. Hội và Binh đoàn 12 còn phối hợp hiệu quả trong việc giải quyết các tồn đọng về chính sách sau chiến tranh; làm thủ tục xác nhận các trường hợp hy sinh được công nhận là liệt sĩ; đề nghị phong Anh hùng LLVTND cho Cố Thiếu tướng Võ Bẩm và cố Chính ủy Lê Xy năm 2018; phối hợp xây dựng các bộ hồ sơ di tích lịch sử Trường Sơn trình các cấp có thẩm quyền công nhận 46 Di tích Trường Sơn là Di tích Quốc gia Đặc biệt…
Hội TSVN đã nhiều lần tổ chức các hoạt động quan hệ đoàn kết, hữu nghị với Hiệp Hội cựu chiến binh Quốc gia Lào, với lãnh đạo tỉnh Savanakhet, với huyện Mường Phìn, huyện Sê Pôn (Savanakhet), huyện Lằng Khằng (Khăm Muộn)…Trong các năm 2011, 2013, 2014, 2016, 2019, Hội đã tổ chức những chuyến đi thăm chiến trường, giao lưu, tặng quà, tặng kinh phí cho một số địa phương của Lào, tặng hiện vật cho Bảo tàng Bản Đông… Hội còn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, thường xuyên với Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, hai bên tham dự các sự kiện của Lào và của Trường Sơn. Hội TSVN thông qua Đại sứ của bạn để nhờ giúp đỡ việc khảo sát thực địa và tổ chức các dự án bảo tồn, tôn tạo các di tích của đường Trường Sơn trên đất Lào và tổ chức cho hội viên sang thăm lại chiến trường…
Hội TSVN còn quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam. Hai bên thường xuyên tổ chức các buổi thăm viếng. Tháng 9 năm 2019, Đoàn cán bộ Sứ quán Cuba đã có chuyến thăm, giao lưu với Hội TSVN tại Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh Việt Nam. Hội đã hoàn thành xây dựng Bia Di tích hữu nghị Việt Nam – Cuba trên đoạn đường gần 100 km trải nhựa đầu tiên tại đường 14 – Đông Trường Sơn với sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước Cuba...
Hội TSVN cũng đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với Bộ Giao thông Vận tải – ngành đã gắn bó với Bộ đội Trường Sơn trong thời kỳ chiến tranh và xây dựng hòa bình. Các nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ GTVT đều tới thăm Cơ quan Hội TSVN. Hàng năm, Quỹ Từ thiện – Xã hội của Công đoàn GTVT đều dành ít nhất 100 triệu đồng tặng quà tri ân các hội viên nghèo của Hội.
Để tạo vị thế xã hội và các điều kiện thuận lợi trong hoạt động, Hội đã chủ động có các buổi làm việc với: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông Vận tải, với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Ngoài ra, Hội còn làm việc với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Ngân hàng Quân đội, … Hợp tác với các ngân hàng lớn, với Tập đoàn Thái Bình Dương, Tổng Công ty 36 Bộ Quốc phòng, Quỹ Trái Tim Vàng, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Tân Cảng Sài Gòn. Và năm 2019, Hội đã ký kết chương trình hợp tác với Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam giúp đỡ Hội trong công tác tình nghĩa…Qua những buổi làm việc, Hội đề đạt những vấn đề liên quan đến việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống, lịch sử; đồng thời báo cáo về việc giải quyết những tồn đọng sau chiến tranh; về tình hình thương binh, bệnh binh, về đời sống của hội viên Trường Sơn hiện nay để tranh thủ sự chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ và hợp tác của các cơ quan này với Hội. Việc tổ chức thành công, ấn tượng qui mô toàn quốc sự kiện 55 năm và 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/2014 và 19/5/2019) là kết quả của việc Hội TSVN đề xuất với các cơ quan hữu quan của Đảng, Nhà nước, Quân đội quan tâm tạo điều kiện đến Bộ đội Trường Sơn và Hội TSVN. Thông qua việc tổ chức 2 sự kiện lớn của Trường Sơn, thông qua việc tuyên truyền sâu rộng, xã hội đã hiểu hơn về vị trí, tầm vóc và chiến công to lớn của Bộ đội Trường Sơn và về Hội Trường Sơn Việt Nam hôm nay.
Tháng 5/2020, Hội TSVN được kết nạp làm Thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội được bầu làm Ủy viên BCH Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào.
Ngoài hỗ trợ, giúp đỡ Hội thực hiện công tác tình nghĩa Trường Sơn, nhiều cơ quan còn hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội hơn 225 tỷ đồng dành cho công tác nghĩa tình Trường Sơn của Hội trong 10 năm qua (trong đó có hơn 2.400 ngôi nhà tình nghĩa tặng hội viên Trường Sơn) đã chứng minh cho sự thành công và hiệu quả của công tác đối ngoại và kinh tế của Hội trong hai nhiệm kỳ vừa qua.
9-CÔNG TÁC THI ĐUA – KHEN THƯỞNG,
GÓP PHẦN ĐỘNG VIÊN KHÍCH LỆ CÁC TẬP THỂ VÀ HỘI VIÊN
-Công tác Thi đua – Khen thưởng được Hội quan tâm ngay từ đầu thành lập. Hội kịp thời có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác thi đua – khen thưởng. Đã có nhiều đợt thi đua được phát động và được tổng kết, khen thưởng động viên kịp thời. Đợt thi đua đã và đang được triển khai trong cả nước nhằm chào mừng Đại hội Nhiệm kỳ III mang tên “Hội Trường Sơn Việt Nam – Tự hào – Phát triển”.
-Để nhân rộng các điển hình tiên xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua thực hiện 2 nhiệm vụ quan trọng của Hội trong cả nước, Hội TSVN đã tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến tiêu biểu toàn quốc (tổ chức ngày 5/5/2019 tại Hà Nội). Đây là Hội nghị đầu tiên của Hội quy tụ 350 đại biểu đại diện các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu trong cả nước của Hội đã về dự. Hội còn biên tập xuất bản cuốn sách “Gương sáng Trường Sơn” giới thiệu về những điển hình tiên tiến tiêu biểu dự Hội nghị, phát hành rộng rãi trong các cấp Hội cả nước. Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tôn vinh các gương sáng và nhân rộng các điển hình; Hội nghị không chỉ là điểm nhấn mà còn có tác dụng cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua trong hệ thống tổ chức của Hội trong cả nước.
-Để lịch sử - truyền thống của Trường Sơn huyền thoại lan tỏa trong xã hội, Hội TSVN đã đầu tư tổ chức kỷ niệm 50 năm, 55 năm, 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn với quy mô, hình thức phù hợp. Hội đã làm việc và đề xuất với Ban Tuyên giáo Trung ương đưa kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn vào Chương trình kỷ niệm cấp Nhà nước (50 năm, 55 năm) và cấp bộ ngành (60 năm)
-Hội đã phát hiện những nhân tố tích cực, điển hình tại cơ sở để động viên, khen thưởng kịp thời cả đột xuất và khen thưởng định kỳ. 10 năm qua, Hội TSVN đã khen thưởng: Tặng 32 Cờ Thi đua Xuất sắc cho các tập thể; tặng Bằng khen cho 577 Tập thể và 1.199 cá nhân; tặng Bằng Vinh danh cho 61 Tập thể và 64 cá nhân đã có những đóng góp xuất sắc cho Hội TSVN.
-Hội đã kịp thời đề nghị và được Chủ tịch nước tặng: Danh hiệu Anh hùng LLVTND cho 2 cán bộ cao cấp của Bộ đội Trường Sơn (2018), Huân chương Lao động Hạng Ba (năm 2016), Huân chương hạng Nhì (năm 2019) cho Hội TSVN; Huân chương Lao động hạng Ba (2016) và Hạng Nhì (2019) cho Chủ tịch Hội Võ Sở; Huân chương Lao động hạng Ba cho 4 Tập thể, 5 cá nhân; 34 Tập thể và 21 cá nhân đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và của các Bộ, Ngành, Đoàn thể Trung ương. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tặng Cờ cho Hội TSVN. Những phần thưởng cao quý này đã góp phần động viên, khích lệ lớn đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Hội; đồng thời cũng khẳng định vị thế của các cấp Hội với địa phương và xã hội.
NHỮNG BÀI HỌC THÀNH CÔNG CỦA 10 NĂM XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN HỘI (2011-2021).
Có thể nói, 10 năm đầu xây dựng và phát triển Hội đã xây dựng được nền tảng khá vững chắc trên nhiều lĩnh vực. Thành tích đạt được ấy là “kết quả to lớn, tương đối toàn diện” như đánh giá của Đại hội nhiệm kỳ II.
1- Hội có tầm nhìn và những quyết định sáng tạo:
-Đề xuất việc xây dựng hồ sơ di tích Lịch sử Trường Sơn để Chính phủ công nhận 46 Di tịch Quốc gia Đặc biệt. Đây là việc làm đặc biệt có ý nghĩa trong việc khẳng định vị trí, tầm vóc và lịch sử của Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh và sự khẳng định truyền thống và lịch sử Trường Sơn với muôn đời sau.
-Việc quyết định thành lập Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn, các CLB Nghệ thuật Trường Sơn, Trung tâm Tổ chức Thăm chiến trường xưa quân tình nguyện Việt Lào – Bộ đội Trường Sơn, thành lập Hội VHNT Trường Sơn, Hội Doanh nhân Trường Sơn, Trung tâm Hỗ trợ Nhân đạo Trường Sơn… không chỉ là việc tập hợp lực lượng hội viên Trường Sơn đặc thù mà còn thể hiện tầm nhìn và sự sáng tạo trong quyết định để Hội phát huy sức mạnh tổng hợp của hội viên.
2-Hội có những giải pháp và bước đi vững chắc trong công tác xây dựng về tổ chức:
-Hội đã xây dựng được Điều lệ, Quy chế phù hợp, Chương trình hoạt động với những mục tiêu khả thi; Hội lựa chọn nhiệm vụ “Giáo dục – phát huy tuyền thống và hoạt động tình nghĩa” là 2 nhiệm vụ quan trọng nói lên bản chất và đặc thù của Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh. Hội xác định phương châm: “Tập hợp – Đoàn kết – Tổ chức vững chắc – Hoạt động hiệu quả”. Đây là giải pháp xây dựng về tổ chức phù hợp, hiệu quả được minh chứng trong thực tiễn.
-Chỉ trong thời gian ngắn sau Đại hội thành lập, Hội đã nhanh chóng có đầy đủ những yếu tố quy chuẩn cần có của một tổ chức Hội. Đó là việc phát hành Huy hiệu Hội, Kỷ niệm chương Chiến sĩ Trường Sơn, công bố ca khúc chính thức của Hội, phát hành Cờ Thi đua, Bằng khen, Bằng Vinh danh, khai trương Trang Thông tin điện tử tổng hợp và xuất bản Bản tin Trường Sơn, phát hành Lịch Trường Sơn hằng năm…Đây là những yếu tố vừa khẳng định vị trí, uy tín xã hội của Hội vừa quảng bá hình ảnh về một tổ chức Hội căn cơ.
-Hội đã có những chỉ đạo, những giải pháp kịp thời, hiệu quả trong việc xây dựng, phát triển khá vững chắc về tổ chức; cùng các cấp Hội trực tiếp tháo gỡ những khó khăn ở địa phương trong việc thành lập Hội. Hội còn trực tiếp hỗ trợ kinh phí cho một số Hội địa phương gặp khó khăn…
-Hội quan tâm xây dựng, phát triển bộ máy và đội ngũ cán bộ của Hội, đặc biệt là cán bộ chủ trì các cấp. Ở Cơ quan Trung ương Hội đã xây dựng được bộ máy và đội ngũ cán bộ tham mưu, thạo việc và có trách nhiệm giúp việc hiệu quả cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội… Vì thế hoạt động Hội được duy trì và phát triển tốt đẹp ở hầu hết các cấp Hội.
3- Tranh thủ khai thác các nguồn nội lực và nguồn lực xã hội cho việc ủng hộ kinh phí họat động và công tác tình nghĩa Trường Sơn:
-Phát động từ rất sớm cuộc vận động có tầm chiến lược trong việc phát huy nội lực:“Hội viên Trường Sơn làm kinh tế giỏi, xóa đói giảm nghèo, giúp nhau khắc phục khó khăn, nâng cao đời sống”. Cuộc vận động lớn này đã thể hiện sức sống của nó trong thực tiễn 10 năm qua.
-Trung ương Hội chủ động làm việc với nhiều đối tác là cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp…để tạo sự quan tâm giúp đỡ Hội. Chỉ đạo các cấp Hội, đơn vị truyền thống địa phương chủ động gắn kết, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các doanh nghiệp ở địa phương. Thuyết phục lãnh đạo địa phương bằng việc thông qua những hoạt động thiết thực, hiệu quả để tạo uy tín xã hội… Trên thực tế, nhiều cấp Hội đã được lãnh đạo địa phương tạo điều kiện về trụ sở làm việc và hỗ trợ kinh phí hoạt động hằng năm cũng như tổ chức Đại hội; hỗ trợ kinh phí cho những dịp kỷ niệm của Trường Sơn…
4-Đầu tư thích đáng và sáng tạo cho công tác tư tưởng chính trị, xây dựng lòng tin và công tác tuyên truyền – thi đua:
-Triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều hình thức thông tin, tuyên truyền; tổ chức phát động nhiều cuộc thi viết có uy tín nhằm khai thác tiềm năng của hội viên trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, như các cuộc thi viết: “Ký ức Trường Sơn”, “Lục bát Trường Sơn”, “Gương sáng Trường Sơn”, “Hào khí Trường Sơn”…
-Khai thác các nguồn lực để xuất bản nhiều ấn phẩm có giá trị về lịch sử, truyền thống và văn học nghệ thuật. Tính đến nay Hội TSVN và các cấp Hội, đơn vị truyền thống trực thuộc và hội viên đã xuất bản 288 đầu sách đủ các thể loại; góp phần làm phong phú thêm kho tàng lịch sử, văn hóa nghệ thuật của Trường Sơn. Đặc biệt Hội đã phối hợp với nhiều đạo diễn và đoàn làm phim, giới thiệu nhiều nhân chứng lịch sử, tạo điều kiện để các đoàn làm phim tiến hành làm nhiều bộ phim, tập phim về đề tài Trường Sơn. Đã có hàng chục bộ phim với nhiều tập phim được làm và trình chiếu trên nhiều kênh sóng truyền hình Việt Nam và địa phương trong 10 năm qua. Đây cũng là một kênh tuyên truyền vô cùng hiệu quả với xã hội về Trường Sơn về Hội Trường Sơn Việt Nam với xã hội.
-Tổ chức nhiều cuộc thi đua phù hợp; khen thưởng, động viên kịp thời tập thể và hội viên các cấp. Đặc biệt, Hội đã sáng tạo nhiều hình thức khen thưởng: Tặng Huy hiệu Hội, tặng Kỷ niệm chương, tặng Cờ Thi đua, Bằng khen, Bằng Vinh danh… cho các Tập thể và Hội viên xuất sắc; ghi nhận, tôn vinh các đối tác trong xã hội đã giúp đỡ, ủng hộ Hội. Hội còn phát hiện và đề nghị các Bộ ngành và Nhà nước khen thưởng các phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Kỷ niệm chương, Cờ, Bằng khen của các Bộ, Ngành tặng hàng trăm tập thể và hội viên xuất sắc, góp phần động viên, khích lệ phong trào thi đua ở cơ sở trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Hội.
5- Xây dựng phong cách hoạt động của Hội
-Thâm nhập, kiểm tra, tìm hiểu tình hình, lấy ý kiến của các tổ chức và hội viên đề xuất cho việc tổ chức xây dựng Hội.
-Với tổ chức Hội xã hội tự nguyện, tự trang trải kinh phí nên các cấp Hội gặp nhiều khó khăn. Nhưng Hội đã phấn đấu vượt qua khó khăn, bảo đảm để Hội hoạt động và phát triển.
6-Hoạt động của Hội vượt qua giới hạn nội bộ mà phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an sinh xã hội và đoàn kết dân tộc, tạo ra hiệu ứng tốt về Hội trong hệ thống tổ chức chính trị của cả nước.
7-Nghiêm túc, chặt chẽ trong quan hệ với tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể ở địa phương. Mở rộng quan hệ quốc tế với Lào, Cuba
KẾT LUẬN
10 năm trong chặng đường đầu tiên xây dựng và phát triển của Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam. “Thành tích to lớn và tương đối toàn diện” của 10 năm đầu là nền móng vững chắc, là động lực để Hội tiếp tục bước vào giai đoạn mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Hội.
10 năm qua, từ thực tiễn, Hội đã đúc kết được nhiều bài học thành công, nhiều kinh nghiệm quý để Hội tiếp tục phát huy và sáng tạo thêm nhiều giải pháp, nhiều bước đi phù hợp trong việc thực hiện 2 nhiệm vụ quan trọng của Hội là “Giáo dục, phát huy Truyền thống và hoạt động tình nghĩa Trường Sơn”. Trong thời kỳ mới, Hội TSVN quyết tâm xây dựng thành công “Văn hóa Hội Trường Sơn Việt Nam”, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp xây dựng và phát triển Hội.
Đất nước đã và đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn; đứng trước những đòi hỏi tất yếu của xu thế phát triển của thời đại, Hội Trường Sơn Việt Nam chúng ta cũng không đứng ngoài yêu cầu và thực tiễn ấy. Khó khăn ngày càng lớn với Hội TSVN: Số lượng hội viên ngày càng giảm, đội ngũ cán bộ các cấp gặp khó khăn do tuổi tác và sức khỏe; kinh phí Hội ngày càng khó khăn, hạn chế…
Hội TSVN các cấp cần phải nhìn thẳng vào thực tế này để có những bước đi, những giải pháp phù hợp cho chặng đường của nhiệm kỳ III và các nhiệm kỳ tiếp theo. Đây không chỉ là sự đòi hỏi mà còn là sự thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của Hội và đội ngũ lãnh đạo các cấp của Hội trong giai đoạn mới.
Với bản lĩnh và truyền thống sáng tạo, vượt khó của Bộ đội Trường Sơn, nhất định Hội TSVN chúng ta bước vào giai đoạn mới với tâm thế mới, quyết tâm mới, tiếp tục thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và phát triển Hội.
HỘI TRƯỜNG SƠN VIỆT NAM
tin tức liên quan