DI TÍCH NGÃ BA CHÀ VĂN
1. Tên Di tích: Ngã ba Chà Văn
2.Địa điểm: Tại bản Cha Van, huyên Đak Chưng, tỉnh Sê Kông
3.Sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc điểm Di tích.
Chà Văn nằm trên ngã ba Đường 128 (Km450) và Đường B46 (Km0). Là cửa ngõ vào Tây Nguyên từ phía tây.
Trước năm 1965, đường từ bản Bạc vào Chà Văn chưa được xây dựng thành đường ô tô. Việc vận chuyển hậu cần, vũ khí từ La Hạp qua Bạc đến Chà Văn trên đôi vai của các chiến sĩ Trung đoàn 71 sau đó là Tuyến 1. Đây là đoạn đường đèo dốc nguy hiểm như Đèo Long, Tăng Cát... Từ Chà Văn, tiếp tục gùi thò về ngã ba Biên giới. Cũng tại Chà Văn có lối rẽ vượt biên giới về Khâm Đức, Quảng Nam.
Vận chuyển bằng gùi thồ hiệu quả rất thấp. Đường vận chuyển xa, có khi gạo vận chuyển được không đủ nuôi người vận chuyển. Chủ trương chuyển sang vận chuyển bằng ô tô đã được thực hiện bắt đầu từ năm 1964. Tuyến đường từ bản Đông đi Ngã ba biên giới (S9) được 2 Trung đoàn công binh 98 và 279 xây dựng. Cuối năm 1964, Trung đoàn 98 mở đường vào đến Bạc. Đoạn qua Bạc - Chà Văn - Tà Xẻng đã được hai Trung đoàn 98 và 279 xây dựng từ năm 1965. Tuyến dọc này sau khi hoàn thành có tên là Đường 128.
Đường B46 vốn là đường gùi thồ, giao liên đi bộ đã có từ thời Pháp nhưng đã mất dấu tích do một thời gian dài không sử dụng.
Năm 1965, Quân khu V chủ trương mở B46 thành đường ô tô. Vì thiếu lực lượng thi công chỉ nên chỉ mở thành tuyến gùi thồ và giao liên đi bộ. Khu vực rừng nguyên sinh tại biên giới còn vô cùng hoang sơ. Thú rừng như voi, hổ, gấu và hươu nai đi từng đàn. Bộ đội hành quân qua đây phải đề phòng thú dữ.
Năm 1967, một Tiểu đoàn của Trung đoàn 98 (có bổ sung 300 quân từ Binh trạm 3) thi công Đường B46. Từ Chà Văn về Quảng Nam đường đèo dốc quanh co, việc cải tạo thành đường ô tô vô cùng khó khăn.
Tháng 9-1967, Trung đoàn công binh 10 được điều về xây dựng và hoàn thiện Đường B46. Đây là địa bàn tranh chấp nên Trung đoàn 10 vừa thi công vừa chiến đấu với bộ binh địch, bảo vệ lực lượng thi công.
Ngày 10-10-1968, Trung đoàn 10 hoàn thành thi công Đường B46. Đường B46 có chiều dài 141 km (từ Chà Văn đi Đường 14 tại Khâm Đức). Lúc này căn cứ Khâm Đức của ngụy chưa nhổ được nên các đơn vị thi công phải để lại 11 km (cách đường 14) đến Đru đoóc.
-
Chà Văn là điểm phận chia địa bàn của 3 Binh trạm: Binh trạm 44, Binh Trạm 38 và Binh trạm 36.
Binh trạm 44 (từ năm 1967) phụ trách Đường B46 từ Chà Văn đến Đăk Rao. Binh trạm 44 do Bùi Quốc Ủy là Binh trạm trưởng, Võ Phúc Kiến là Chính ủy. Đơn vị trực thuộc Binh trạm có Trung đoàn 10 công binh, Tiểu đoàn 26 Cao xạ, Tiểu đoàn 17 Giao liên., Tiểu đoàn 56 ô tô và Bệnh viện Quân Y 46, các đơn vị kho (3 kho O1, O2, O3)... Chỉ huy sở Binh trạm 44 đóng tại Đăk Rây (Km 19 / B46). Đây là tuyến vượt khẩu Tây - Đông vào Tây nguyên có lượng hàng hóa và bộ đội hành quân lớn. Tiểu đoàn Giao liên 17 năm 1973 được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Binh trạm 36 (từ năm 1969) phụ trách đoạn Đường 128 từ Tăng Cát vào Chà Văn (cự ly 90 km). Chỉ huy sở tại bắc Chà Văn. Binh trạm trưởng là Nguyễn Giang, Chính ủy là Nguyễn Liệu. Các đơn vị, gồm: Tiểu đoàn công binh 43, 2 đại đội xe ô tô (1,2), Tiểu đoàn cao xạ 40, Tiểu đoàn Giao liên 15, Đại đội bộ binh 4 và các đơn vị kho, quân y, thông tin...
Binh trạm 36 phụ trách đoạn Tăng Cát đi Chà Văn. Chỉ huy sở đóng ở Chà Văn. Binh trạm trưởng là Lê Ngọc Huy, Chính ủy là Hồ Anh. Binh trạm phụ trách đoạn từ Chà Văn đi Nam Sê Ca Man (100km). Lực lượng gồm: Tiểu đoàn công binh 341, Tiểu đoàn xe 972, Tiểu đoàn cao xạ 32, Tiểu đoàn giao liên 13, Đại đội bộ binh và 6 đại đội khác.
Chà Văn là nơi trung chuyển hàng hậu cần đi các hướng: Đi Quảng Nam theo Đường B46, đi ngã ba Biên giới vào Công Tum.
-
Chà Văn là trọng điểm đanh phá ác liệt.
Ngã ba Chà Văn suốt từ 1966 - 1973 luôn là trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ. Nhiều chiến sĩ của các đơn vị quản lý, bảo vệ đường, lái xe đã hi sinh trên trọng điểm này.
Ác liệt nhất là mùa khô năm 1967-1968, địch dùng những thủ đoạn mới, ném các loại bom từ trường, bom nổ chậm, mìn vường nổ... đánh phá trọng điểm Chà Văn.
Tiểu đoàn cao xạ 18 bảo vệ Chà Văn đã đánh trả quyết liệt, bắn rơi nhiều máy bay địch. Trung đoàn 10 công binh đã phải bám trụ đảm bảo đường, vừa mở đường vòng tránh.
Vũ Trình Tường