I-TRUNG ĐOÀN 573
A-Từ tháng 5/1973 - 5/1974: Là Trung đoàn 573 “xây dựng kinh tế”
- Tháng 4/1973 Binh trạm 42, F473 giải thể thành lập Trung đoàn 542 công binh. Cơ quan Binh trạm 42, Bệnh xá được lệnh rút ra Quảng Bình nhận nhiệm vụ mới.
- Tháng 5/1973 nhận Quyết định của Bộ tư lệnh 559 thành lập: Trung đoàn 573 trực thuộc cục Hậu cần BTL 559. Tiếp nhậ 500 chiến sỹ nữ của tỉnh Hà Bắc, tạm đóng quân ở thôn Xuân Bồ, huyện Lệ Thủy, nằm ở phía Đông bờ sông Kiến Giang đối diện Viện 559 phía Tây bờ sông sang Đường 15.
- Nhiệm vụ của Trung đoàn là: “Xây dựng kinh tế vùng mới giải phóng”
-Tháng 7, 8/1973 Trung đoàn được lệnh di chuyển vào Khe Sanh – Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Vừa xây dựng doanh trại, vừa triển khai nhiệm vụ phát Nương làm rẫy, khai phá đất hoang trồng ngô, khoai, sắn…
- Tổ chức của Trung đoàn gồm:
Trung đoàn bộ; 8 đại đội trực thuộc, có 01 đại đội xe máy, 01 bệnh xá, quân số trên 1.000 người.
+ Trung đoàn trưởng là Thiếu tá Ngô Thiện Húy;
+ Trung đoàn phó là Thiếu tá Võ Tấn Xanh;
+ Chính ủy là Thiếu tá Đậu Đình Thế, Chủ nhiệm Chính trị là Đại úy Nguyễn Minh Thân, không biên chế Tham mưu trưởng. Thượng úy Đặng trưởng Ban Tham mưu kế hoạch.
- Khoảng giữa năm 1974 Trung đoàn giải thể thành lập Tiểu đoàn Tăng gia trực thuộc Cục Hậu cần 559.
B-Từ 6/1974 đến 10/1976: Trung đoàn sản xuất VLXD và Xây dựng doanh trại.
- Riêng Trung đoàn bộ, đại đội xe, Bệnh xá được lệnh di chuyển ra Ngã ba sông Ba Lòng. Phiên hiệu trung đoàn được giữ nguyên “Trung đoàn 573” trực thuộc BTL 559 với chức năng mới: Trung đoàn “Sản xuất vật liệu”.
-Sau năm 1975 Trung đoàn còn đảm nhiệm nhiệm vụ xây dựng cơ quan Đoàn bộ ở Vĩnh Chấp, xây dựng Nghĩa trang LS Trường Sơn.
+ Biên chế của Trung đoàn 573 “Sản xuất vật liệu” 1974 -1976:
Trung đoàn bộ: Có 04 Ban (Ban Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật vật tư và tiểu ban Hành chính) Trung đoàn bộ đóng quân trên một quả đồi thấp phía Nam cầu Sa Mưu, nhìn sang phía Bắc, bên kia đường 9 là E 99 Cầu phà nằm ở chân núi Động Toàn tỉnh Quảng Trị.
+ Các đơn vị trực thuộc gồm: 04 tiểu đoàn, 05 đại đội và xưởng cưa như sau:
a/ Các tiểu đoàn
1. Tiểu đoàn 261 (cưa xẻ chế biến gỗ và mộc có 03 đại đội);
2. Tiểu đoàn 32 (cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy thu hồi, có 03 đại đội);
3. Tiểu đoàn 76 (huấn luyện tân binh, có 03 đại đội);
4. Tiểu đoàn 674 (xây dựng có 03 đại đội)
b/ Đại đội trực thuộc:
1. C12 Ô tô và xe Reo đặc chủng chuyên chở gỗ;
2. C Sản xuất bê tông ống cống phục vụ cho F 473 công binh ở (bờ sông Ba lòng);
3. C sản xuất đá 1x2 và đá mạt, vôi cho F 473 công binh ở (Đầu Mầu);
4. C 16 khai thác gỗ ở Đường 16;
5. C 22 khai thác gỗ ở Đường 22;
6. 01 xưởng cưa ở Gia Nghĩa hay còn gọi là Xưởng cưa Gia Nghĩa, khoảng cuối quý 2/1976 bàn giao xưởng cưa về Đoàn 967 ở Nha Trang.
+ Quân số Trung đoàn 573 khoảng trên 1.600 người; Các cán bộ Trung đoàn gồm:
- Trung đoàn trưởng là Thiếu tá Lương Mạnh Trác.
- Trung đoàn phó là Thiếu tá Võ Tấn Xanh và Thiếu tá Lê Hương.
- Chính ủy Trung đoàn là Thiếu tá Hồ Minh Trí.
- Chủ nhiệm chính trị là Đại úy Trần Thận, không biên chế Tham mưu trưởng.
Trung đoàn 573 “Sản xuất vật liệu” có thời gian hoạt động từ tháng 7/1974 -10/1976.
C-Từ 10/1976-1979 Trực thuộc Tổng cục XDKT.
Tháng 10/1976 Trung đoàn rút gọn chuyển ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới; lúc đầu đóng quân ở thôn Hòa Bình, xã yên Nghĩa, sau đó chuyển ra khu Thọ Vực thuộc Ba La- Bông Đỏ, hiện nay là doanh trại đóng quân của F301, Bộ tư lệnh Thủ Đô và Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh (Binh đoàn 12).
Từ năm 1977 đến 1979, trực thuộc Tổng chục Xây dựng Kinh tế.
D- Từ năm 1979 đến nay làm nhiệm vụ Sản xuất kinh doanh 669-Binh đoàn 11, rồi thuộc Công ty 665- Binh đoàn 11.
Những năm 1980-1984 vẫn là phiên hiệu Trung đoàn 573 nhưng làm nhiệm vụ xây dựng cơ bản “xây dựng dân dụng và công nghiệp” trực thuộc Cục Xây dựng Tổng cục Hậu cần. Cuối năm 1984 chuyển thành Trung đoàn 669 – Binh đoàn 11 ở Hà Nội.
Hiện nay có Ban liên lạc Trung đoàn 573 các thời kỳ do đ/c Vũ Hữu Rơi, nguyên trợ lý tuyên huấn Trung đoàn 573 làm Trưởng Ban trực thuộc Hội Truyền TTS ĐHCMVN.
E-Một số cán bộ E573 hiện đang tham gia Hội Trường Sơn:
1. Đ/c Lê Hồng Sơn trợ lý cán bộ E573; nay là Chủ tich Hội TT Tr S Hải Dương;
2. Đ/c Vũ Hồng Thái trợ lý Tuyên huấn E573; nay là Chủ tịch Hội Trường Sơn tỉnh Thái Bình
3-Vũ Hữu Rơi: Trưởng Ban LL E573 các thời kỳ.
4. Đ/c Lương Mạnh Trác trung tá E trưởng nghỉ hưu tại TP. Thanh Hóa (1974-1976)
Đại bộ phận 500 nữ Hà Bắc, chị em số đông còn sống hiện nay ở 02 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, anh em vẫn thường xuyên gặp mặt và đều tham gia vào HTT Tr S ở các địa phương.
Người cung cấp thông tin E573. Nguyên là trợ lý Cán bộ Trung đoàn
Ký tên Lê Hồng Sơn
II- TRUNG ĐOÀN 529 CÔNG BINH
1-Thành lập ngày 15/11/1972
2-Địa điểm đóng quân: Cha Lỳ, khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savanakhet(Lào).
3-Tiền thân từ Binh trạm 27. Tháng 11/1972 Binh trạm 27 tách biên chế thành 2 trung đoàn
- Trung đoàn 527 xe
- Trung đoàn 529 công binh.
4-Nhiệm vụ của E529 là duy tu nâng cấp tuyến đường Đ14 (Từ Cầu Khỉ đến Xưởng Cưa), Đường16. Địa bàn hoạt động từ Thừa Thiên Huế,Quảng Nam, Đà Nẵng.
5- Cán bộ:
-Trung đoàn trưởng-Trung tá: Hồ Tấn, quê Nghệ An.Kế tiếpThiếu tá: Trần Ngọc Hữu, quê Bắc Ninh
-Chính ủy:Trung tá: Đồng Khắc Hách quê Thanh Hóa. Kế tiếp Trung tá: Đoàn Lâm,quê Ninh Bình
6-Biên chế:
a-Sở chỉ huy có 4 ban
-Ban tham mưu: Trưởng ban Đại úy Nguyễn Ngọc Trữ quê Thái Bình
-Ban chính trị:Trưởng ban:Đại úy Nguyễn Quốc Phiên-Quê hưng Yên
-Ban khí tài-Kỹ thuật: Trưởng ban: Đồng chí Đàn Quê nghệ An
-Ban hậu cần TB đồng chí Khánh, quê Hải Phòng.
b-Các đơn vị trực thuộc; 10 đại đội và 1 tiểu đoàn TNXP
C10: Bệnh xá Đại Trưởng :BS Bùi Công Đoàn-Quê Thái Bình; C11:Nhân lực; C12:máy húc; C13:Nhân lực ; C14:Nhân lực ;C15:Nhân lực;C16:Nhân Lực;C17:nhân Lực;C18:Tiểu tu ; C19:Nhân Lực
-Tiểu đoàn 3 TNXP. Tiểu đoàn trưởng: Thượng úy Bút Quê Hải Hưng.
Người cung cấp thông tin
Nguyễn Trung Phụng
Phó Chủ tich Hội TS tỉnh Bắc Ninh