Đường Trường Sơn trên đất Lào.

Ngày đăng: 10:00 12/08/2018 Lượt xem: 2.069
 

TÓM TẮT VỀ CÁC DI TÍCH ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN ĐẤT LÀO
(Tư liệu sơ bộ gửi ĐSQ Việt Nam tại Lào để xúc tiến Nhà nước Lào công nhận Di tích đường Tây Trường Sơn là Di tích Quốc gia Lào)
 


Lế khánh thành  Bia Tưởng niệm các Liệt sĩ Việt Lào hi sinh  trên Đường 12 tại  bản Na Phầu (huyện Bualapha- tỉnh Khăm Muộn, Lào)
 
      Lịch sử khẳng định: Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại, đã viết nên một chương chói lọi trong Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Nhân loại.
      Ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định thành lập Đoàn 559 với nhiệm vụ: Xây dựng Tuyến chi viện chiến lược, tăng cường sức mạnh cho “Tiền tuyến lớn miền Nam Việt Nam và Cách mạng Lào”
Ngày 13/8/1959, chuyến hàng gùi thồ đầu tiên đã xuất phát từ Khe Hó (Tây nam Vĩnh Linh, Quảng Trị), sau 8 ngày đêm trèo đèo, lội suối,dưới sự truy lùng gắt gao của địch, đã đến với Liên Khu V tại Tà Riệp, Pa Lin.
      Cuối năm 1960, trước đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào, đại diện Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã gặp nhau tại Hà Nội. Theo đề nghị của Việt Nam, Đảng Nhân dân CM Lào hoàn toàn nhất trí, ủng hộ Việt Nam mở đường Hồ Chí Minh sang phía Tây Trường Sơn.
     Đầu năm 1961, Liên quân Pha Thét Lào và Quân Tình nguyện Việt Nam đã mở chiến dịch giải phóng khu vực rộng lớn từ Xiêng Khoảng xuống các tỉnh Khăm Muộn, Savanakhet, Tà Ven Oọc…khu vực biên giới Trung- Hạ Lào và Việt Nam đã được khai thông.
      Cùng thời điểm này, theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Đoàn 559 đã khảo sát tuyến gùi thồ mới bắt đầu từ Vít Thù Lù (Tây Quảng Bình), đi ngang qua động Vàng Vàng (bản A Chốc) vượt Biên giới sang Lào tại bản Ta Ha, xuôi xuống bản Tà Lăng, qua Cha Ky, vượt Đường 9 và sông Sê Pôn xuống Sa Đì, Mường Noòng và cuối cùng là La Hạp. Tuyến gùi thồ mới khảo sát nằm trên địa bàn Tây Trường Sơn (địa phận tỉnh Savanakhet, Lào).
       Ngày 14/6/1961 tuyến gùi thồ ở phía Tây Trường Sơn đã chính thức đi vào hoạt động. Trong lịch sử quen gọi vắn tắt sự kiện này là “Lật cánh sang Tây Trường Sơn”.
       Được sự thống nhất của Bạn, sân bay Sê Pôn (tỉnh Savanakhet) năm 1961 được Sư đoàn 325 sửa chữa để tiếp nhận hàng chục tấn thiết bị, vũ khí do Trung đoàn không quân 919 chở  bằng  máy bay từ sân bay Đồng Hới và Vinh sang. Trong đó có thiết bị thông tin liên lạc, súng DKZ, pháo 120mm, đặc biệt là toàn bộ thiết bị lắp đặt cho Đài phát thanh Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
       Từ năm 1961- 1975, địa bàn các tỉnh Trung-Nam Lào là địa bản hoạt động chủ yếu của Bộ đội Trường Sơn. Từ mạng đường vận tại cơ giới, mạng đường giao liên, hệ thống kho tàng, các Binh trạm, đường ống xăng dầu, Chỉ huy sở Bộ Tư lệnh...đến những trận đánh, những chiến công, những hy sinh của Bộ đội Trường Sơn đều gắn liền với các địa danh trên đất Lào.

 A-
Tổng số chiều dài khoảng 20.000 km đường ô tô với 5 trục dọc và 21 trục ngang, 500 kmtuyến Đường sông, trên 1400 km tuyến đường ống xăng dầu thì có khoảng 70% nằm trên lãnh thổ Lào.
 
         I- Trong số 5 trục dọc thì có 4 trục nằm trên đất Lào.

     1 -Trục dọc: Đường 129- (Lằng Khằng- Mường Phìn dài 132 km); Đường 23  (Mường Phìn- Atopơ)
     Tháng 9 năm 1961, tuyến đường ô tô dã chiến dài 200 km đã được 2 tiểu đoàn công binh của Quân khu 4 xây dựng nối Đường 12 tại Lằng Khằng, huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muộn với Đường 9 tại Kê Pô (Sêthamuộc), Mường Phìn, tỉnh Savanakhet mang tên Đường 129. Đầu năm 1962, một đoàn xe 60 chiếc chở hàng theo Đường 12, vượt đèo Mụ Giạ xuống Lằng Khằng rồi theo Đường129 vào giao hàng tại Sê Pôn.
     Đây là chuyến hàng vận chuyển bằng cơ giới quy mô đầu tiên ở Tây Trường Sơn.
    - Khi tình thế trên chiến trường Nam Lào thay đổi: Các Thị xã Atopơ, Păcxoòng, Xalavan, cao nguyên Bôlôven được giải phóng, Bộ đội Trường Sơn đã cải tạo và sử dụng Đường 23 từ Mường Phìn đi Atôpơ dài 344 km.

     2- Đường 29 A (Bản Đông- Mường Noòng- La Hạp): Ngày 9 tháng 8 năm 1964, Trung đoàn 98 đã bổ nhát cuốc đầu tiên nâng cấp đường gùi thồ từ Bản Đông đi Mường Noòng thành đường cơ giới (Đường 29). Ngày 09/8 đã trở thành ngày Truyền thống của Công binh Trường Sơn.
Đây là trục dọc rất quan trọng, được sử dụng cho đến những năm tháng cuối cùng của chiến tranh.  
    Trục Đường 22 Từ Sa Đì xuống Tăng Cát C dài 135 km. Cùng với với Đường 29A tạo thành trục dọc thứ 2.
    3-  Đường 128 ( Mụ Giạ -Ngã ba Biên giới)
Năm 1965, Bộ QP tăng cường cho Trường Sơn  lực lượng kỹ thuật và phương tiện thi công từ Bộ Giao thông Vận tải để mở thêm một trục dọc từ Mụ Giạ xuống Na Bo đặt tên là Đường 128. Sau đó tuyến 128 được kéo dài về phía Nam xuống Bạc, Cha Vằn rôi xuống Ngã ba Biên giới vào Tây Nguyên của Việt Nam. Đây là trục dọc dài nhất, được sử dụng thường xuyên nhất ở phía Tây Trường Sơn.
     4- Trục Đường kín 24
 Đặc biệt vào năm 1971, để chống lại máy bay AC130, Bộ Tư lệnh Trường Sơn quyết định mở tuyến “Đường kín” từ Km6 Đường 18 đến kho K4 Binh trạm 37, tuyến chính dài 533 km. Ngoài tuyến chính, các nhánh đường kín cũng mở ngang dọc khắp Tây Trường Sơn với độ dài trên 3000 km.

       II-
Trong số 21 trục ngang thì phần lớn nằm trên đất Lào hoặc một phần trên đất Lào.
                            (Giới thiệu theo thứ tự từ Bắc vào Nam)
  1. Trục Đường 8 ( Hà Tĩnh- Lăc Sao)
Là trục đường vượt khẩu đầu tiên, Tổng cục Hậu cần đưa hàng từ Hà Tĩnh sang Lắc Sao (Khăm Cớt- Bolikhămxay) rồi gùi bộ xuống Đường 12 Khăm Muộn và đi các hướng khác cung cấp cho Cách mạng Lào.

      2. 
Đường 12 : Từ Khe Ve đến Lằng Khằng: Đây là tuyến vượt khẩu đầu tiên bằng cơ giới (năm 1962). Là một tuyến vượt khẩu trọng yếu, được bộ đội Trường sử dụng suốt trong thời gian chiến tranh.

        3.   Đường 20 Quyết Thắng ( Xuân Sơn - Lum Bùm)
      Năm 1966 Bộ đội và TNXP Trường Sơn xây dựng tuyến vượt khẩu cơ giới thứ 2 là Đường 20 Quyết Thắng từ Phong Nha (Quảng Bình) vượt qua đỉnh Trường Sơn nối vào trục dọc 128 tại Lùm Bùm, (huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muộn). Đường 20, “Kỳ công, Kỳ tích, Kỳ quan” của Trường Sơn một nửa tuyến chính nằm trên đất Lào, gần như toàn bộ các tuyến tránh 20B, 20C, 20E, 20K...bằm trên đất Lào. 
      Từ năm 1966, nhờ các trục đường ô tô trên đất Lào mà phương thưc vận chuyển dần chuyển sang bằng cơ giới là chủ yếu.
   
      4- Đường 16 dài 117 km, nối Thạch Bàn (VN) với Bản Đông.
     5-Đường 18 dài 92 km, từ Cầu Khỉ (Lệ Thủy-QB) đến Sê Pôn (Savanakhet-Lào)
     6-Trục  Đường 9 (Đông Hà- Mường Pha Lan): Đường 9 là một có từ thời Pháp thuộc đã được Bộ đội Trường Sơn cải tạo, sử dụng như một trục ngang trọng yếu, là trung tâm, là cầu nối giữa các trục dọc, ngang trong hệ thống Đường Trường Sơn.
    7-Đường B70 từ Tam Luông (Mường Nòng)- nối về Hướng Hóa (VN)
    8-Đường B45 dài 171 km (A-B) từ La Hạp vào Trị Thiên (VN)
    9- Đường 36 Từ Đường 22 nối với Đường 23 (thuộc huyện Sê Pôn và Mường Phìn)
    9-Đường B46  dài 146 km, từ Cha Vằn vào Tây Nguyên (Khâm Đức, Đruđoóc)
    10-Đường 50: Từ đường B46 nối đến Bản Phồn
    11- Đường 25 nối Đường 22 (tỉnh Tavenooc) và Đường 23 (Salavan)
    12-Trục đường C4, C49, tuyến chính dài 244 km ở Đông - Bắc Cămpuchia, với các trục ngang nối Ngã ba biên giới.
    13- Các tuyến đường khác: Ngoài ra còn rất nhiều tuyến đường phục vụ các chiến dịch, kết nối giữa các trục đường chính: Đường 83 (A,B), Đường “Xe con”, Đường “Máy húc”, Đường 16 (Nối Đ 128 với Pắc Xoòng), Đường Nọng Ka Đeng,...
 
         III-Tuyến đường sông
  1. Trên Sông Sê Băng Phai (Khăm Muộn)
  2. Tuyến trên sông Se Băng Hiêng (Savanakhet)
  3. Tuyến trên sông Se Pôn (Savanakhet)
  4. Tuyến trên sông Bạc- Sê Công. Đây là tuyến đường sông vô cùng quan trọng vận chuyển hàng khai thác từ Campuchia chuyển vào Tây Nguyên (Đường dây của “Ông chủ lớn Nguyễn Đức Phương”
 
         IV-Tuyến đường ống xăng dầu
  1. Tuyến trên Đường 12: Từ Khe Ve đi Na Tông- Ka Vát
  2. Tuyến theo đường 18: Từ Cha lì đến bản Na Lai (Mường Phìn)
  3. Tuyến Tây theo Đường 16 : Từ Tây QB xuống Bản Đông đến Ngã 3 biên giới rồi trở lại Tây Nguyên.
  4. Hiện còn hai kho xăng trong hang đá tại Bản Sê Băng và Bản May (Bản Cọ cũ)
 
       B-Các Kho hàng dự trữ chiến lược của 559 nằm trên đất Lào

      Bắt đầu từ năm 1961, khu vực Sê Pôn, Mường Phìn, Bộ đội Trường Sơn đã xây dựng các kho hàng dự trưc chiến lược. Càng ngày số lượng kho tàng được xây dựng càng nhiều. Các kho trải dài từ Mụ Giạ đến Ngã ba biên giới. Một số khu kho lớn:
- Kho 050 ở đầu đường 128 ( Mụ Giạ)
-Cụm kho C tại khu vực Biên giới trên đường 20
- Kho tại khu vực Lùm Bùm (ngã ba Đường 20 với đường 128)
-Cụm kho tại Bản Đông
- Phía Bắc thị trấn Sê Pôn: Khu Kho Cù Lục, Kho Vinh (sát sông Sê băng Hiêng)
- Tổng kho tại bản Na Hi cách NaBo 6 km về phía bắc theo đường 128
- Kho khu vực bản Bạc.
- Kho O2, O3 trên đường B46 (Chà Vằn – Đruđoóc)
- Kho K4, K6 Binh trạm 37...
Tổng số hàng hóa ở các Kho lúc cao điểm lên đến hàng trăm ngàn tấn.

    C-Các Chỉ huy sở Bộ Tư lệnh, các Binh trạm, các đơn vị Bộ đội Trường Sơn nằm trên đất Lào
  • Chỉ huy sở Bộ Tư lệnh 559 (1967-1969) đóng tại chân dãy núi Phu Ca Tôn thuộc bản Huội Chăng, huyện Sê Pôn, Savanakhet.
  • Chỉ huy sở Tiền phương của Bộ TL 559 đóng tại Ka tốc, huyện Bualapha, Khăm Muộn
  • Phần lớn các Binh trạm của 559 đều có Chỉ huy sở trên đất Lào. Vào thời điểm 1969 có các Binh trạm sau:
+Binh trạm 12: Trụ sở đóng tại Nam  Đèo Mụ Giạ ( Khăm Muộn)
+Binh trạm 31: Chỉ huy sở tại bắc Na Tông (Khăm Muộn)
+Binh trạm14: Chỉ huy sở tại Phân trạm C, Bắc cua chữ A (h. Bualapha, Khăm Muộn)
+Binh trạm 9: Chỉ huy sở tại Trà Vinh (Bắc Sê Pôn- Savanakhet)
+Binh trạm 27. Chỉ huy sở tại Cha Lì (Quảng Bình) nhưng địa bàn hoạt động từ Cha Lì xuống Sê Pôn.
+Binh trạm 41: Chỉ huy sở tại Thà Khống
+Binh trạm 32: Chỉ huy sở tại Lum Bùm ( ngã ba Đ128 và Đ20- Khăm Muộn)
+Binh trạm 34: Chỉ huy sở đóng tại La Hạp
+Binh trạm 35: Chỉ huy sở tại Nam Tăng Cát
+Binh trạm 38: Chỉ huy sở tại Bắc Chà Vằn
+Binh trạm 44: Chỉ huy sở ở Đác Chưng (Phụ trách trục ngang B46 Chà Vằn vào Tây Nguyên)
+Binh trạm 36: Chỉ huy sở tại Chà Vằn
+Binh trạm 37: Chỉ huy sở đóng tại Sê Sụ
+Sư đoàn Bộ binh 968 chiến đấu trên vùng Trung, Hạ Lào suốt nhiều năm
 
    D- Phần lớn khối lượng hàng hậu cần, binh khí kỹ thuật chi viện cho miền Nam Việt Nam và Cách mạng Lào được vận chuyển qua Tây Trường Sơn

   1- Trong 16 năm, hàng triệu tấn hàng hóa đã được vận chuyển vào miền Nam Việt Nam và cho Cách mạng Lào. Hàng triệu đơn vị vũ khí, đạn dược, các đoàn binh khí nặng: xe tăng, trọng pháo, tên lửa đã được Bộ đội Trường Sơn hộ tống qua đường Hồ Chí Minh phía Tây.
   2- Hai triệu cán bộ chiến sĩ và con em miền Nam đã hành quân qua đường Trường Sơn, chủ yếu đi qua Tây Trường Sơn. Hàng chục ngàn thương bệnh binh được đưa ra hậu phương bằng đường Tây Trường Sơn.
  3- Nhiều đoàn cán bộ cao cấp của Đảng và Quân đội Việt Nam đã đi qua Đường Trường Sơn. Năm 1973 Vợ chồng Cựu Vương Xianuc đã về thăm Cam Pu chia qua đường Tây Trường Sơn.
 
    E-Tây Trường Sơn là chiến trường khốc liệt:
  1. Trường Sơn hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn của Mỹ, ngụy
  • Trong 7 triệu tấn bom đạn Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam thì có đến 4 triệu tấn ném xuống chiến trường Trường Sơn.
  • Hàng triệu lít chất độc da cam đã rải xuống những cánh đồng, bản làng Trung Hạ Lào.
  • Để ngăn chặn Đường HCM, năm 1971 Mỹ ngụy mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 với quy mô rất lớn trên địa bản tỉnh Savanakhet.Khu vực Bản Đông- Đường 9 là chiến trường ác liệt, nỗi khiếp đảm của Mỹ Ngụy, bản anh hùng ca của Bộ đội Việt Nam và Pha Thét Lào.
  • Nhiều trọng điểm đánh phá khốc liệt: Seng Phan, Xóm Péng, ATP, Chà Là, Cốc Mạc, Văng Mu, Pha Băng Nưa, Tha Mé, Bạc, Cha Vằn...
  • Suốt 10 năm (1964-1973), hơn bốn triệu tấn bom đã ném xuống Trường Sơn. Kẻ địch muốn bằng sức mạnh hủy diệt của bom đạn, chất độc hóa học để cắt đứt đường Hồ Chí Minh, bắt hai dân tộc Lào-Việt phải khuất phục. Hàng vạn chiến sĩ Trường Sơn và quân dân các bộ tộc Lào đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu này. Nhưng Đường Trường Sơn vẫn rộng dài vươn ra phía trước, tình đoàn kết máu thịt Việt Lào đã được hun đúc ngày thêm bền chặt.
  1. Sự hi sinh của Bộ đội Trường Sơn và nhân dân các bộ tộc Lào là rất to lớn.
  • Trong số hai vạn liệt sĩ, ba vạn thương binh Trường Sơn thì có đến 70% hi sinh hoặc bị thương trên đất Lào.
  • Hàng trăm làng bản của Lào bị tàn phá do máy bay Mỹ, đồng bào phải sơ tán vào rừng sâu nhường đất bản cho các tuyến đường TS đi qua...
 
    F- Tây Trường Sơn là nơi Bộ đội Trường Sơn và Quân đội Pha Thét, nhân dân các Bộ tộc Lào luôn đoàn kết gắn bó, sát cánh chiến đấu, nhường cơm sẻ áo cho nhau.

      Các chiến sĩ Pha Thet đã kề vai sát cánh cùng bộ đội Việt nam bảo vệ con đường, bảo vệ vùng giải phóng, đánh hàng trăm trận: Mường Pha lan, Atôpơ, PắcXoòng, Lào Ngam, giải phóng Boloven...
Các đơn vị của Bộ Tư lệnh 559 luôn sát cánh cùng các đơn vị Pha Thét Lào chiến đấu để bảo vệ tuyến Chi viện, bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ cơ sở Cách mạng Lào.
      Các đơn vị từ Tiểu đoàn, Trung đoàn, Binh trạm, Sư đoàn của Bộ đội Trường Sơn đều có lực lượng dân vận chuyên trách, cùng ăn, cùng ở giúp đỡ đồng bào và chính quyền địa phương từng bản làng. Về lực lượng chuyên trách, Bộ Tư lệnh Trường Sơn có Cục chuyên gia (Ban C) trực tiếp chỉ đạo, tổ chức các lực lượng giúp bạn trên toàn chiến trường Trường Sơn. Lực lượng tác chiến trực tiếp của Bộ đội Trường Sơn có Sư đoàn bộ binh 968 quân tình nguyện và Đoàn chuyên gia quân sự 565 (tương đương cấp Sư đoàn) trực tiếp giúp đỡ xây dựng lực lượng vũ trang và chính quyền các cấp của các địa phương Trung - Hạ Lào. Có thể nói suốt thời kỳ chiến đấu chống Mỹ, 600 bản thuộc 18 huyện của 4 tỉnh Trung - Hạ Lào trong địa bàn hoạt động của Bộ đội Trường Sơn đều có lực lượng bộ đội Trường Sơn giúp đỡ trực tiếp toàn diện tại mỗi bản làng. 
      Nhân dân địa phương các bộ tộc Lào đã tạo mọi điều kiện cho Bộ đội Việt Nam.Hàng trăm bản làng của đồng bào Lào đã tự nguyện rời bỏ nhà cửa, nương rẫy từ bao đời nay để cho tuyến đường Trường Sơn bảo đảm yêu cầu “gần nhất, dễ đi nhất”. Những bản làng nằm gần những con đường Trường Sơn mới mở cũng phải rời sâu vào rừng để tránh bom đạn Mỹ đánh phá ác liệt suốt ngày đêm. Sự hy sinh to lớn ấy của đồng bào các bộ tộc Lào không gì có thể so sánh được.
     Những người lính Trường Sơn vẫn còn nhớ: Cuối năm 1964, do tuyến vận tải bị tắc, mấy nghìn cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 70 bị thiếu đói nghiêm trọng. Trước tình hình “nước sôi, lửa bỏng” ấy, nhân dân các huyện Cà Lươn, Sê Ca Mán…tỉnh Tà Ven Oọc, đã vận động nhân dân thu gom được trên 30 tấn thóc gạo, cứu đói cho Bộ đội Việt Nam. Trung đoàn 70 sau đó đã cử cán bộ đến từng bản làng bày tỏ lòng cảm ơn nghĩa tình “một miếng khi đói” của nhân dân các bộ tộc Lào.
     Để tiến tới lập Hồ sơ để Nhà nước Lào công nhận Di tích đường Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh trên đất Lào. Ban Lịch sử truyền thống xin cung cấp một số tư liệu để
 
   
                                                                                  Ngày 25/4/2018
                                                                           Ban Lịch sử truyền thống
 
.

tin tức liên quan