Chính phủ đã có Quyết đinh số 2383/QĐ/TT-TTg ngày 09-12-2013 về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt cho Di tích lịch sử đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh qua 11 tỉnh của Việt Nam.
HỘI TT TRƯỜNG SƠN- ĐƯỜNG HCM VIỆT NAM
BAN TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
|
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2017
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA 37 DI TÍCH ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN ĐÃ XẾP HẠNG DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT.
Chính phủ đã có Quyết đinh số 2383/QĐ/TT-TTg ngày 09-12-2013 về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt cho 37 Di tích lịch sử đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh qua 11 tỉnh của Việt Nam. Bao gồm:
- Tỉnh Nghệ An: 1-Km 0- Tân Kỳ.
- Tỉnh Hà Tĩnh : 2- Ngã Ba Đồng Lộc; 3-Hương Đô
-Tỉnh Quảng Bình: 4- Ngầm Khe Rinh; 5-Cầu ka Tang; 6-Đèo Đá Đẽo; 7- CHS Hóa Tiến; 8- Phà Xuân Sơn; 9- Hang Thông tin (Km4-Đ20); 10- Hang NH (Km14-Đ20); 11-Hang Tám Cô; 12- Dốc Ba Thang; 13- Phà Long Đại; 14-Km0 -Đường 10; 15-Ngã ba Thạch Bàn; 16-Làng Ho; 17-CHS Hiền Ninh; 18-Cảng Gianh.
-Tỉnh Quảng Trị: 19-Khe Hó; 20- Cầu treo Bến Tắt; 21- NTLS Trường Sơn; 22- CHS BTL559 Vĩnh Trường; 23-Cầu Đăk Rông; 24- Cảng Đông Hà.
- Tỉnh Thừa Thiên - Huế : 25- Km0 Đường B45; 26-Km0 đường B71; 27-Binh trạm 42; 28-Dốc Con Mèo
- Tỉnh Quảng Nam : 29- Bến Giằng; 30-Khâm Đức
- Tỉnh Kon Tum: 31- Mô Ray
- Tỉnh Gia Lai : 32- Ia-Dom.
-Tỉnh Đăk Lắc: 33- Sê Rê Pốc
-Tỉnh Đăk Nông: 34- Bu Prăng; 35- Đăk Nia.
- Tỉnh Bình Phước : 36- Bù Gia Mập; 37- Lộc Quang.
Thường trực Hội Trường Sơn đã giao nhiệm vụ cho Ban Lịch sử-Truyền thống làm cuộc khảo sát, điều tra thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng năm 2013.
I. Những di tích được tôn tạo và phát huy giá trị :
1. Di tích Km 0 Đường Đông Trường Sơn tại Tân Kỳ , Nghệ An:
Tóm lược Di tích: Sau khi hiệp định Pa Ri được ký kết, Quân ủy TW và Bộ Quốc phòng chủ trương giao cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn xây dựng trục đường cơ bản từ Nghệ An đến Bình Phước. Tân Kỳ là KM0, Chơn Thành là Km 1200.
- Cụm kiến trúc di tích Km 0 bao gồm : đài chính (cột bia km0), chân đài và phần bệ; xung quanh khuôn viên có hàng rào bảo vệ được làm bằng bê tông, cổng vào khu quản lý di tích, nhà truyền thống. Giữa 2 cổng là tấm biển bằng đá gnarit màu đỏ nhạt, khắc dòng chữ: “Di tích lịch sử quốc gia đường Hồ Chí Minh - Đông Trường Sơn, Tân Kỳ - Lộc Ninh - Km0 (1972-1975)”.
- Quảng trường khu Di tích được quy hoạch rộng rãi, rất thuận lợi cho các tổ chức lễ hội quan trọng.
- Ngoài trời, trưng bày hiện vật xe tải; trong nhà trưng bày: bố trí những hình ảnh, hiện vật của bộ đội Trường Sơn, của quân và dân huyện Tân Kỳ trong kháng chiến và trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Các tư liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan Di tích hiện đang lưu giữ, trưng bày, giới thiệu do Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh - Hà Nội cung cấp.
Đánh giá :
- Địa phương đó bảo vệ và phát huy tốt giá trị di tích lịch sử. số lượng khách tham quan khá đông.
- Có thể bổ sung dự án “Hậu phương lớn hướng ra tiền tuyến “( như UBND huyện Tân Kỳ đề nghị) để tăng thêm giá trị và hấp dẫn của Di tích.
2. Di tích Ngã ba Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh:
- Tóm lược Di tích : Di tích tôn vinh sự hy sinh của 10 nữ TNXP ngày 24 tháng 7 năm 1968 do bom Mỹ tại Ngã ba Đồng Lộc.
-Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là Tỉnh ủyUBND Hà Tĩnh, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Binh đoàn 12, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch… đã đầu tư, tu bổ, tôn tạo xây dựng thành một quần thể di tích lịch sử, văn hóa và Khu du lịch tâm linh, khang trang, to đẹp bao gồm các hạng mục như: Nhà và Đài tưởng niệm, Tháp chuông, Tượng đài chiến thắng Đồng Lộc, quy tập và xây dựng các phần Mộ của 10 cô gái trong tiểu đội Võ Thị Tần, Bảo tàng Ngã ba Đồng Lộc, bảo tồn cánh đồng hố bom, cụm tượng 10 nữ Liệt sỹ TNXP…. Hàng năm Di tích đón gần 300.000 lượt khách đến thăm viếng (trong đó có khách nguyên thủ quốc gia, du khách quốc tế). Năm 2016 tập thể Ban quản lý Di tích được tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc; hàng năm nguồn vốn của địa phương, tổ chức xã hội đầu tư trên 30 tỷ đồng để làm đền thờ, đường tránh vv.
Đánh giá:
- Hiện tại Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, được Ban Quản lý di tích và các cấp chính quyền địa phương tỉnh Hà Tĩnh quản lý tốt, không có hiện tượng xâm phạm đến di tích.
-Vào các ngày lễ lớn trong năm rất nhiều đồng bào trong và ngoài nước, du khách quốc tế, đến thăm viếng khu di tích.
3. Di tích Hương Đô-Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh:
- Tóm lược Di tích : Chỉ huy sở Tiền phương Tổng cục Hậu Cần, Bộ Tư lệnh 559, Bộ Tư lệnh 500, thuộc xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Di tích đã được xây dựng Bia năm 2004 do Binh đoàn 12 thực hiện; năm 2012, 2013 UBND xã huy động bằng nguồn vốn xã hội được gần 9 tỷ đồng đầu tư tu bổ, tôn tạo một số hạng mục: Lán làm việc của TL Đồng Sỹ Nguyên, hầm tránh bom, nhà họp, nhà giao ban, nhà hội trường, hệ thống giao thông hào, đường điện.
-Năm 2014 Binh đoàn 12 tổ chức triển khai làm một số việc: thay mái lá bằng mái tôn, làm lại hệ thống đường điện, máy bơm nước, giếng nước sạch. Trưng bày hiện vật gồm: bàn, ghế làm việc, máy điện thoại, máy thông tin 15 w, bản đồ tác chiến, mũ sắt, giầy ủng với kinh phí là 300 triệu.
-Đường vào khu di tích từ thị xã Hương Khê đã được Ban QLDA đường HCM xây dựng (bao gồm cả cầu qua sông).
Đánh giá:
-Khu Di tích này nằm xen kẽ trong khu dân cư, mặc dù đó được địa phương quy hoạch, làm được một số việc tu bổ, tôn tạo, song chưa đủ điều kiện đưa vào khai thác một cách rộng rãi. Tuy nhiên vẫn có các đoàn khách du lịch đến tham quan.
-Việc phát huy giá trị di tích bị hạn chế, do không có vốn để tôn tạo, đầu tư hạ tầng. (Nhà hội trường dùng làm nơi hội họp của nhân dân địa phương).
-Kiến nghị: Địa phương huy động bằng nhiều nguồn vốn nâng cấp hạ tầng, kiên cố hóa các hạng mục di tích, tuyên truyền, chỉ dẫn để du khách đến với di tích.
4. Di tích bến phà Long Đại, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình:
- Tóm lược Di tích : Bến phà Long Đại là trọng điểm vượt sông trên đường Trường Sơn (Đ15), trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ. Nhiều chiến sĩ, TNXP Trường Sơn và công nhân hỏa tuyến đã hy sinh ở bến phà này.
-Ngày 28 tháng 7 năm 2010 UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Dự án bảo tồn tôn tạo khu di tích lịch sử bến phà Long Đại. Dự án đã đưa vào sử dụng một số hạng mục: như Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Trường Sơn (Do chương trình Nghĩa tình Trường Sơn-Báo Sài Gòn giải phóng xây dựng), nhà Bia tưởng niệm 16 thanh niên xung phong, cụm tượng đài, tháp chuông, bến thả hoa…hầm 16 TNXP hy sinh, vào các ngày lễ lớn trong năm được tổ chức Lễ cầu siêu, dâng hương, thả hoa trên sông Long Đại để tưởng niệm các Anh hùng LS đã ngã xuống để bảo vệ Bến phà.
-Hiện nay khu vực bến phà Long Đại cũ đã bị cây cối phủ kín, dấu tích chiến tranh hầu như không còn nữa, chỉ còn tấm bia mang dòng chữ “Điểm vượt sông ác liệt nhất 1965-1975”, rêu phong .
Đánh giá:
-Địa phương đó khoanh vùng bảo vệ, huy động bằng mọi nguồn vốn xã hội, phát huy tốt giá trị di tích, vào các ngày lễ lớn và một số ngày trong năm nhân dân địa phương, khách du lịch đến viếng đền các anh hùng liệt sỹ (trên 100.000 lượt viếng).
-Kiến nghị: bảo tồn nguyên trạng một bến phà với chiếc phà thời chiến tranh cùng quang cảnh bom đạn khu vực xung quanh (bờ Nam hoặc Bắc).
5. Di tích làng Ho, Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình:
- Tóm lược Di tích : Làng Ho là hậu cứ của Đoàn 559 trong những năm 1960-1965 (Trung đoàn 70,71), nơi xuất phát các chuyến hàng vào chiến trường miền Nam theo cả hai hướng Đông và Tây Trường Sơn.Cụm kho dự trữ của Đoàn 559.
-Tháng 4-2011, Chương trình "Nghĩa tình Trường Sơn" báo Sài Gòn giải phóng phối hợp Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng Quảng Bình thực hiện Dự án xây dựng công trình “Cụm bản Văn hóa làng Ho” và chỉ sau hơn một năm khởi công, ngày 18-01-2013, công trình “Bản Văn hóa - Di tích lịch sử Trường Sơn - làng Ho” chính thức khánh thành. Nhà văn hóa và trạm xá quân dân y do đồn Biên phòng làng Ho quản lý, khám chữa bệnh cho dân.
- Binh đoàn 12 đó xây dựng Bia di tích trong năm 2004.
Đánh giá: Di tích làng Ho được,bảo tồn, tôn tạo và có các công trình tri ân đồng bào địa phương một thời đã nhường cơm sẻ áo cho bộ đội. Lượng khách tham quan, du lịch đến đây còn ít, chưa phát huy hết giá trị di tích.
6-Di tích Chỉ huy sở BTL Trường Sơn tại Hiền Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình (1973-1974)
- Tóm lược Di tích : Là Chỉ huy sở cơ bản của Bộ TL Trường Sơn năm 1973-1974.
-Nhà Hội trường lớn đã diễn ra “Đại hội mừng công” ngày 7-3-1973 có đủ chỗ cho trên 150 người, hiện nay vẫn là vật liệu không bền vững, đã bị xuống cấp, vẫn còn nguyên dáng dấp cũ.
-Ngay cạnh đó là nhà Truyền thống xây bằng vật liệu xi măng, cát, sắt, lợp ngói, và trưng bày hiện vật khối, ảnh tư liêu, có giếng nước của Bộ Tư lệnh.
- Nhà thờ họ Nguyễn: nhà làm việc và để ở của Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên (11.1972-1973), nay cũng còn nguyên vẹn, có sửa sang đẹp hơn.
- Nhà thờ họ Trương : là địa điểm Trạm Thông tin tải ba của Bộ TL Trường Sơn, vẫn được bảo quản tốt.
- Nhà thờ họ Lê : là nơi cất dấu tài liệu, nay còn nguyên vẹn.
Đánh giá: Hiện nay di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, do thiếu kinh phí địa phương không tu bổ, tôn tạo; chưa phát huy tốt giá trị di tích; tận dụng là nơi hội họp của địa phương; sân vườn quy hoạch nhưng vẫn để cỏ mọc. Hiện tại có bia bê tông xi măng để ghi đánh dấu vị trí di tích.
Kiến nghị: bằng nhiều nguồn vốn nâng cấp hạ tầng, kiên cố hóa các hạng mục di tích, tuyên truyền, chỉ dẫn để du khách đến với di tích.
7. Di tích Hang 8 TNXP ( Hang Tám Cô), Quảng Bình:
- Tóm lược Di tích : Ngày 14/11/1972, đội TNXP làm nhiệm vụ bảo vệ và sửa chữa Đường 20 thì máy bay địch đến đánh phá, 8 TNXP đã chạy vào hang đá trú ẩn. Một khối đá lớn sụt xuống lấp miệng hang. Đồng đội đã tìm mọi cách giải cứu không được. Cả 8 TNXP đã hy sinh một cách thương tâm và bi tráng.
-Di tích được bảo tồn, tôn tạo tốt, được chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội đầu tư, bổ sung hàng năm. Hiện nay, cửa hang đá bị bom Mỹ đánh sập năm xưa được tôn tạo và bảo tồn tốt; Đền thờ thắp hương cho liệt sỹ Đường 20 Quyết Thắng, sân làm lễ trước đền, sân bãi đỗ xe, nhà nghỉ của khách, điện chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời. Ban QL Di tích đón khách phục vụ chu đáo.
Đánh giá: Địa phương tổ chức tốt du lịch lịch sử kết hợp với du lịch tâm linh, du lịch sinh thái; hàng năm có khoảng trên 150.000 lượt người đến viếng.
8. Di tích Cầu treo Bến Tắt, tỉnh Quảng Trị:
- Tóm lược Di tích : Cầu treo vượt sông Bến Hải được Công binh Trường Sơn xây dựng năm 1974 nằm trên đường 42 nối đường 15 với đường 9, nay nằm trên Đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông).Cầu treo phục vụ các đoàn quân từ Bắc vào chiến trường.
-Di tích lịch sử Cầu treo Bến Tắt bị trận lũ lịch sử năm 2005 cuốn sập và đã được phục dựng lại nguyên trạng trên vị trí cầu cũ vào năm 2012. Hiện nay gần đầu cầu phía Nam, sát cổng Nghĩa trang Trường Sơn có xây dựng một ngôi Đền thờ vọng các Anh hùng liệt sỹ TS. Quần thể gồm cầu Bến Tắt, NTLSTS, Đền thờ LS thành điểm du lịch tâm linh, du lịch lịch sử, địa phương phát huy tốt giá trị di tích lịch sử.
Đánh giá: Di tích đã được phục hồi và bảo vệ tốt, nhưng khách ít thăm quan chưa được giới thiệu và chỉ dẫn đầy đủ. Nếu có điều kiện xây dựng một bia di tích tại đầu cầu.
9. Di tích Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị:
- Tóm lược Di tích Nghĩa trang là nơi yên nghỉ của hơn 10 000 Liệt sĩ Trường Sơn. Trong đó tuyệt đại đa số là Liệt sĩ có đầy đủ thông tin được cất bốc từ khắp chiến trường Trường Sơn (trên ba nước Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia) từ 1973-1974.
- Nghĩa trang do chính Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên chọn vị trí và chỉ đạo việc quy hoạch và xây dựng.
-Nghĩa trang được khởi công ngày 24/10/1975 và hoàn thành ngày 10/4/1977.
Được sự quan tâm đặc biệt Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ngành TW và những đóng góp của các địa phương trong cả nước, hàng năm Nghĩa trang đón nhận nhiều nguồn đầu tư, dự án lớn từ bộ chủ quản (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội). Mặc dù qua nhiều lần tu bổ nâng cấp nhưng tổng thể quy hoạch vẫn giữ nguyên thiết kế kỹ thuật ban đầu gồm các hạng mục: đài liệt sỹ, trung tâm các khu mộ, các kiến trúc tôn vinh, đường nội bộ vv, mỗi lần tu sửa được bổ sung các vật liệu bền vững, kiến trúc phù hợp làm tăng giá trị thẩm mỹ, không làm phá vỡ quy hoạch nguyên gốc.
Bình quân mỗi năm Di tích được bổ xung từ 5 đến 7 tỷ đồng để nâng cấp, tôn tạo; riêng năm 2016 -2017 Bộ giao thông vận tải đầu tư 100 tỷ đồng để mở rộng đường từ đường HCM vào Nghĩa trang và hệ thống đường nội bộ trong khuôn viên.
Khách tham quan theo đoàn đạt 8.600 đoàn/ năm ( khoảng 1,2 triệu người/năm).
Đánh giá: Di tích Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, được tỉnh Quảng Trị, Ban quản lý Nghĩa trang quản lý tốt, không có hiện tượng xâm phạm đến Di tích. Giá trị Di tích được phát huy cao độ.
10. Di tích bến phà Sêrêpôk, tỉnh Đăk Lăk:
- Tóm lược Di tích: Di tích do Sư đoàn 470 đảm bảo các đơn vị chủ lực vượt sông vào tập kết ở Bình Phước chuẩn bị cho chiến dịch HCM.
Di tích lịch sử bến phà Sêrêpốc thuộc xã Krông na - huyện Buôn Đôn - tỉnh Đăk Lăk; hiện nay di tớch cũn để lại con đường xuống hai đầu bến phà, 01 cọc sắt chữ i chôn sâu để neo buộc phà cố định. di tích nằm trong khu rừng quốc gia buôn đôn; năm 2016 bộ lao động thương binh và xó hội cú đầu tư ít kinh phí làm được nhà bia tưởng niệm ghi tên 74 liệt sỹ, cty 470 ủng hộ lư hương to, địa phương đó quy hoạch, khoanh vựng; chưa cắm mốc giới bảo vệ.
Đánh giá: Di tích đó được bảo vệ nhưng chưa được khách tham quan đến thăm do chưa có hạ tầng và chưa được tuyên truyền chỉ dẫn. a. đỗ giang nam làm bia di tích phải đầu tư lớn hơn để làm bia và nhà bia để bảo vệ kinh phí trên 100 triệu. cố gắng huy động vốn xó hội.
11. Di tích lịch sử Kho xăng Lộc Quang -VK98, tỉnh Bình Phước:
- Tóm lược Di tích: VK98 là một trong 2 kho xăng của bộ đội Trường Sơn dự trữ cho chiến dịch HCM xăng được chở bằng xe stec từ Bù Gia Mập về.
Di tích lịch sử kho xăng Lộc Quang - VK98 thuộc xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, nằm trong trong khuôn viên Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Hiện nay Di tích lịch sử Kho xăng Lộc Quang – VK98 về cơ bản vẫn còn nguyên vẹn. Hiện tại bồn xăng đã được tôn tạo, bảo quản, có mái che, có lan can bảo vệ, hạ tầng, sân vườn, nhà vệ sinh, người trông coi, bảo vệ.
Đánh giá: Di tích đã được các cấp chính quyền quản lý, bảo vệ và phát huy tốt giá trị lịch sử . Do công tác tuyên truyền quảng bá còn hạn chế nên khách đến tham quan có nhưng ít, chưa phát huy hết giá trị di tích.
II. Những di tích chưa được đầu tư xây dựng và phát huy giá trị:
1. Tỉnh Quảng Bình (11 di tích):
1.1. Di tích cầu Ka Tang.
Là trọng điểm vượt sông quan trọng nằm trên trục đường 12 cũ (gần ngã ba Khe Ve). Một trọng điểm đánh phá của máy bay địch.
Hiện tại còn 3 mố cầu cũ xây bằng đá nằm ở phía đông cầu mới (trên đường HCM).
Di tích chưa có Bia, nhưng không bị xâm hại.
1.2. Di tích CHS BTLTS tại Hang đá ở xã Hóa Tiến, Minh Hóa, Quảng Bình.
Khu vực các hang đá tại xã Hóa Tiến là Chỉ huy sở của Bộ Tư lệnh 559 vào năm 1965-1966 ( Tư lệnh Phân Trọng Tuệ làm việc tại đây), Chỉ huy sở Binh trạm 12, căn cứ hậu cần của Tổng cục Hậu cần và Bộ đội Trường Sơn.
Đã được địa phương đưa vào quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ, di tích không bị xâm hại, chưa có bia DT. Đây là Di tích có tiềm năng bảo tồn và phát huy giá trị.
1.3. Di tích Ngầm Khe Rinh trên đường 15.
Ngầm Khe Rinh là trọng điểm vượt sông trên đường 15, trọng điểm đánh phá của máy bay địch trong chiến tranh. Di tích đó được địa phương quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ, không bị xâm hại hại.
Hiện nay còn dấu tích vị trí 02 đầu đường xuống ngầm; Công ty 423 Cienco4, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng bia.
Tuy nhiên số lượng khách qua đường chưa chú ý đến di tích bởi Bia di tích còn đơn giản chưa đủ gây ấn tượng.
1.4. Di tích Cảng Gianh:
Là nơi tiếp nhận hàng hậu cần của Bộ đội Trường Sơn từ miền Bắc và quốc tế qua đường biển.
Đã được địa phương đưa vào quy hoạch; khoanh vùng bảo vệ. Hiện nay di tích nằm trong khuôn viên của Ban QL Cảng Cá Sông Gianh. Sát cảng phía hạ lưu là cầu cảng cũ được bảo tồn tốt; đã được XD bia DT.
1.5. Di tích Đèo Đá Đẽo.
Là trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ, nơi các đơn vị bộ đội và TNXP kiên cường bám trụ và hy sinh để thông đường. Nhiều sự tích anh hùng của Bộ đội và TNXP TS trên đoạn đèo yết hầu này.
Địa phương đưa vào quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ, di tích không bị xâm hại. Binh đoàn 12 đã xây dựng Bia di tích bằng đá trên đỉnh đèo.
1.6. Di tích Bến phà Xuân Sơn:
Trọng điểm vượt sông trên đường 15, là cửa ngõ các đoàn xe đưa hàng vào Đường 20, vào đường 16 và 18, trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ.
Đã được địa phương đưa vào quy hoạch; khoanh vùng bảo vệ; phía bờ Bắc sông Son vẫn còn một đoạn đường cũ, bờ Nam có tôn tạo lát đá hộc một đoạn bến phà; nhiều dấu vết di tích đã bị mất; đã có bia di tích.
1.7. Di tích Hang Thông tin trên đường 20 Quyết Thắng.
Là hang đá tại Km 4 Đường 20 có Tổng đài Thông tin của Bộ đội Trường Sơn. Hiện chưa chưa xác minh đơn vị sử dụng hang này (qua ô Đạo, ông Đắc). Dây leo, cây cối mọc kín hết cả cửa hang đá; bên ngoài hang mất hết dấu vết, không tìm thấy đường đi lên cửa hang nữa.
Di tích chưa được phát huy giá trị do chưa xây dựng bia và bảo tồn tôn tạo.
1.8. Di tích Hang NH (tổng kho NH):
Là Chỉ huy sở Tiền phương của Binh trạm 14, là tổng kho hậu cần, trạm quân y…
Dấu vết di tích trong hang gần như còn nguyên vẹn: các khẩu hiệu trên vách hang, các bậc tạm cấp Binh trạm 14 xây bằng đá….
Từ Km 12 Đường 20 rẽ về phía Bắc 2 km theo đường “Kín “ ngày xưa vào cửa hang. Hiện tại gần như mất hết dấu tích của con đường do cây cối mọc um tùm.
Đây là Di tích có giá trị và khả năng bảo tồn nguyên dạng (nằm trong Dự án 4), có tiềm năng phát triển du lịch gắn với “Bảo tàng Trường Sơn ngoài trời” nằm ở phía Nam của Đường 20 (tại Km12)
1.9. Di tích Dốc Ba Thang trên đường 20 Quyết Thắng:
Dốc Ba thang nổi tiếng về hiểm trở và khó khăn trong giai đoạn mở Đường 20 mùa xuân năm 1966.
Dốc Ba thang khi làm đường 20 QT đã hạ độ đốc, nổ phá đã làm đường, sự hiểm trở của con dốc đã không còn thấy rõ. Hiện nay còn một hầm tránh bom, dấu vết di tích khác đã bị mất, chưa XD bia.
Đường 20 đã cải tạo nâng cấp, xe du lịch đã đi đến biên giới Việt Lào, vì vậy cần bảo tồn Di tích dốc Ba Thang trong tuyến du lịch Đường 20.
1.10. Di tích km 0 Đường 10:
Trục ngang Đường 10-Đường 18 là một cửa khẩu quan trọng thứ 3 sang Lào. Nơi bộ đội và TNXP Trường Sơn đã chiến đấu quả cảm với mọi thủ đoạn đánh phá của máy bay địch, Bộ Tư lệnh 559 đóng tại Km 33 vào các năm 1969-1972
Hiện nay di tích km0- đường 10 vẫn được giữ nguyên trạng là ngã ba giao nhau giữa đường 10 và đường 15 a, gần đường ray tầu hỏa và cách đường HCM khoảng 50m về phía đông. Đoạn đường từ km 0 nối giữa đường 15a với đường HCM vẫn là con đường đất đỏ.
Di tích hiện do chính quyền địa phương quản lý, hiện chưa có kế hoạch tôn tạo và phát huy giá trị.
1.11. Di tích Ngã tư Thạch Bàn:
Nơi đường 16 nối Đông-Tây Trường Sơn, được xây dựng 1966-1967. Chỉ huy sở Bộ TL Trường Sơn năm 1973, cụm trọng điểm bị không quân địch đảnh phá ác liệt năm 1965-1973.
Hiện nay di tích Ngã tư Thạch Bàn còn lại là một vùng đất rộng và bằng phẳng. phía nam giáp đường 16, phía đông giáp đường 15 cũ, phía bắc giáp đất vườn canh tác.
Binh đoàn 12 đã xây dựng Bia Di tích năm 2004.
2. Tỉnh Quảng Trị (4 di tích):
2.1. Di tích Khe Hó:
Khe Hó là địa danh nổi tiếng trong Lịch sử của Bộ đội Trường Sơn buổi ban đầu. Nơi đóng quân của tiểu đoàn 301, nơi xuất phát chuyến hàng gùi thồ đầu tiên vào ngày 13/8/1959.
Di tích chưa được quy hoạch và khoanh vùng bảo vệ cụ thể; địa phương giao khu đất này cho các chủ rừng trồng cây keo; hiện trạng di tích cũn để lại một số đoạn đường đất đỏ cũ, cây cối dậm rạp, um tùn che lấp. các dự án trồng rừng sôi động, khó kiểm soát nên phần lớn con đường này bị các loại xe chuyên dụng có trọng tải lớn cày xới, làn hư hỏng biến dạng nặng nề và hết sức lầy lội, nhất là vào mùa mưa. hiện nay, muốn vào địa điểm này chỉ có một phương tiện duy nhất là xe uran (loại xe 3 cầu chuyên dùng khai thác gỗ) hoặc đi bộ đường rừng.
Kiến nghị: bằng mọi nguồn vốn xây dựng một bia di tích và một lán tượng trưng cho hậu cứ của tiểu đoàn 301, xây dựng cảnh quan phục vụ du lịch.
2.2. Di tích CHS của Bộ TL Trường Sơn năm 1974-1975 tại Gio An:
Năm 1974, Bộ Tư lênh Trường Sơn đã chuyển từ Hiền Ninh về đóng tại xã Gio An, bên bờ sông Bến Hải. Hiện tại Di tích đã được quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ, dấu vết di tích còn lại một số nền nhà làm việc cũ. Di tích nằm trong khu dân cư, tồn tại trong vườn các nhà dân
Do không có kinh phí đầu tư tôn tạo, chưa phát huy tốt giá trị di tích; chưa có bia di tích.
Kiến nghị: xây dựng Bia di tích và xây dựng nhà chỉ huy Bộ Tư lệnh trên một diện tích 500 m2
2.3. Di tích Cầu treo Đắkrông, huyện Đắkrông:
Cầu treo Đakrông được các đơn vị công binh Trường Sơn xây dựng năm 1974-1975 nằm trên đường Đông Trường Sơn.
Di tích lịch sử Cầu treo Đăkrông bị sập năm 1999, cầu treo Đăkrông mới đã được xây dựng lại với chiều dài 100m, rộng 6m trên chính vị trí cầu cũ. Cầu mới nằm trên Đường HCM phục vụ kinh tế, giao thông.
Hiện nay, di tích lịch sử cầu treo Đăk rông đã được quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ di tích; được chính quyền xã Đăkrông - huyện Đăkrông - tỉnh Quảng Trị quản lý tốt, không có hiện tượng xâm phạm đến di tích.
Binh đoàn 12 đó cho xd bia di tích tại đầu cầu (gần nhà bảo vệ cầu).
Kiến nghị: chọn vị trí xây dựng lại bia di tích, có nhà bảo vệ bia và sân, cachr quan xung quanh, nội dung bia ghi lại lịch sử cầu Đak rông và cả đoạn đường 15 Đak rông- A Lưới.
2.4. Di tích cảng Đông Hà, thành phố Đông Hà:
-Cảng Đông Hà là nơi tiếp nhận hàng của Bộ đội Trường Sơn từ 1973-1975.
-Hiện nay do không được nạo vét, nâng cấp nên lòng sông bị cạn dần, tàu có trọng tải lớn không vào được, chỉ có tàu chở hàng nhỏ vẫn ra vào nhưng không đáng kể. Hệ thống bến bãi, kho hàng không còn, tuy nhiên vẫn còn những boongke với những lỗ châu mai hướng ra bốn phía, sát mép sông là những mảng bê tông dày, những cọc sắt và những tấm sắt đã hoen rỉ ngả nghiêng, tung tóe vì bom đạn chiến tranh, vì sự xuống cấp tự nhiên do trải qua nhiều thập kỷ và do sự xâm hại của con người.
Địa phương chưa phát huy được giá trị di tích, chưa có Bia Di tích.
3. Tỉnh Thừa Thiên Huế (cú 4 di tích):
3-1. Di tích Km 0 - đường B45
Di tich ở xã Hồng Vân, huyện A Lưới. Đã có Bia Di tích. Là điểm cuối của đường ngang B45, từ đường 128 về
3-2. Di tích Km 0 - đường B71, huyện A Lưới. Đã XD Bia.
3-3. Di tích CHS Binh trạm 42 tại địa đạo thôn A Lê Ninh, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới. Hiện nay vẫn còn 02 hang tương đối nguyên vẹn, xung quanh là rừng, địa phương bảo vệ tốt, không bị xâm phạm, chưa XD bia.
3-4. Di tích Dốc Con Mèo, huyện A Lưới.
Đường B45a là một trục ngang quan trọng từ phía Tây vào Việt Nam. Dốc Con Mèo là một trọng điểm đánh pháác liệt trên Đường B45, chưa XD bia.
Các Di tích trên đã được địa phương đưa vào quy hoạch; không có kinh phí, chưa khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ; chưa phát huy tốt giá trị di tích.
4. Tỉnh Quảng Nam ( 2 di tích):
4-1. Di tích Bến Giằng, huyện Nam Giang.
Chưa Xây dựng Bia DT.
4-2. Di tích CHS Tiền phương BTL 559 tại sân bay Khâm Đức, huyện Phước Sơn. Đã xây dựng bia Di tích.
Di tích đó được địa phương đưa vào quy hoạch, chưa khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ; chưa phát huy tốt giá trị di tích.
5. Tỉnh Kon Tum (1 di tích):
1-Di tích CHS Tiền phương Bộ Tư lệnh Trường Sơn (1974-1975)
Di tích tại Môray, huyện Sa Thầy, di tích nằm trong khu Bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Chư Mô ray. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và thiên nhiên nhiều năm khắc nghiệt, đã làm cho di tích biến dạng nhiều, các khu kho dự trữ, các cánh rừng tập kết quân, chỉ còn lại ít dấu vết. Gần trạm Kiểm lâm của tỉnh, vị trí khoanh vùng di tích có một tấm bia do Binh đoàn 12 xây dựng.
Địa phương đó quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ, chưa cắm mốc giới bảo vệ; chưa phát huy tốt giá trị di tích.
6. Ttỉnh Gia Lai (1 di tích):
6-1.Di tích địa điểm Ia Dom,
Di tích tại xã Ia Dom, huyện Đức Cơ. Đường nối Đức Cơ (Gia Lai với Buôn Đôn (Đăk Lăc), Đường 19 nối Đông-Tây Trường Sơn, đi Stung treng. Trọng điểm đánh phá ác liệt của địch.
Di tích nằm trong khu hành chính xã Ia Dom, cư dân có đời sống tương đối ổn định. Tuy nhiên, do chiến tranh kết thúc đã lâu, thiên nhiên tàn phá, hiện nay các vết tích chiến tranh không còn nữa. Địa phương đó khoanh vựng bảo vệ.
7. .Tỉnh Đăk Nông (2 di tich):
7-1. Di tích địa điểm bắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh - đoạn Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ.
Di tích thuộc xã Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa và xã Nam Bình, huyện Đăk Song. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vùng đất này chủ yếu là đồi núi và rừng già nguyên sinh. Đến nay, cùng với quá trình phát triển của xã hội, sự tăng dân số về cơ học và quá trình di cư tự do, khu vực di tích trở thành đất canh tác của các cư dân địa phương, chung quanh là các công trình kiến trúc nhà ở của cư dân.
Trước năm 2004, địa điểm di tích đã được Bưu điện tỉnh Đăk Lăk xây Bia lưu niệm, với lối kiến trúc mang đậm phong cách của người Ê Đê, công trình này hiện nay vẫn còn nguyên vẹn.
Việc phát huy giá trị trong giáo dục truyền thống chưa cao, bởi vị trí xây dựng không phù hợp với địa bàn thực tế của di tích.
7-2.Di tích Bu Prăng, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức.
Hiện nay khu di tích (cụm kho và các công trình khác) nằm trong khu đất canh tác, trồng cây, công trình dân sinh; địa phương đã đưa vào quy hoạch, nhưng chưa khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ.
Binh đoàn 12 đó cho xây dựng bia tại ngã ba gần đồn biên phòng.
8. Tỉnh Bình Phước (1di tích):
8-1. Di tích Bù Gia Mập- VK96, huyện Phước Long cũ.
Di tích lịch sử Bù Gia Mập là điểm cuối đường ống và các kho xăng đầu, nằm trong khuôn viên của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, xã Bù Gia Mập, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.
Hiện nay dấu tích còn laị chỉ là một số hố chôn bồn xăng nằm trong khu vườn quốc gia Bù Gia Mập, cây cối rậm rạp (bồn xăng không còn nữa), có biển chỉ dẫn đường đến di tích. Chưa có Bia di tích.
Ban Lịch sử, Truyền thống.