AN TOÀN KHU Ở LÀNG NHỎ HỮU NGẠN SÔNG HỒNG

Ngày đăng: 09:03 28/06/2020 Lượt xem: 614
Chiến sĩ Trường Sơn kể chuyện truyền thống
AN TOÀN KHU Ở LÀNG NHỎ HỮU NGẠN SÔNG HỒNG
          Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày cách mạng tháng 8 (19/8/1945-19/8/2020) và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945-2/9/2020). Ghi lại câu chuyện Truyền thống - Lịch sử của làng Phú Gia quê tôi (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP Hà Nội).
          Phú Gia một làng nhỏ ven đê sông Hồng, thuần nông, dân đông, ruộng ít mùa màng thất bát, dân làng nghèo đói quanh năm, ngoài nghề nông ra, tháng 3 ngày 8 vào nội thành buôn bán kiếm sống.
          Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 dân làng đã chứng kiến biết bao thăng trầm của đất nước. Trung ương Đảng đã chọn Phú Gia là cơ sở cách mạng. Theo sổ truyền thống địa phương ghi lại: Đ/c Trần Thị Sáu là giao thông viên về Phú Gia trực tiếp gây dựng phong trào cách mạng với vỏ bọc là người đi buôn kén. Bà Sáu đã bắt mối chơi thân với bà Nguyễn Thị An (vợ Chánh Tổng Công Ngọc Lâm), bà Công Thị Lùn (bà Hai Vẽ là con của Lý trưởng Công Văn Tiến), cùng với một số bà chánh, phó lý trong làng...
          Ở địa phương có những cán bộ, Đảng viên cốt cán, trung kiên và những thanh niên giác ngộ cách mạng, chính vì vậy Trung ương đã thành lập được An toàn khu rộng lớn ở dọc các xã ven sông Hồng. Cơ sở nhà bà Phó Ái, in báo “Cờ giải phóng”. Nhà bà Hai Vẽ nơi ở và làm việc của các đ/c: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Lê Đức Thọ và một số đ/c Thường vụ TW Đảng CS Việt Nam từ 1941-1945.
          Làng Phú Gia vinh dự được đón Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội đã dừng chân nghỉ và làm việc với các đ/c Thường vụ Trung ương Đảng tại ngôi nhà cụ Nguyễn Thị An (từ 23/8 đến 25/8/1945). Trước khi về số nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội viết Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945), cũng chính ngôi nhà này là Di tích lịch sử cấp Thành phố (2019).
          Bác Hồ kính yêu đã 3 lần về thăm và làm việc tại làng Phú Gia: 1945, 1946 và 1957. Ghi lời căn dặn của Người dân làng ra sức tăng gia sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ cứu nước, nhân dân làng Phú Gia đã tham gia các phong trào, nhất là phong trào tòng quân cứu nước “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, lớp lớp thanh niên lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Phú Thượng đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
          Là chiến sĩ Trường Sơn, con em của quê hương rất tự hào với truyền thống cách mạng thật đáng trân trọng. Trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung, trong đó có làng Phú Gia quê tôi nói riêng, giờ đây đã đổi thay, làng quê đã lên phố phường hơn 20 năm nay. Cuộc sống ấm no, nhà cao tầng san sát, đường làng ngõ xóm khang trang, thật tự hào và giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng vùng An toàn khu năm xưa.
          Tin và ảnh: Đặng Sơn cơ quan TW Hội.

NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ TƯ LIỆU LỊCH SỬ BÁC HỒ VỚI LÀNG PHÚ GIA




























 

tin tức liên quan