" Gặp những người nói và làm vì Trường Sơn"

Ngày đăng: 09:22 06/04/2017 Lượt xem: 1.066

GẶP NHỮNG NGƯỜI

NÓI VÀ LÀM VÌ TRƯỜNG SƠN

 

 

         Tôi biết và làm quen với chị Lê Thúy Bắc trong lần cả hai chúng tôi đều là khách mời về Biển Thịnh Long - Hải Hậu - Nam Định dự buổi gặp mặt và giao lưu thơ văn của Câu lạc bộ thơ mang cái tên (rất Biển) - “ Miền chân sóng”. Tìm hiểu tôi mới biết chị cũng là một Cựu chiến binh ( quân y sỹ) và trở thành Nhà thơ ngay từ khi chị còn khoác áo lính trên mình.

 

         À đây rồi - Một cây bút CCB và tôi đã “nhắm” để đưa chị vào danh sách “khách hàng” của Trang Thông tin Trường Sơn. Và rồi cũng từ đấy ít lâu Nhà thơ Thúy Bắc lại lúc thì bài; khi thì chùm thơ gửi về cho Ban Biên tập Trang Thông tin Trường Sơn… Một thành tích nổi bật ban đầu đối với hội Trường Sơn của Nhà thơ Thúy Bắc là trong đợt Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam phát động cuộc thi “Lục bát Trường Sơn” chị đã có bài tham dự và một kết quả rất xứng đáng đó là tác phẩm mang tên “Sông thở” của chị đã đoạt giải nhì của cuộc thi…

 

         Trung tuần tháng 01 năm 2017 cũng là thời điểm chuẩn bị kết thúc năm âm lịch (Ất mùi) tôi được vợ chồng Nhà thơ Thúy Bắc mời dự buổi tất niên tại nhà riêng. Đi cùng tôi hôm ấy có anh bạn tên Huy Phương đến từ vùng quê Phú Thọ - Huy Phương là cây Guita có tên tuổi của vùng “ Rừng cọ đồi chè”… Bước vào nhà Thúy Bắc tôi gặp sự có mặt của Trung tướng - Nhà văn Hữu Ước - Nguyên Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân; Tổng Biên tập Truyền hình CAND và Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Bộ Công an. Ngoài ra còn có Giáo sư - Nhà thơ Kim Ngọc Bảo; Nhà thơ Thanh Nhã và vài bạn thơ, bạn nhạc khác của vợ chồng Thúy Bắc. Quây quần bên bàn trà chủ và khách chúng tôi hàn huyên nhiều chuyện, nhưng nhiều nhất vẫn là chủ đề thi ca.

 

 

Giáo sư - Nhà thơ Kim Ngọc Bảo (bên phải) và Nhà thơ Thanh Nhã

trong phút giao lưu thơ tại nhà anh Vinh, chị Bắc

 

         Ngồi đối diện với tôi anh Ước nhìn tôi và nói: “ Tôi ấn tượng với việc tổ chức và hoạt động của hội Trường Sơn các ông lắm … Tôi luôn đọc Trang điện tử Trường Sơn thấy rất phong phú và cũng xứng tầm đấy chứ…”. Nói đoạn anh Ước quay sang mở cặp lấy ra cuốn Tiểu thuyết - Một tác phẩm mới của anh mang tên “ Kiếp người” tặng cho tôi, anh Ước còn hẹn tôi sau khi anh hoàn thành khu sinh thái văn hóa gắn với tâm linh ở Sóc Sơn sẽ mời tôi lên tham quan và giao lưu.

 

         Còn đây - Nhà thơ thành Nam Thanh Nhã cũng mở túi lấy ra một tập thơ mang tên “Hương cốm” tặng tôi và ông nói: “ Tôi viết nhiều thơ về Bác Hồ; về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cả về quân đội… Nếu có thể tôi sẽ gửi cho Trang điện tử Trường Sơn các anh.”

 

         Với Giáo sư - Nhà thơ Kim Ngọc Bảo thì ông lại chia sẻ: “ Tôi đã từng khoác áo lính vượt Trường Sơn vào B2 chiến đấu ở những năm đầu thập kỷ 60. Qua Trường Sơn tôi thấy những cán bộ chiến sỹ quân đội; những Thanh niên xung phong trên con đường này gian khổ lắm, những công việc họ làm là cả quá trình để có cái tên “ Huyền thoại Trường Sơn” hôm nay… Tôi cũngđược biết về tổ chức và hoạt động của Hội Trường Sơn mang một sắc màu đặc biệt, nó rất xứng với những gì của Truyền thống vẻ vang - Con đường mang tên Bác...”.

 

         Cảm động với ý kiến của hai ông già tuổi ngoại 80 - Giáo sư - Nhà thơ Kim Ngọc Bảo và Nhà thơ thành Nam Thanh Nhã, tôi nắm chặt tay các ông và đáp từ bằng lời chúc sức khỏe và cảm ơn các ông, rất mong nhận được sự cộng tác của các ông.

 

         Chuyện về mối quan tâm đến Trường Sơn trong cuộc gặp tình cờ hôm nay làm tôi ngỡ như qua một cuộc hội thảo chuyên đề về Trường Sơn - Tôi thấy vui và ấm lòng trong cái (ngỡ) của mình.

 

         Đoạn anh Hữu Ước quay sang nói với anh Nguyễn Văn Vinh chồng của Nhà thơ Thúy Bắc - Đề nghị ông chủ cho anh em chúng tôi thăm “ Tiểu Bảo tàng nhạc cụ” của gia đình nhà ta đi. Anh Vinh đứng dậy mời chúng tôi đi lên tầng 3 của ngôi nhà. Căn gác mà chúng tôi gọi là “Tiểu Bảo tàng nhạc cụ” chỉ rộng chừng bốn mươi mét vuông, được ngăn ra một phòng nhỏ làm buồng thu âm ( FanStudio) và phòng lưu giữ một số loại nhạc cụ với lỉnh kỉnh không còn chỗ len chân - Nhạc cụ được trưng bày lưu giữ trong phòng đa số thuộc bộ dây. Sau khi giới thiệu với chúng tôi chi tiết cả về xuất xứ; về công năng và lịch sử của các loại nhạc cụ gắn với sự nghiệp nghệ thuật của mỗi thành viên trong gia đình, anh Vinh ngồi vào bên cây đàn “Tam thập lục” (rải) đôi làn điệu nhạc Truyền thống Việt Nam cho chúng tôi nghe, sau đó anh lấy cây đàn Guita thùng có xuất xứ từ Nhật Bản đưa cho anh bạn Huy Phương chơi thử … Anh bạn của tôi thì đánh giá rằng: “ Chưa từng thấy gia đình nào lại có được bộ sưu tập nhạc cụ giá trị như vậy…”

 

 

Anh Nguyễn Vinh (bên trái) và Huy Phương

chơi đàn trong “Tiểu Bảo tàng nhạc cụ” của gia đình anh Vinh, chị Bắc

 

         Trở lại bàn trà trước lúc chung vui bữa cơm tất niên là ít phút chị Thúy Bắc chia sẻ với khách về thân thế sự nghiệp của các thành viên trong gia đình - Chị đi sâu vào giới thiệu với giọng nói biểu hiện tâm lý tự tin về các con ngoan của anh chị. Các cháu đều hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc và tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Sự tương đối thành đạt của các cháu là niềm vui, niềm động viên cho cuộc sống gia đình anh chị - Chi Bắc chia sẻ thêm: Con trai lớn của anh chị - Cháu Nguyễn Duy Hùng là nhạc sỹ, cháu có rất nhiều tác phẩm đoạt giải “Bài hát Việt” và giải “ Tài năng trẻ” của Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh. Vợ cháu Hùng - Cháu Lương Sa Huỳnh là ca sỹ cũng có bước thành công với nhiều giải thưởng có tầm trên sân khấu ca nhạc TP Hồ Chí Minh. Và cả hai vợ chồng Hùng, Huỳnh ngoài việc sáng tác, biểu diễn còn tham gia làm giảng viên giảng dậy âm nhạc trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.  

 

         Dứt đôi điều chia sẻ chị Thúy Bắc quay sang phía tôi và nói: “ Em thấy Hội Trường Sơn các anh trên khắp miền đất nước thường xuyên có những hoạt động hội họp, gặp mặt… Trong những cuộc như thế thường kèm theo chương trình giao lưu văn nghệ. Trong trường hợp các anh có nhu cầu tư vấn, dàn dựng hay biểu diễn chương trình cứ a lô cho em, em sẽ (điều) các cháu đến phục vụ miễn phí cho các bác.”.

 

         Và việc ấy cũng đã thành sự thật - Hôm ấy cũng vào thời điểm Ban Liên lạc Truyền thống Trường Sơn Sư đoàn 471 Khu vực TP Hồ Chí Minh - Miền Đông và Nam bộ đang chuẩn bị cho cuộc gặp mặt kỷ niệm 46 năm ngày thành lập Sư đoàn, vì đây là lần gặp mặt có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Ban Liên lạc Truyền thống Trường Sơn Sư đoàn 471 Khu vực TP Hồ Chí Minh - Miền Đông và Nam bộ nên trước đó anh Nguyễn Văn Thiệu Trưởng ban Liên lạc có điện ra cho tôi và nhờ tôi 2 việc - Thiết kế giúp tấm Maket trang trí sân khấu hội trường và tư vấn cho anh về chương trình Văn nghệ phục vụ buổi gặp mặt. Chợt nhớ ra cái yêu cầu của anh Thiệu và (chớp) được ý kiến thịnh tình của chị Bắc tôi đã đặt vấn đề ngay với chị về việc đáp ứng nhu cầu tư vấn về chương trình Văn nghệ phục vụ buổi gặp mặt cho anh Thiệu và các anh trong Ban Liên lạc. Chẳng ngờ ngay lập tức chị Thúy Bắc lấy điện thoại gọi ngay cho cháu Nguyễn Duy Hùng ( con trai chị) từ TP Hồ Chí Minh rồi giao nhiệm vụ cho cháu phải đến gặp các anh trong Ban Liên lạc để nhận yêu cầu phục vụ của các bác. Theo đó chị Bắc còn hứa đến ngày tổ chức gặp mặt của Ban Liên lạc Truyền thống Trường Sơn Sư đoàn 471 Khu vực TP Hồ Chí Minh - Miền Đông và Nam bộ chị sẽ vào để vừa đôn đốc động viên các cháu phục vụ chu đáo cho các bác, vừa là cơ hội tham gia giao lưu kết nối bạn bè…Ngay lúc đó tôi gọi điện báo tin này cho anh Thiệu trưởng Ban Liên lạc, anh thiệu mừng lắm…

 

         Ngày gặp mặt Truyền thống Trường Sơn Sư đoàn 471 Khu vực TP Hồ Chí Minh - Miền Đông và Nam bộ Kỷ niệm 46 năm ngày thành lập Sư đoàn đã đến. Vì lý do đặc biệt đột suất tôi không có điều kiện vào TP Hồ Chí Minh chung vui cùng đồng đội Sư đoàn, nhưng qua liên lạc với anh Nguyễn Văn Thiệu và các anh trong Ban Liên lạc tôi cũng hình dung ra một buổi gặp mặt rất quy mô và đông vui - Đồng đội hội viên của Sư đoàn 471 từ các tỉnh phía Bắc vào với con số hàng trăm người. Mọi khâu chuẩn bị của Ban tổ chức rất chu đáo, căn cơ và khoa học … Mảng giao lưu Văn nghệ phục vụ cuộc gặp mặt được hình thành vào 2 thời điểm - Cả buổi tối hôm trước (01-4) và trước giờ khai mạc buổi gặp mặt ( sáng 02-4).

 

         Đúngvới kịch bản, trong cả 2 chương trình Văn nghệ đều có sự tham gia then kẽ giữa các hội viên của các đoàn đại biểu và “ gia đình chị Thúy Bắc”. Riêng phần phối nhạc đệm cho cả chương trình là do các con của chị Bắc đảm nhiệm. Nói “ gia đình chị Thúy Bắc” quả chẳng sai - Thật ấn tượng khi không riêng các con chị tham gia phục vụ mà chính chị Bắc cũng có tới 2 lần lên sân khấu (diễn) thơ - Bài thơ “ Trường Sơn - Linh hồn Tổ quốc” là một trong 2 bài thơ đều do chị sáng tác và tự thể hiện đã đi vào lòng những người có mặt trong cuộc gặp mặt.

 

 

Nhà thơ Thúy Bắc đọc bài thơ " Trường Sơn - Linh hồn Tổ quốc"

dưới nền nhạc đệm Guita của con trai Nguyễn Hùng

 

         Điều rất thú vị và đầy ý nghĩa nữa đó là: Theo bà nội Thúy Bắc; theo bố Hùng, mẹ Huỳnh về phục vụ và chung vui với cuộc gặp mặt - Cháu gái 5 tuổi Nguyễn Duy Đông Nhiên được bà nội và mẹ dắt lên sân khấu và trước các ông, các bà cháu Đông Nhiên đã biểu diễn thành công bài dân ca Đồng bằng Bắc bộ “ Bèo dạt mây trôi” gây “sốc” và ấn tượng cho người xem.

 

 

Cháu Đông Nhiên hát bài “ Bèo dạt mây trôi” - Dân ca Đồng bằng Bắc bộ 

 

 

Nguyên Chủ nhiệm Chính trị Sư Đoàn Lưu Ngọc Tiêu tặng hoa

chúc mừng hai cháu (Hùng, Huỳnh) sau một ca khúc trữ tình Cách mạng

 

         Mẩu chuyện kể này tôi (treo) cho nó cái (tit) “GẶP NHỮNG NGƯỜI NÓI VÀ LÀM VÌ TRƯỜNG SƠN” Đơn giản vậy thôi, nhưng những gì để họ nghĩ, nói và làm như thế có xuất phát điểm từ điều gì chắc mỗi chúng ta đều thấy được. Đó là “ Huyền thoại Trường Sơn” xưa và cả hôm nay nữa chứ - Cái Truyền thống hào hùng và nghĩa tình đồng đội Trường Sơn đã mang đến cho họ cảm xúc, cảm nhận để nói ra những điều trong khâm phục… Còn với chị Thúy Bắc, tôi điện thoại chúc mừng và cảm ơn chị cùng gia đình chồng, con, cháu chị, theo đó tôi thấy lời cảm ơn chưa đủ nên đã chia sẻ thêm cùng chị về phần dành nhiệt huyết và quỹ thời gian hiếm hoi để tham gia phục vụ cuộc gặp mặt của các con chị; về việc chị tự túc chi phí từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh để cùng con cháu phục vụ chung vui với những Cựu binh Sư đoàn 471 hôm nay … Hỏi chị: Động cơ nào để chị làm việc này - Tôi đã nhận được ở chị câu trả lời: “ Việc này đâu có lớn - Một chút góp sức thôi, tôi cùng con cháu làm việc này bởi điều thật đơn giản là yêu quý Trường Sơn và cũng chính như vậy mà tôi đã tham gia cuộc thi “ Lục bát Trường Sơn” và mới đây thôi tôi đã tự nguyện xin gia nhập làm hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật Trường Sơn đấy anh”.

 

         Một cuộc gặp mặt Truyền thống kỷ niệm 46 năm ngày thành lập Sư đoàn 471 anh hùng được Ban Liên lạc Truyền thống Trường Sơn Sư đoàn 471 Khu vực TP Hồ Chí Minh - Miền Đông và Nam bộ tổ chức thành công tốt đẹp, trước hết là sự cố gắng tận tâm, tận lực của các đồng chí có trách nhiệm trong Ban Liên lạc, Sự chỉ đạo của BCH Hội Trường Sơn Sư đoàn 471 cùng với sự hưởng ứng tích cực của các hội viên từ khắp miền Tổ quốc… Xong cái đóng góp nho nhỏ chẳng thấm gì của CCB - Nhà thơ Lê Thúy Bắc và gia đình chị cũng rất đáng ghi nhận - Ghi nhận ở ý nghĩa nhân văn của việc làm - Việc không lớn nhưng nó lại là cả một tấm lòng - Tấm lòng vàng với Hội Trường Sơn./.


Phạm Sinh          

 


tin tức liên quan