Sách: Đào Tấn Ngoạn- Kôn Mao- Ama Lộc...

Ngày đăng: 10:19 16/04/2015 Lượt xem: 918

Sách

Đào Tấn Ngoạn  Kôn Meo- Ama Lộc.

Từ quê lúa Tuy Hòa đến đại ngàn Trường Sơn

        Hội Khoa học lịch sử thỉnh Phú Yên đã chủ trì biên soạn cuốn sách : “ Đào Tấn Ngoạn  Kôn Meo - Ama Lộc. Từ quê lúa Tuy Hòa đến đại ngàn Trường Sơn”. Cuốn sách  kể lại chân dung một chiến sĩ cách mạng- Đào Tấn Ngoạn, một người có những đóng góp quan trọng cho Đoàn 559 mở tuyến gùi thồ ban đầu ở phía Tây Trị- Thiên. Ông  quê ở làng Tây Phú, tổng Hòa Trường, phủ Tuy Hòa (nay là tỉnh Phú Yên)  sớm giác ngộ cách mạng, tham gia  Ban CH Đoàn Thanh niên cứu  quốc ở Phủ Tuy Hòa. Sau đó ông được về công tác ở Ban Nông vận Liên khu V, rồi lên Tây Nguyên ( Buôn Ma Thuột) tham gia các hoạt đông chống thực dân Pháp với chức danh Phó Ban Chính trị của Ban Cán sự Đảng tỉnh Đăk Lawk. Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết Đào Tấn Ngoạn về làm Bí thư Đảng ủy Tây Thừa Thiên. Với vị trí công tác này mà ông đã thông thuộc địa hình, dân chúng miền Tây Thừa Thiên ( vùng A Lưới)  và lấy tên là Kôn Meo. Lúc này trên địa bàn Kôn Meo  phụ trách có  “Đường dây Thống nhất” vận chuyển công văn, tài liệu vật dụng từ Hồ Xá vào Tây Thừa Thiên.

         Khi “ Đoàn công tác quân sự đặc biệt’ được thành lập, đồng chí  Võ Bẩm  vào làm việc với Đặc khu Vĩnh Linh, Đảng ủy tỉnh Quảng Trị và đồng chí Đào Tấn Ngoạn- Kôn Meo- Bí thư Đảng ủy Tây Thừa Thiên. Chính Kôn Meo với tư cách là người thong thuộc địa hình đã giúp Đoàn Công tác quân sự đặc biết mở được hành lang gùi thồ từ Khe Hó vào đến Tà Riệp.

         Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trên địa bàn Tây Nguyên, sau đó ông nghỉ hưu tại quê nhà. Ông mất ngày 15/01/2001 thọ 78 tuổi.

        Ông là người gắn bó máu thịt với quê hương, với gia đình ở vùng quê lúa Tuy Hòa, nhưng  cả cuộc đời hoạt động cách mạng của ông gắn bó với núi rừng Tây Nguyên, dung như đôi câu đối một người bạn ông đề tặng:

Tề gia son sắt lòng chung thủy.

Báo Quốc vẹn tròn đạo nghĩa trung.

         Cuốn sách do chính Đào Tấn Lộc, con trai của Đào Tấn Ngoạn tặng Hội Trường Sơn.

Ban Biên tập

tin tức liên quan