Hoàng Văn Kính – Tuyện nhặt ở Trại viết TS2
ĐÁY CỦA ĐỈNH
Mấy lão văn già rửng mỡ thách nhau tìm lời giải: Thế nào là một bài thơ hay. Mỗi người 1 ý.
Thứ nhất: phải được nhiều người đoc bởi vì có hay thì mới có nhiều người đọc – Đúng.
Thứ hai: phải được nhiều người nhớ, bởi vì phải hay thì người đọc mới nhớ - Chuẩn.
Thứ ba: thơ phải là thơ, phải có nhạc, vần, điệu không phải là văn xuôi ngắt quãng xuống hàng – Đỉnh
Thứ tư: Bài thơ phải được giải thưởng vì có hay thì mới được giải bởi vậy được giải là bài thơ hay – Đáy của đỉnh.
Thích thì bảo hay, bảo hay thì nó hay, nó hay ắt phải được giải. “ Đẹp không phải ở má hồng thiếu nữ mà ở đôi mắt kẻ si tình”, như cái bài thơ “ Mẹ tôi chửi kẻ trộm”, được giải nhì ( không có giải nhất ) tại cuộc thi thơ toàn quốc năm 2019-2020 do báo Văn nghệ tổ chức. Khi cái tình đã si thì chỉ có anh Chí mới dìu được em Nở vào bãi chuối hoang…
MÊ KIỀU
Trên lớp về nhà thơ Lê Ngọc Thiện hỏi: Trong các thể loại thơ bác mê mẩn nhất loại nào.
-Lục bát: “ Bổng trầm cung bậc âm thanh…”. Chả thế mà Cụ Nguyễn Du được vinh danh là Đại thi hào, Truyện Kiều của Cụ là một tác phẩm kinh điển đã tồn tại khoảng 200 năm, từ đông sang tây ai cũng ngất ngây con gà tây đến nỗi cả mấy đời Tổng thống Mỹ phải vượt trùng dương bay sang Việt Nam mình cũng chỉ để lẩy mấy câu Kiều.
-Nhưng trong số 3.254 câu vẫn có đến 24 câu phá cách.
-Cụ phá thì hay:
Đau đớn thay, phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Hoặc:
Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên.
Còn tò te như anh em mình chưa phá đã hỏng, phá nữa có mà nát. Cứ mong xuống lỗ được Cụ nhận làm đệ, xách dép hầu hạ Cụ đã hạnh phúc lắm rồi.
Hoàng Văn Kính
CTV Trang TT&BT Trường Sơn tại Hà Nội
Hội viên Hội VHNT Trường Sơn