Chuyện vui về những ngày ở Trại viết Đồ Sơn (Kỳ thứ 7) - Tác giả Hoàng Văn Kính. Hội viên Hội VHNT Trường Sơn Việt Nam

Ngày đăng: 09:35 15/12/2019 Lượt xem: 679
Chuyện vui về những ngày ở Trại viết Đồ Sơn (Kỳ thứ 7) - Tác giả Hoàng Văn Kính
 
Tác giả Hoàng Văn Kính tại Trại viết Đồ Sơn
 
Chuyện vui về những ngày ở Trại viết Đồ Sơn
(Kỳ thứ 7)
           ( Chuyện viết sau khi rời Trại viết Đồ Sơn )
 
Nguy quá
          Bác Chúc chia sẻ: Hồi còn ở chiến trường, mình đã yêu và thích thơ Phạm Tiến Duật. Thơ của Duật nó gần gũi, chân chất như chân dung của những người lính Trường Sơn:  Không kính ừ thì có bụi/ Bụi phun tóc trắng như người già/ Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Mà không phải chỉ có riêng mình, hầu hết những người lính Trường Sơn đều thích thơ của Duật.
          Nghe tâm sự thế, tiện trên tay đang cầm tờ Đặc san Cựu chiến binh của một Thành phố lớn, tôi mở đọc cho cả phòng nghe bài viết về Phạm Tiến Duật dưới tiêu đề: “  Nhà thơ của Trường Sơn huyền thoại” để nói lên cái sự thèm thơ, khát thơ Phạm Tiến Duật của một đơn vị nhỏ bộ đội ta bị địch bao vây trên một quả đồi. “ Khi được vô tuyến cấp trên hỏi: ( Trích nguyen văn): Các anh cần gì nữa để giữ chốt, họ đã trả lời: Chúng tôi chỉ cần thêm thơ Phạm Tiến Duật. Và đồng đội bên ngoài đã nhồi thơ Phạm Tiến Duật vào đạn cối để bắn lên chốt cho họ…”
          Nghe đến đây, bác Chúc ra hiệu: Xì - tốp, xì – tốp
          Duẫn còn đang ngơ ngác thì bác phán luôn: Người viết chưa hiểu về nguyên lí hoạt động của súng cối. Hay cũng có thể nói là bịa nhưng thô thiển. Để mình nói cho mà nghe nhé:
-Thơ được viết trên giấy, muốn nhồi vào quả đạn cối thì phải móc hết thuốc trong quả đạn ra. Động tác này vừa không an toàn vừa mất rất nhiều thời gian, là chỉ huy đang đánh nhau ở chiến trường không ai cho phép làm điều ấy cả. Đặc điểm của súng cối là đường đạn sau khi bắn ra khỏi nòng đi theo hình cầu vồng đến mục tiêu nên độ chính xác không cao. Giả sử anh có moi được thuốc, nhồi được thơ vào, bắn được đạn lên chốt trong khi lính ta đang tập trung giữ chốt thì biết tìm quả đạn ấy ở đâu. Giả sử quả đạn ấy có nổ thì những tờ giấy thơ kia cũng sẽ bị xé vụn tung tóe ra còn gì mà thưởng thức thơ Phạm Tiến Duật.
         Mà em nói thật nhá – Duẫn tiếp lời – Cao điểm bị bao vây thời gian đâu mà đọc thơ. Được một khoảng lặng giữa 2 lần địch tấn công phải tập trung mà gia cố trận địa, thời gian còn lại nghe nhắc nhở, tranh thủ nghỉ ngơi. Nếu có tếu táo thì hát vài câu, nói mẩu chuyện tiếu lâm, hoặc một vài câu thơ chứ đâu phải cuộc liên hoan văn nghệ
          Tôi gật gù: Trong nghề viết, tùy thể loại mà tác giả có quyền hư cấu nhiêu hay ít, nhưng hư cấu với bịa chuyện là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau. Tùy cốt chuyện mà gia giảm mắm muối, nhưng phải hợp lý, người đọc phải thấy hay, chấp nhận được. Hư cấu theo kiểu này rồi có một ngày người ta sẽ mô tả những người lính hành quân vào chiến trường đánh Mĩ như một chuyến đi dã ngoại, trải nghiệm để tìm kĩ nắng sống. Người ta sẽ mô tả con đường Trường Sơn huyền thoại lúc đang có chiến tranh được thảm nhưa với những cây cầu bê tông cốt thép hiên ngang đương đầu với giặc Mĩ. Đạn bom của quân thù như sắc pháo tô đẹp thêm cho núi rừng Trường Sơn…
          Bác Chúc thở dài: Nguy quá. Nguy quá.
 
Không là không.
          Sau bữa ăn trưa, cơn dông kéo đến ầm ầm. Mưa xối xả. Biển ầm ào. Mây đen vần vũ. Tất cả nán lại uống nước, chuyện trò rôm rả lắm. bác Nguyễn Tất Đình Văn đề xuất: Mai kết thúc trại viết, ta đề nghị liên hoan làm bữa thịt chó lấy may. Tất cả ồ lên. Non nửa vỗ tay rào rào hưởng ứng, còn lại im lặng.
          Anh Phạm Sinh Phó chủ nhiệm Trại viết đến từng phòng hỏi ý kiến. Duẫn thích lắm, vịnh thơ: Liên hoan có miếng thịt chò ( chó)/ Vùa bô ( bổ ) vừa rẻ lại xương ( xướng) cái mồm – Tôi bịt mồm: con cóc phải gọi bằng cụ – Duẫn vẫn cứ hao hao:
          - Thịt chó là món ăn truyền thống của dân tộc từ xa xưa. Chẳng phải riêng mình, ở Trung Quốc mỗi năm họ tiêu thụ 20 triệu con. Ta thứ nhì với 5 triệu con, Hàn Quốc thứ ba với khoảng 2-3 triệu con. Ở Thái Lan, Philippin món thịt chó cũng hay được lên thực đơn. Đấy là em nói theo số liệu của Liên minh bảo vệ chó Chấu Á đấy nhé. Các nước ấy thiếu gì văn minh thế mà họ còn xài thục mạng ta đã là cái gì. Ở nhà em á, tuần nào vợ cũng bồi dưỡng cho một bữa. Món này ăn vào sướng lắm, người cứ tưng tửng.
          Tôi chặn ngay cái đà hưng phấn của Duẫn: Vào những năm 80 trở về trước thịt chó luôn giữ ngôi đầu về các món ẩm thực. Chả thế mà cái phố thịt chó ở đê Yên Phụ chỉ dài khoảng cây số mà có đến hàng trăm quán từ trên đê xuống vệ đê. Thứ bẩy, chủ nhật, các ngày lễ tết xe cộ dựng đầy không có chỗ mà len chân. Nhưng bây giờ họ đã giải tán hết, có ai ăn nữa đâu. Nhiều loại thịt, cá, chim ngon, bổ, rẻ tràn ngập thị trường tha hồ mà lựa chọn sao cứ phải thịt chó.
          Phòng có 3 người thì một ủng hộ, một phản đối. Bác Chúc phải lên tiếng: Thứ nhất: Đừng có nhầm lẫn, ăn thịt chó chỉ là một thói quen chứ không phải món ăn truyền thống. Thứ hai: Chó là con vật thông minh luôn gần gũi và gắn bó với con người như một thành viên thân thiết trong gia đình. Thứ ba: Hầu hết thịt chó bán trên thị trường không rõ xuất xứ, không được kiểm soát bệnh tật. Thứ tư: Đang khuyến khích người dân hạn chế ăn thị chó. Hà Nội đi tiên phong đến năm 2021 sẽ cấm triệt để. Thứ năm: Chỉ thích sướng cái mồm mình thôi, còn hàng chục anh em bị bệnh phải kiêng, có người chỉ ngửi thấy mùi đã sợ rồi. Bởi vậy ta không nên liên hoan bắng thịt chó.
          Duẫn cãi: Thì nhà nước mới khuyến khích hạn chế chứ đã cấm đâu.
          Lấy thế cao niên, tôi cao giọng: Chỉ được cái ngoan cố. Đã không là không. Thích thì mai về bảo vợ nó thịt một mình một con, tha hồ mà tưng tửng. Liên hoan người ăn, người không thì còn ra cái…chó gì nữa.
          Phạm Sinh tủm tỉm cười. Duẫn tiếc rẻ nuốt nước dãi ừng ực 
tin tức liên quan