Chuyện vui về những ngày ở Trại viết Đồ Sơn (Kỳ thứ 8) - Tác giả Hoàng Văn Kính. Hội viên Hội VHNT Trường Sơn Việt Nam

Ngày đăng: 05:58 27/12/2019 Lượt xem: 725
Chuyện vui về những ngày ở Trại viết Đồ Sơn (Kỳ thứ 8) - Tác giả Hoàng Văn Kính
 
Tác giả Hoàng Văn Kính tại Trại viết Đồ Sơn
 
Chuyện vui về những ngày ở Trại viết Đồ Sơn
(Kỳ thứ 8)
           ( Chuyện viết sau khi rời Trại viết Đồ Sơn )
 
Phải biết dừng.
          Chuyện viết lách cũng đã hòm hòm, bác Chúc rủ 3 anh em du vãng cảnh chợ Vồng kết hợp in mấy bài văn thơ chiều về nộp cho xong.         Mãi đến 11h việc in ấn mới xong. Vừa mệt, vừa đói tôi rủ mọi người vào quán bún bề bề kiếm cái nhét vào bụng. Mỗi người một tô đầy đến ngọn, ngậy mùi thơm, lại thêm đĩa bề bề. Ăn hết bát bún, bụng vẫn còn nhắc nhở, tôi gọi thêm bát nữa công 2 con bề bề.
          -Ăn vừa thôi, để bụng về còn ăn cơm – Bác Chúc nhắc. Duẫn cũng nói: Em chào thua bác đấy, chỉ một tô em đã căng tròn cả bụng rồi.
          Hai người chờ, mình tôi chén tiếp. Ăn xong, chúng tôi hả hê gọi taxi ra về.
          Chưa được nửa đường bụng tôi đau quặn. Chú lái xe – Tôi gọi: Xem có chỗ nào dừng lại cho anh đi toilet. Chết thôi, đau bụng quá.
          Xe dừng, tôi lao vội vào nhà hàng Gió biển. Chị ơi cho tôi đi nhờ…toilet. Chủ quán hỏi: Thế bác đi nặng hay đi nhẹ. Thấy tôi ngớ người ra, chị ta giải thích: Nặng là đi ngồi, còn nhẹ là đứng.
          Đi nặng, đi nặng. Nhanh lên chị - Tôi vừa ôm bụng vừa nhăn nhó.
          -Ở dưới này chỉ có chỗ đi nhẹ thôi, bác thông cảm nhá.
          Tôi ôm bụng lao ra ngoài. Duẫn chạy đến hỗ trợ dìu tôi sang quán bên cạnh. Bà chủ vui vẻ, còn nhiệt tình dẫn tôi vào đến cửa toilet. Nhưng tôi vặn mãi cửa không mở được, bỗng có tiếng phụ nữ: Có người, có người. Tôi nói to: Sắp xong chưa - 10 phút nữa.
          -Đ…gì lâu thế. Ỉa mà ngồi dai như ăn cỗ - Tôi ôm chặt lấy bụng, nguy to rồi.
          Duẫn lại dìu tôi ra: Thôi bác cố nhịn, em dưa đến cái gốc cây trước mặt. Tôi lẩm bẩm: Đầu vào còn cố được chứ đầu ra thì cố làm sao.
          Vừa tháo được cái khóa quần thì nó ồng ộc sổ ra. Duẫn bịt mũi: khiếp quá. Có con mực tưởng bở lảng vảng đến vội quay đầu chạy thẳng.
          Về đến phòng, tôi mệt mỏi vật ra giường. Lúc ấy bác Chúc mới lên giọng: Chỉ biết sướng cái lỗ mồm mà không nghĩ đến hậu quả. Phải biết dừng đúng lúc, biết mình là ai, quá đà là chết đấy.
          Duẫn đang mở cửa lớn, cửa bé cho thoáng giục: Thôi bác cố gượng dậy rửa ráy, thay quần đi. Em thấy vẫn còn dậy mùi đấy.
         
 
Đầu hàng là chết
           Trại viết tổ chức hát karaoke. U trên dưới 70 nhưng hát vẫn hay lắm. Đúng là lính Trường Sơn kiểu gì cũng chơi được, sân nào cũng đá được. Thầy Phạm Thành Long, thầy Nguyễn Hữu Quý, Phạm Sinh, Nguyễn Đại Duẫn…đều hát 4-5 bài, riêng tôi cũng chơi đến 3 bài. Vui vẻ, rôm rả lắm như trở lại cái hồi mười tám đôi mươi.
           Duẫn khen: Em nói thật nhá bác còn phong độ lắm. Hát to, khỏe, vang, cứ như thanh niên ý, em còn phải chạy dài mới theo được bác.
          Được khen tôi phổng mũi - Ai mà chả thích khen- Đăng kí tiếp 2 bài nữa. Duẫn lại rỉ rả: Em hỏi thật nhá, nhưng bác phải nói thật đấy nhá.
          -Thật với giả, rào đón mãi. Cứ hỏi đi, có cái gì mà thật với không thật.
          -Em hỏi thật nhá – Bác còn chiến đấu tốt chứ?
          -Chiến đấu cái con khỉ, thất thập rồi còn gì. Đạn hết, súng  rỉ có mà bắn vào… lỗ nẻ.
-Bác cứ đùa dai, em chả tin. Cứ nhìn bác em nghĩ tuần phải đôi trận ý chứ.
-Chỉ suy bụng ta ra bụng người. Súng treo đấy cho oai thôi. Tuy mất sức chiến đấu nhưng lúc nào cũng phải thể hiện khí phách của thằng đàn ông chứ.
         Duẫn bảo: Chỗ này thì em phải đính chính. Đã mất sức chiến đấu thì còn gì khí phách để ra oai. Theo em, nếu đúng như thế là nguy to. Đợt này về bác phải gia cố để lấy lại bản năng. Bây giờ có nhiều loại thuốc hữu hiệu lắm. Em chả dậy khôn bác đâu, đấy không phải chỉ là một cuộc đi săn phù thủy mà nó còn giúp chữa bệnh, “lương y bất đáo gia”. Nâng cao đời sống tinh thần, xả Stres…và nó tạo cảm hứng để viết nữa. Bác muốn viết khỏe, viết hay thì phải có nó. Chứ cứ để nó bí bách á thì khổ đến chết.
- Cháu nội, cháu ngoại cả…-Tôi dãi bầy.
         Duẫn cướp lời: Ta đang ở thế kỉ 21 đấy bác ơi, thế kỉ của đổi mới, tiến bộ, của mấy cái chấm không đấy. Bác phải vứt ngay cái lối tư duy cổ hủ ấy đi.
         Tôi thành thật: Biết là khổ rồi. Nghe lời chú kì này về anh phải lau chùi bảo quản tốt vũ khí, nạp đầy đủ đạn dược và luôn ở tư thế sẵn sàng. Có lệnh là nổ súng được ngay.
         Duẫn bắt tay tôi khích lệ: Bác nhớ không được đầu hàng, đã nổ súng là phải chiến đấu đến cùng. Mà em dặn này: phải thắng ngay từ màn khởi động đấy nhá.
-Hiểu rồi, chỉ dậy đĩ vén váy. Chú cứ làm như anh ngu lắm.

 
tin tức liên quan