Văn hóa thời đại dịch.
Hoàng văn Kính
Biết tôi viết bài gửi bạn đọc Trang thông tin điện tử của Hội Truyền thống Bộ đội Trường Sơn, anh bạn bảo: Ông bận tâm làm gì với cái loại… ít chữ, thiếu văn hóa ấy. Tôi nói: Ông nhầm rồi, ít chữ với thiếu văn hóa là hai khái niệm khác nhau. Ở nước mình đại đa số người dân không nhiều chữ song họ đều sống có văn hóa. Ngược lại không thiếu kẻ luôn vỗ ngực ta đây là người có học, làm nghề cao sang, bằng nọ cấp kia, học hàm học vị mà lại sống rất thiếu văn hóa. Biết vào mạng, biết câu-lai, biết lai-chim thì chắc chắn nếu không phải người có học thì cũng phải là người ít nhiều có văn hóa.
Những người có văn hóa ở đây ám chỉ người có học thức, những người ít nhiều có địa vị xã hội, có hiểu biết nhất định, ít nhiều được công chúng biết đến, mến mộ, dán mác thần tượng.
Với người “ ít chữ ” thì chẳng nói làm gì. Họ có “ lỡ dại” thì cũng dễ thông cảm, chấp làm gì cái loại vô học.
Ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, các trang mạng xã hội phát triển như “ vũ bão”, nó là công cụ để mọi người bầy tỏ ý kiến cá nhân, tiếp nhận, chia sẻ thông tin. Vẫn biết đấy là quyền của mỗi người nhưng lợi dụng nó để làm những điều xấu sa, đánh bóng tên tuổi, vụ lợi, để nổi tiếng, chơi trội, hùa theo phong trào…để kích động, bôi nhọ, đưa tin giả, tung tin thất thiệt, bóp méo, xuyên tạc sự thật… thì xã hội cần phải mạnh mẽ lên án.
Chúng ta đã từng chứng kiên không ít tin đồn trên mạng gây hoang mang xã hội như: “ Nông sản gây ung thư”, “ Cảnh báo buôn bán nội tạng người”, “ Bắt cóc trẻ em”, “ Dịch tả lợn Châu Phi”…Những loại tin đồn trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế, sức khỏe…luôn được bọn họ tận dụng triệt để đánh thẳng vào tâm lí sợ hãi của mỗi người xuất hiện với tần xuất, tốc độ chia sẻ chóng mặt.
Khi mà cả nước đang chung tay cùng với các ngành chuyên môn gồng mình chống chọi với dịch cúm Covid-19 thì không ít người đã nhanh nhậy, “chớp lấy cơ hội” lợi dụng thời cơ để tát nước theo mưa tung lên mạng xã hội những thông tin giả, thông tin thất thiệt, thông tin bịa đặt, thông tin không được kiểm chứng làm hoang mang dư luận. Việc làm này cũng nguy hại chẳng kém con virus Covid-19. Chính những thông tin thất thiệt mang động cơ cá nhân ấy đã khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi, đổ xô mua nước rửa tay, khẩu trang tạo điều kiện cho những hành vi bất lương: thu gom, găm hàng, làm giả, nâng giá làm rối loạn thì trường.
Khi được các lực lượng chức năng mời làm việc thì họ lai tỏ ra ngây ngô: Do nhận thức hạn chế, do thiếu hiểu biết, muốn được dư luận chú ý, muốn tăng lượng người theo dõi trên trang cá nhân…kể cả những người đã nổi tiếng như các nghệ sỹ Đàm Vĩnh Hưng, Cát Phượng, Ngô Thanh Vân…không biết họ còn muốn nổi tiếng đến đâu nữa. Chẳng lẽ chỉ để đánh bóng tên tuổi mà họ đánh mất cả liêm sỉ và lòng tự trọng. Khi được cơ quan chứng năng mời làm việc họ đã “ vui vẻ” nhận lỗi cũng với cái lí do ngô nghê như kẻ vô học. Nhưng có điều những thông tin họ đã tung lên mạng không hề biết xin lỗi và cứ thế nó lây lan ra khắp bốn phương trời.
Công an ( CA ) cũng đã vào cuộc quyết liệt và sử phạt mạnh tay. Ngày 31/1 và 1/2 CA các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh đã sử phạt 6 trường hợp trong đó có 2 phụ nữ. Mới đây nhất ngày 2/2 CA Thành phố Hà Nội cũng đã sử lí đối tượng tung tin thất thiêt. Giải trình với cán bộ Phòng an ninh Chính trị nội bộ CA Tỉnh Bà Rịa Vũng tầu ngày 30/1 Trần Văn Tùng 22 tuổi, chủ tài khoản Facebook thừa nhận thông tin: “ 2 người Trung Quốc nghi bị nhiễm virus corona đang điều trị tại Bệnh viện Lê Lợi, TP Vũng Tầu là không đúng sự thật, gây tác động xấu đến xã hội. Chiều 7/2 sở thông tin-Truyền thông Thanh Hóa cho biết: Trong 7 ngày từ 31/1 đến 7/2 các cơ quan, đơn vị chức năng trong Tỉnh đã phát hiện 21 trường hợp người dân đăng tải thông tin thất thiệt về virus corona…Mới đây nhất, có một cô gái trẻ, mặc bộ đồ sang trọng, vàng đeo cổ, son phết môi tuyên chiến trên lai-chim: tất cả những ai tham gia cách li là người thiếu thông minh, nghĩa là chỉ cô ta thuộc diện phải cách li nhưng lại trốn cách li mới là người thông minh. Thật quá bỉ ổi. Cũng có kẻ còn táng tận lương tâm làm trò đùa khi tung tin giả mạo lên mạng xã hội về cái chết của một cô gái trẻ 26 tuổi ở Thành phố HCM do nhiễm virus Covid-19. Nhưng thực tế cô gái này đã qua đời do bị viêm cơ tim cấp, suy hô hấp cấp và suy đa phủ tạng đã được xét nghiệm âm tính với dịch Covid-19 tại bệnh viện 119.
Xem ra với mức sử phạt cao nhất như hiện nay đối với họ vẫn chỉ là trò đùa, không đủ sức răn đe.
Thiết nghĩ để ngăn chặn có hiệu quả những thông tin sai trái, thất thiệt trên mạng xã hội, ngoài sự vào cuộc của CA thì việc quản lí mạng xã hội, các Trang thông tin Điện tử là rất quan trọng. Nói như ông Lê Như Tiến-nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 13 “ Khi mạng xã hội có những thông tin xấu, độc thì Bộ cũng phải có những biện pháp Kĩ thuật, các biện pháp bằng công nghệ xóa ngay. Phải tạo ra một bức tường lửa để ngăn chặn những thông tin xấu độc đó”.
Còn với người đọc chúng ta thì phải rất tỉnh táo, phải rất cảnh giác, tiếp thu có chọn lọc với một thái độ phê phán theo luồng của những thông tin chính thống và đặc biệt không biến miệng lưỡi của mình vô tình thành cái loa tuyên truyền khi thông tin chưa được kiểm chứng.
Dịch cúm Covid-19 đang là mối đe dọa toàn cầu. Sự nguy hiểm của nó ai cũng biết nhưng phải thật bình tĩnh, lắng nghe cơ thể, làm đúng theo những gì mà các cơ quan chức năng đã hướng dẫn thì chẳng có gì phải sợ. Như vậy mỗi người chúng ta đã góp phần ngăn chặn và đẩy lùi cái dịch cúm này.
Hoàng văn Kính
CTV Trang TT&BT Trường Sơn