Chuyện cận kề cái chết của nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

Ngày đăng: 07:24 18/04/2015 Lượt xem: 576

Chuyện cận kề cái chết của nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

- Chiếc máy ảnh đeo vắt trên mình để mang ra chụp khoảnh khắc lịch sử bị quên khuấy... - Đại tướng Lê Văn Dũng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN kể. 

Tháng 4 này, chúng tôi tìm về Bến Tre gặp gỡ Đại tướng Lê Văn Dũng, vị Đại tướng QĐND VN người gốc Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay. Tháng 4 lịch sử cách đây 40 năm, ông chiến đấu ở cấp trung đoàn.

Ngày 30/4/1975, ông đã có mặt ở 1 trong 5 cánh quân tiến về Sài Gòn?

Trung đoàn 1, sư đoàn 9 chúng tôi nằm trong đội hình của binh đoàn 232, quân đoàn dã chiến ở vùng Tây Nam, từ Long An đánh vào Sài Gòn. Trung đoàn 1, sư đoàn 9 là đơn vị chủ công của hướng này. 

Đêm 28, sáng 29 chúng tôi nằm ém ở cánh phía Tây, chỉ cách Sài Gòn mấy cây số. Một trung đoàn hơn 2,000 quân nằm sát nách Sài Gòn nên rất dễ bị lộ. Nhưng người dân đã giữ bí mật cho chúng tôi. Ngày họ đi làm việc bình thường, không về nhà để tránh gây lộ quân giải phóng.

Mục tiêu của chúng tôi được giao là biệt khu đô thành, tức bộ tư lệnh thành phố Sài Gòn. Điểm cuối là hội quân của 5 mũi tiến công tại dinh Độc Lập. Trung đoàn chúng tôi có 6 chiếc xe tăng. Khi đó tôi làm chính ủy trung đoàn cùng với trung đoàn trưởng ngồi chiếc xe tăng đầu tiên đi với một tiểu đoàn đầu tiên, còn dọc đằng sau là 5 chiếc xe tăng nữa.

 

30/4, Đại tướng, Lê Văn Dũng

Đại tướng Lê Văn Dũng. Ảnh: Đặng Ngọc Chính

 

Trên đường đến mục tiêu, vào ngã tư Bảy Hiền thì phải gặp lớp phòng thủ của địch, do chỉ cách chúng tôi khoảng 300 thước nên buộc phải tổ chức đánh phản công. 

Từ ngã tư Bảy Hiền đi vào ngã tư là 28 chiếc xe tăng M48, loại tăng lớn nhất của Mỹ phản kích nên phải vượt mục tiêu này để tiếp tục hành quân vào trung tâm thành phố.

Trong chặng hành quân vào mục tiêu cuối cùng là dinh Độc lập để hội quân, chúng tôi có ghé bệnh viện Vì Dân để đưa thương binh của mình vào cứu chữa. Các bác sĩ của bệnh viện từ chối không hợp tác. Sau khi được thuyết phục, họ đồng ý hợp tác với mình cùng cứu chữa thương binh.

Cảm giác của ông khi kết thúc chiến dịch như thế nào?

Khi ra chiến dịch, tôi mang theo một máy ảnh. Từ những năm 1970 tôi đã chơi ảnh, từ chụp, in cán theo cách thủ công, chui vào hầm dùng đèn xanh đèn đỏ phóng rửa thôi, không đẹp bằng máy bây giờ.

Vì đây là trận chiến quyết định cuối cùng giải phóng Sài Gòn nên tôi chờ đợi chiến thắng, mình sẽ chụp lại những khoảnh khắc lịch sử. Tập trung làm nhiệm vụ cho đến thời khắc trưa 30/4, quân và dân vỡ òa niềm vui giải phóng.

Mình hòa trong không khí ấy mà quên khuấy mất chiếc máy ảnh đeo vắt trên mình để chờ giây phút lịch sử mang ra chụp. Chiến thắng ấy làm mình trào dâng niềm vui, ào trong không gian của Sài Gòn giải phóng. 

Chiến thắng từ dân mà ra

Sau này hòa bình lập lại, ông đi tìm lại những đồng đội cũ, còn ai mà ông muốn gặp nhưng không tìm gặp được?

Khi chiếc xe tăng của cánh quân chúng tôi qua khỏi bùng binh đường 3/2 bây giờ, đi vào đường Cách mạng Tháng 8, tức cũng khá gần mục tiêu là dinh Độc lập rồi nhưng chúng tôi tắc, không biết đi theo hướng nào tiếp. 

 

30/4, Đại tướng, Lê Văn Dũng

"Chiến thắng là từ dân mà ra"

 

Đi tiếp không định hướng lo đụng bộ binh địch dù lúc đó cũng đã chạy gần hết. Cả ông Ba Tấn ( sau này làm Tư lệnh Quân khu 9) chỉ huy tiểu đoàn 3 và tôi dẫn 2 tiểu đoàn đành dừng lại.

Lúc đó tôi thấy ở bên đường có bác xích lô bèn xuống hỏi đường. Chỉ một hồi, tôi đề nghị hay là bác lên xe tăng đi cùng chỉ đường cho chúng tôi. Bác gật đầu liền, liệng luôn chiếc xích lô bên lề đường, leo lên xe tăng. 

 

tin tức liên quan