Đòn biểu diễn trên đầu Bộ tư lệnh không quân Sài Gòn

Ngày đăng: 04:31 21/04/2015 Lượt xem: 487

Đòn biểu diễn trên đầu Bộ tư lệnh Không quân Sài Gòn

Từ Tân Sơn Nhất trở về Phan Rang, cách sân bay 80 km, máy bay vị trí thứ hai bỗng đèn đỏ báo hiệu sắp hết dầu. Phi công Từ Đễ quyết định bay bằng một động cơ,  chuẩn bị tinh thần nhảy dù...

Nhớ lại lúc xung trận, ông Từ Đễ không thể nào quên cái nặng nề của máy bay cường kích hạng nhẹ A37:  đeo 4 quả bom loại Mk 81 và Mk 82 cộng với 4 thùng dầu phụ treo bên ngoài.

Nếu như loại dù thiết kế cho A37 thuộc loại đeo lưng thì cả đội lái lại phải dùng loại dù ngồi của MiG17. 

“Tất cả như những “thằng Gù nhà thờ Đức Bà”, chịu trận suốt chuyến bay -– ông kể.

Dáng người to cao, trong buồng lái nhỏ, thấp, lại phải độn chiếc dù ngồi lên trên, ông Từ Đễ mô tả: Cần lái vốn ngắn, nay lại ngồi cao hơn đến 40 phân, dù hạ ghế xuống thấp nhất thì cầm cần lái vẫn như mò cua dưới chân! Máy bay thì quá nặng, ngay anh Sanh cũng chưa bao giờ treo nặng như vậy, liệu cất cánh ra sao. Tôi nói với anh em: Thôi, sân bay sạch sẽ, ta mở lưới sớm đi cho động cơ nó khỏe ngay từ đầu và chiều chắc gió sẽ mạnh lên giúp anh em mình”.

Nhân bảo như trời bảo, 2 giờ chiều mây đùn lên, gió cuốn hút theo làm tăng tốc độ từ phía bắc thổi về. Nhiệt độ mặt sân đỡ nóng hơn đều tạo điều kiện thuận lợi cho cất cánh.

“Tuy sân bay dài hơn 3 cây số, nhưng  lúc cất cánh tới mút đường băng mới rời đất! Hú vía! Thế là bắt đầu chuyến bay tấn công Tân Sơn Nhất -” – ông kể lại giờ G với toàn đội.

May mà đúng nghề dẫn đường

Nhiệm vụ giao cho mỗi thành viên phi đội khác nhau và đánh giá việc hoàn thành trận đánh cũng theo nhiệm vụ. 

Do thông thạo sân bay nên Nguyễn Thành Trung đi đầu có nhiệm vụ  ném bom dọc theo chiều dài mục tiêu, để chỉ điểm cho các đồng đội còn lại, từ đó xác định khu vực ném bom của mình.

“Nhưng khi anh Thành Trung nhào xuống thì không thấy vệt nổ, anh báo “bom không ra” - ôngTừ Đễ kể về phút khớp lúc đầu của toàn đội.

 

Từ Đễ, phi đội Quyết Thắng, phi công, 30/4
Tổng Bí thư Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp biểu dương phi đội Quyết Thắng. Ảnh tư liệu

 

Bay số 2 nên nghe báo vậy, Từ Đễ liền hiểu ngay nhiệm vụ dẫn đường của mình, thay Nguyễn Thành Trung làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu. Vốn là dân dẫn đường nhiều kinh nghiệm, Từ Đễ bình tĩnh vừa ép cần lái lật ngửa máy bay kéo vào bổ nhào, thu ga nhỏ rồi thả tay ga, lấy tay chuyển công tắc ném một lần sang chế độ ném rải  thành vệt. 

Vừa chuyển công tắc xong thì đã đến thời điểm cắt bom. Nghe thấy tiếng lịch kịch dưới cánh báo hiệu bom rời hết, ông kéo mạnh cần lái thoát li khỏi bổ nhào.

Khi máy bay ngóc đầu lên trên đường chân trời, ông lật ngửa máy bay xem kết quả: vệt bom đầu tiên dội xuống sân bay nổ trúng khu để máy bay vận tải và trực thăng, chắn hết cửa ra vào khu để máy bay, kéo dài đến giữa khu vực mục tiêu.

Ông kéo máy bay nấp dưới bụng máy bay số 1 đang bay ở phía trước. Lúc này các số theo thứ tự đã vào bổ nhào cắt bom hết và sân đậu quân sự chìm trong khói  lửa.

"“Cứ thế bác bay bám sát số 1 suốt 4 vòng bổ nhào cho đến khi ông Thành Trung kêu bom rơi hết, ông ném xong thì kéo lên chui vào mây. Bác mải nhìn khu vực mục tiêu, lúc này mới mất dạng số 1",– ông Từ Đễ kể.

Toàn bộ khu đỗ máy bay của không quân Sài Gòn - điểm tựa tinh thần và yểm trợ hỏa lực cuối cùng của quân đội VNCH bị phá hủy. 25 chiếc máy bay bị phá. Đòn đánh  biểu diễn “kĩ thuật ném bom tự do của không quân miền Bắc trên đầu Bộ tư lệnh Không quân Sài Gòn chỉ diễn  ra trong vòng 7 phút.

Chút tự do hiếm thấy

Khi cả biên đội đã rời khỏi bầu trời Tân Sơn Nhất, ông Từ Đễ còn lại một mình, quyết định lượn 1 vòng phải qua trung tâm.

Ở độ cao chừng 70 m, ông thấy thành phố náo loạn, các con đường sau cơn mưa sũng nước. Chuyến bay đột xuất vậy nhưng sau này được đánh giá như cú đánh động toàn trung tâm ngay trên đầu tân Tổng thống Dương Văn Minh.

Khi kết thúc vòng lượn ông kéo máy bay lên đổi hướng về Phan Rang. Bỗng trước mắt ông hiện lù lù một chiếc máy bay vận tải C141 đen trũi đang nghiêng cánh ra phía Biển Đông.

 

 

tin tức liên quan