"Nỗi ám ảnh về một cái chết bi thương". Hồi ức của Xuân Tuynh

Ngày đăng: 06:08 24/04/2020 Lượt xem: 542

HÀO KHÍ 30-4

------------------------------------------------------------------------

NỖI ÁM ẢNH VỀ MỘT CÁI CHẾT BI THƯƠNG
Hồi ức Xuân Tuynh
 
      Cuộc chiến đã lùi xa bốn mươi lăm năm. Bốn nươi lăm năm cuộc sống có biết bao đổi thay. Nhưng với tôi, một cựu chiến binh; người có mặt một thời gian dài suốt sáu năm, từ năm 1969 đến 1975 kết thúc cuộc chiến, nỗi ám ảnh trong cuôc chiến tàn bạo, khốc liệt chưa một phút nhạt phai. Nó vẫn ám ảnh trong tôi, nó hiện về trong mỗi giấc mơ hằng đêm.
     Tôi không bao giờ quên về một cái chết của một cô gái trẻ ở thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận sáng ngày 17 tháng 4 năm 1975, sau đêm tỉnh Ninh Thuận được giải phóng.
       Ngày 16 tháng 4 Sư đoàn 3 Sao Vàng của tôi đập tan cái gọi là “ lá chắn thẹp Phan Rang” của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, sáng ngày 17 tôi cũng mấy người bạn đi dạo trong thị xã Phan Rang. Vừa bước chân tới cửa khu tỉnh trưởng tỉnh Ninh Thuận, bất chợt tôi nhìn lên bờ tường rào quanh khu tỉnh trưởng thấy một cô gái cao to, chết nằm vắt ngang trên bở tường, đầu tóc rũ rợi, đầu vắt ra phía ngoài đường, đôi mắt đen tròn vẫn mở chừng chừng. Cô gái chết bởi trúng đạn pháo , không rõ của bên nào? Tôi đoán cô gái chết trong thời khắc hai bên giao tranh dữ dội, cô gái cố vượt qua tường rào ra phía ngoài đường.
     Nhìn hình hài cô gái tôi đoán chừng ngoài 20 tuổi, cái tuổi đang tràn đầy sức thanh xuân. Mọi ước mơ hoài bão đang ở phía trước .
    Trong chiến tranh, là một người lính chiến tôi từng chứng kiến nhiêu cái chết bi thương của đồng đội, của đồng bào trong mỗi cuộc giao tranh tàn khốc. Nhưng chẳng hiểu sao cái chết của cô gái nằm vắt ngang tường rào của khu tỉnh trưởng Ninh Thuận sáng ngày 17 tháng 4 cứ ám ảnh suốt cuộc đời tôi?


(Ảnh tư liệu)
       Mấy ngày sau, đơn vị tôi về đóng quân trong một ấp cánh xa thị xã Bà Ria chừng ba cây số để chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng của Sư đoàn xuống thành phố Vũng Tầu. Đêm nằm trực tác chiến với Sư trưởng Lâm, tôi mang câu chuyện cô gái chết ở tường rào khu tỉnh trưởng Ninh Thuận ra kể với Sư trưởng, Sư trưởng nhìn tôi, thở dài::” chiến tranh, sao tránh được sự hy sinh mất mát. Từ đây tới Sài Gòn còn cam go lắm!”.
     Trong đêm yên tĩnh trước cuộc chiến ở một ấp ven thị xã, bỗng tôi nghe có tiếng hát phát ra từ một chiếc máy Cát sét của một nhà dân gần nơi chúng tôi đóng quân:
“Người con gái môt hôm qua làng
đi trong đêm, đêm vang âm tiếng súng
người con gái chợt ôm tim minh
trên da thơm , vét máu loang dần...!”
(Lời ca khúc “người con gái Việt Nam” của Trịnh Công Sơn)
   Nghe hết bài hát, qua giọng hát truyền cảm của ca sĩ Khánh Ly tồi không sao ngủ được. Tôi nghĩ về những trận đánh tiếp của đơn vị xuống Vũng Tầu rồi vào Sài Gòn, dinh luỹ cuối cùng của chính thể Việt Nam Công Hoà sẽ còn bao đồng đội, đồng bào; bao người con gái Việt Nam da vàng chết thảm như cô gái ở Phan Rang ?
       Chiến tránh điêu tàn mang đến cho người Việt Nam bao nỗi bất hạnh!
 
Nha Trang,22-4-2020 
NGUYỄN XUÂN TUYNH
Ủy viên BCH Hội Trường Sơn tỉnh Khánh Hòa

tin tức liên quan