---------------------------------------------------
NGHỊ LỰC MỘT THƯƠNG BINH
Sinh ra lớn lên vùng đất giữa, một vùng quê nghèo khó, cuộc sống hơn 70% thiếu ăn thiếu mặc, nhân dân nơi đây thường nói : “Trâu đeo mõ, chó leo thang” rừng ho cò gáy, cảnh đồi núi trùng điệp, thanh niên Phạm Văn Thế xã Đại Phạm Hạ Hòa tình nguyện lên đường tham gia chống Mỹ cứu nước. Đầu năm 1970, gần 10 năm xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ ngụy, ở chiến trường B và đất nước Lào... Ông đã bị thương trong đợt đi giao liên, được xếp loại thương binh 4/4 ngày cuối cùng T63.
Những ngày trở về với đời thường, tham gia lao động sản xuất, gia đình ông cũng như bao người dân khác phải đương đầu với bao khó khăn của thời bao cấp, thiếu thốn và đói triền miên. Phát huy truyền thống kiên cường của “anh bộ đội cụ Hồ”, ông Thế đã thao thức nhiều đêm tìm cách vượt khó, xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu. Buổi đầu ông tìm cách chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, đào ao thả cá, nuôi lợn gà, vịt, bờ đất quanh ao trồng cây ăn quả, vật lộn với những công việc làm ăn, ông thấy ngày càng thấy hiệu quả, mọi người đã nhìn thấy, không những có kết quả cao, cuộc sống ngày càng phát đạt, kể cả chăn nuôi và trồng trọt, thu về một số lượng nguồn thu nổi trội, là một phúc lớn nơi rừng núi này. Những khi ấy, trong cái “phúc” chưa rõ hình hài, lại ẩn chứa mầm “họa”, những trận dịch gà, rồi lợn... đến trắng tay.
Bị thua đau trong trận mở đầu, năng nổ làm kinh tế chăn nuôi của gia đình ông khi ấy, nhưng thương binh Phạm Văn Thế không chịu bó tay bỏ cuộc, mà lại bắt đầu manh nha những dự tính mới của những năm 2000 khi có chính sách mới, giao đất giao rừng ổn định cho người nông dân. Phong trào làm kinh tế trang trại ở nhiều nơi, ông Thế nắm bắt được cơ hội này, ông vay tiền của bạn thân, vay tiền anh em... ngoài ra còn thấy ông phải vay lãi nặng bên ngoài để kịp thời có tiền mua con giống, phát triển sản xuất khiến vợ Nguyễn Thị Hiểu phải kêu lên trời ôi! chết mất thôi ! vay lãi thế này lấy tiền đâu mà trả nợ ?
Rồi một hôm năn nỉ “thôi anh ạ ! tiền của nhà mình vẫn còn, thêm tiền trợ cấp thương binh của anh cũng đủ sống tạm ổn, anh đừng cố nữa”. Năm 2020, ông được Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hạ Hòa tạo điều kiện cho vay gần 100 triệu, từ đó ông mạnh dạn mở rộng đầu tư vào chăn nuôi, từ 10 con lên 20 con trâu bò thịt, hơn 4 ha trồng keo xen kẽ trồng bưởi, cam, nhãn... 4 sào ao thả cá, có kỹ năng, kỹ thuật trồng trọt từ khi nhỏ, cộng sự đoàn kết nhất trí cao của vợ con, mỗi năm thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng /năm.
Để có những thành quả ấy, ông không những chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng trọt chăn nuôi từ bạn bè, qua sách báo. Ngoài ra ông còn mày mò học hỏi cách làm vườn trên Zalo, trên mạng intenet.
Ngồi tâm sự, ông bà Thế Hiểu phấn khởi kể: Bưởi của gia đình có thể nói là giống bưởi quý, quả to, nặng, cùi bưởi mọng, múi rất đẹp mắt, ăn có vị thanh mát, cả cam cũng vậy, rất ngọt, ngon như trời đất đã kết tinh cho.
Sau nhiều năm gắn bó với mô hình VAC R, vợ chồng ông Thế Hiểu không chỉ đã ổn định cuộc sống - có của ăn của để, cuộc sống ngày thêm sung túc, các cháu học tập đều thành đạt, gia đình luôn gương mẫu, thực hiện tốt đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Với dáng người khỏe mạnh, với nước da dạn dầy sương gió, ông chia sẻ với chúng tôi, “giúp được ai tôi sẽ cố gắng giúp trọn vẹn, thương người ta thì người khác sẽ thương mình”. Vì lẽ đó mà ông bà Thế Hiểu được nhiều người dân trong thôn xã tín nhiệm, yêu mến. Đã được các ngành biểu dương khen thưởng, là tấm gương CCB tiêu biểu hiện hữu của ngày hôm nay đó là “Tình đoàn kết bên nhau của gia đình Phạm Văn Thế ở tuổi xưa nay hiếm”; vẫn lạc quan yêu đời, hăng say lao động sản xuất như thấy lòng mình trẻ lại, phấn khởi niềm tin, thấy yêu quý cuộc sống, tự hào những năm tháng lăn lộn làm được những thành quả từ chính nghị lực của mình. Giữ trọn trái tim yêu thương với dân làng, nơi quê hương đất Tổ.
Hải Đường
Phú Thọ