Sinh viên 9X với chiếc máy cày điều khiển từ xa

Ngày đăng: 09:12 08/03/2018 Lượt xem: 885

Độc đáo chiếc máy cày điều khiển từ xa của chàng sinh viên 9X


 
 

Dân trí Không cần phải vất vả lội bùn ruộng, dầm mưa dãi nắng theo chiếc máy cày, giờ đây với sáng chế của chàng sinh viên 9X, người dân có thể điều khiển chiếc máy này như một thiết bị trò chơi.

Đó là sáng chế của em Trần Tiến Đạt (SN 1996, thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), sinh viên năm thứ 3 Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng.

Đạt sinh ra trong gia đình thuần nông, cuộc sống khó khăn, vất vả nên bố mẹ gửi em cho ông bà ngoại nuôi để bôn ba kiếm sống. Những năm học trung học phổ thông, dù sống trong nghèo khó nhưng Đạt luôn cố gắng học tập và chăm chỉ đỡ đần ông bà trong việc đồng áng.
Đạt sinh ra trong gia đình thuần nông, cuộc sống khó khăn, vất vả nên bố mẹ gửi em cho ông bà ngoại nuôi để bôn ba kiếm sống. Những năm học trung học phổ thông, dù sống trong nghèo khó nhưng Đạt luôn cố gắng học tập và chăm chỉ đỡ đần ông bà trong việc đồng áng.

 

Sau những lần đi theo chiếc máy cày dưới ruộng bùn cả ngày trời, vừa mệt, vừa đói, thấu hiểu được nỗi vất vả của người nông dân, Đạt luôn nghĩ bản thân phải làm được điều gì đó để giúp cho những con người quanh năm chân lấm tay bùn. Ý tưởng sáng chế bộ phận điều khiển từ xa cho chiếc máy cày, tiết kiệm công sức người nông dân cũng từ đó mà ra.
Sau những lần đi theo chiếc máy cày dưới ruộng bùn cả ngày trời, vừa mệt, vừa đói, thấu hiểu được nỗi vất vả của người nông dân, Đạt luôn nghĩ bản thân phải làm được điều gì đó để giúp cho những con người quanh năm "chân lấm tay bùn". Ý tưởng sáng chế bộ phận điều khiển từ xa cho chiếc máy cày, tiết kiệm công sức người nông dân cũng từ đó mà ra.

 


“Từ năm học lớp 12 em đã có ý tưởng lắp điều khiển cho máy cày. Tuy nhiên, do điều kiện gia đình khó khăn, với lại ở nông thôn nên các linh kiện để làm bộ điều khiển rất khó kiếm. Sau khi vào học đại học em lại học trái ngành với việc sáng chế nên ý tưởng đó dần bị lãng quên”, Đạt chia sẻ.

“Từ năm học lớp 12 em đã có ý tưởng lắp điều khiển cho máy cày. Tuy nhiên, do điều kiện gia đình khó khăn, với lại ở nông thôn nên các linh kiện để làm bộ điều khiển rất khó kiếm. Sau khi vào học đại học em lại học trái ngành với việc sáng chế nên ý tưởng đó dần bị lãng quên”, Đạt chia sẻ.

 


Tuy nhiên, mãi đến cuối năm 2 học Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, trong một lần Đạt về nhà thăm gia đình, chứng kiến bố bị ốm nặng sau những ngày dầm mình dưới cái nắng ngày hè để đi theo máy cày, ý tưởng lâu nay của Đạt lại bùng cháy, thôi thúc Đạt phải làm bằng được.

Tuy nhiên, mãi đến cuối năm 2 học Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, trong một lần Đạt về nhà thăm gia đình, chứng kiến bố bị ốm nặng sau những ngày dầm mình dưới cái nắng ngày hè để đi theo máy cày, ý tưởng lâu nay của Đạt lại bùng cháy, thôi thúc Đạt phải làm bằng được.

 

Sau nửa năm vật lộn với đống linh kiện điện tử, Đạt mới chế tạo được bộ điều khiển đầu tiên. Thế nhưng, khi đem chạy thử thì chiếc máy hoạt động không được như mong muốn. Máy trục trặc kỹ thuật và khi xuống ruộng thực hành thì khác xa so với tính toán ban đầu của Đạt.
Sau nửa năm vật lộn với đống linh kiện điện tử, Đạt mới chế tạo được bộ điều khiển đầu tiên. Thế nhưng, khi đem chạy thử thì chiếc máy hoạt động không được như mong muốn. Máy trục trặc kỹ thuật và khi xuống ruộng thực hành thì khác xa so với tính toán ban đầu của Đạt.

 


“Khi mới hoàn thành bộ điều khiển, em đưa ra thử. Thế nhưng chiếc máy cày cứ dúi đầu xuống quay tròn. Loay hoay mấy ngày mới biết mình chưa lắp thêm bộ phận đối trọng cho máy nên phía trước nó nặng hơn không thể đi được”, Đạt kể.

“Khi mới hoàn thành bộ điều khiển, em đưa ra thử. Thế nhưng chiếc máy cày cứ dúi đầu xuống quay tròn. Loay hoay mấy ngày mới biết mình chưa lắp thêm bộ phận đối trọng cho máy nên phía trước nó nặng hơn không thể đi được”, Đạt kể.

 

Không nản chí, Đạt tiếp tục mày mò, hiệu chỉnh, lắp ráp các chi tiết máy ăn khớp với nhau hơn. Sau nhiều lần điều chỉnh, chiếc máy đã có thể cày được trên ruộng mà không cần có người theo sau.
Không nản chí, Đạt tiếp tục mày mò, hiệu chỉnh, lắp ráp các chi tiết máy ăn khớp với nhau hơn. Sau nhiều lần điều chỉnh, chiếc máy đã có thể cày được trên ruộng mà không cần có người theo sau.

 

Đạt chia sẻ: “Đối với em, khó khăn nhất trong việc chế tạo bộ điều khiển này là vấn đề tài chính. Em phải tích góp từ số tiền bố mẹ gửi hàng tháng để mua những thiết bị phục vụ việc sáng chế. Để tìm được những thiết bị tương thích với máy cũng rất khó khăn, bởi những mặt hàng này không bán sẵn trên thị trường”.
Đạt chia sẻ: “Đối với em, khó khăn nhất trong việc chế tạo bộ điều khiển này là vấn đề tài chính. Em phải tích góp từ số tiền bố mẹ gửi hàng tháng để mua những thiết bị phục vụ việc sáng chế. Để tìm được những thiết bị tương thích với máy cũng rất khó khăn, bởi những mặt hàng này không bán sẵn trên thị trường”.

 

Sau nhiều lần chỉnh sửa, hiện chiếc máy hoạt động khá hiệu quả, công suất gần như chiếc máy cày bình thường. Không cần có người theo sau để lái, chỉ cần ngồi trên bờ ruộng cách xa đến 150m để điều khiển, máy hoạt động rất dễ dàng và thuận lợi cho người nông dân. Ngoài ra, chế độ điều khiển từ xa có thể làm máy dừng lại nếu trường hợp gặp trục trặc. Máy hoạt động với 2 chế độ, điều khiển bằng tay và điều khiển bằng bảng điều khiển tự động, có thể chuyển từ chế độ này qua chế độ khác bằng một thao tác đơn giản. Các thiết bị được gắn trên máy cày chống được nước, bùn và lắp đặt rất dễ dàng.
Sau nhiều lần chỉnh sửa, hiện chiếc máy hoạt động khá hiệu quả, công suất gần như chiếc máy cày bình thường. Không cần có người theo sau để lái, chỉ cần ngồi trên bờ ruộng cách xa đến 150m để điều khiển, máy hoạt động rất dễ dàng và thuận lợi cho người nông dân. Ngoài ra, chế độ điều khiển từ xa có thể làm máy dừng lại nếu trường hợp gặp trục trặc. Máy hoạt động với 2 chế độ, điều khiển bằng tay và điều khiển bằng bảng điều khiển tự động, có thể chuyển từ chế độ này qua chế độ khác bằng một thao tác đơn giản. Các thiết bị được gắn trên máy cày chống được nước, bùn và lắp đặt rất dễ dàng.

 


“Hiện tại em đang bổ sung cho máy chế độ tăng giảm ga, giúp máy có thể tăng tốc độ ở chỗ nhiều bùn và giảm tốc độ ở khúc cua”, Đạt nói về việc sắp tới để hoàn thiện hơn bộ điều khiển.

“Hiện tại em đang bổ sung cho máy chế độ tăng giảm ga, giúp máy có thể tăng tốc độ ở chỗ nhiều bùn và giảm tốc độ ở khúc cua”, Đạt nói về việc sắp tới để hoàn thiện hơn bộ điều khiển.

 

Hay tin, rất nhiều người dân địa phương đã đến tìm hiểu và đặt mua bộ điều khiển lắp đặt cho máy cày của mình. Đạt dự định sẽ liên kết với một công ty để sản xuất đồng loạt bộ điều khiển, giúp người nông dân bớt phần vất vả trong việc đồng áng.
Hay tin, rất nhiều người dân địa phương đã đến tìm hiểu và đặt mua bộ điều khiển lắp đặt cho máy cày của mình. Đạt dự định sẽ liên kết với một công ty để sản xuất đồng loạt bộ điều khiển, giúp người nông dân bớt phần vất vả trong việc đồng áng.

Tiến Hiệp


tin tức liên quan