Người thầy giáo - Chiến sĩ cả cuộc đời gắn bó với Trường Sơn, Trường Sa

Ngày đăng: 09:48 12/08/2015 Lượt xem: 616
Có thể nói, Thiếu tướng Hoàng Kiền là một người vừa có tâm, vừa có tài. Trong ông hội tụ đầy đủ 4 yếu tố Tâm - Tài - Trí - Đức. Một con người rất đáng trân trọng. Cả cuộc đời ông sống làm việc và cống hiến cho Quân ...

 

NGƯI THẦY GIÁO - CHIN SĨ 

CẢ CUỘC ĐỜI GẮN BÓ VỚI TRƯỜNG SƠN VÀ TRƯỜNG SA

 

Ghi chép của Nguyễn Quốc Huy,

BTV Bản tin Trường Sơn

 

Thiếu tướng Hoàng Kiền

                                                          

          Nhắc đến cung đường Tuần tra Biên giới – con đường bê tông dài nhất khu vực, có địa hình hiểm trở nhất, cao nhất và đi qua nhiều đèo dốc nhất, thời gian thi công dài nhất và chỉ duy nhất lực lượng quân đội tham gia thi công… là nhắc đến vị thủ lĩnh Hoàng Kiền - Nguyên Chiến sỹ Trường Sơn năm xưa, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh Hải quân 83, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh và nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án đường Tuần tra Biên giới (gọi tắt là Ban QLDA 47). Ông là anh cả trong đội quân thi công ấy, với sự cảm phục về tài năng, trí tuệ và niềm đam mê công việc, hết lòng vì nhiệm vụ. Mang quân hàm Thiếu tướng nhưng với những ai đã từng được gặp gỡ và làm việc với ông đều cảm nhận về một con người bình dị, gương mặt hiền hậu, mái tóc pha sương, thân hình thon chắc, nước da sạm đen vì nắng gió… một con người bình dị đến lạ thường.

 

Tthy giáo đến ngưi lính Trưng sơn.

          Thiếu tướng Hoàng Kiền sinh ngày 26/9/1950 tại xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.  Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đông con nhưng rất hiếu học và giàu truyền thống cách mạng. Tuổi thơ của ông rất vất vả, vừa phải đi học lại vừa phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp đỡ gia đình. Mặc dù vậy, kết quả học tập của ông luôn đạt loại khá giỏi và liên tục được nhà trường cử đi thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Năm 1966, ông học hết cấp 2, lúc đó vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên ông phải xin nghỉ học một năm để ở nhà lao động giúp đỡ bố mẹ. Đến năm 1967, ông đi học Trung cấp Sư phạm Khoa tự nhiên ở tỉnh Nam Hà (nay là tỉnh Nam Định và Hà Nam). Học tập trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn và chiến tranh diễn ra ác liệt, phải thường xuyên đi sơ tán để tránh bom đạn của quân thù nhưng ông vẫn khắc phục để vươn lên trở thành một trong những sinh viên giỏi nhất nhì trường. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, phải chứng kiến những cảnh chết chóc tang thương do kẻ thù gây ra, tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc Mỹ lại sục sôi trong ông. Bởi thế mà sau khi học xong Trung cấp sư phạm ra trường, đang là giáo viên giảng dạy môn Toán, Lý tại Trường cấp 2 Giao Tân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định nhưng ông vẫn quyết định gác lại sự nghiệp trồng người, xung phong lên đường nhập ngũ đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Tháng 8 năm 1970, ông lên đường và trở thành người lính công binh "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Trong hơn 5 năm (1970-1975) sống và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử trên đất bạn Lào, ông là người lính công binh đã trực tiếp làm nhiệm vụ khảo sát, thi công, bảo vệ các tuyến đường trên khắp Trung và Hạ Lào, trải qua  các đơn vị : Binh trạm 32, Trung đoàn Công binh 30, Phòng Tham mưu Công binh Sư đoàn 472, Trung đoàn Công binh 34, Trung đoàn Công binh 576, Phòng Tham mưu Sư đoàn 565. Trong những năm đó, ông đã tham gia và chứng kiến những sự kiện đã diễn ra trên chiến trường Trường Sơn vào những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên chiến trường Trường Sơn. Ông đã mưu trí, sáng tạo, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, góp phần cùng các đơn vị của Bộ đội Trường Sơn mở các con đường, bảo đảm giữ vững mạch máu giao thông vận chuyến hàng cho các hướng chiến trường trên 3 nước Đông Dương cho tới ngày toàn thắng..

       Lúc lên đường vào chiến trường,  ông cũng chỉ có ước nguyện đó là khi nào đánh tan giặc Mỹ ông được trở về quê hương tiếp tục thực hiện ước mơ cháy bỏng là đi học đại học, nên khi đi Trường Sơn mỗi người chiến sỹ phải đeo ba lô nặng 35kg vũ khí, tư trang nhưng ông còn đưa thêm một bộ sách Toán, Lý, Hóa cấp 3 nặng gần 5kg nữa là 40kg. Kể cả trong rừng, trong hầm, lúc nào ngớt bom đạn của quân thù và rảnh rỗi thì ông lại đem sách ra đọc. Trong hơn 5 năm (1970-1975) sống và chiến đấu ở Trường Sơn trên đất bạn Lào, ông đã tự học hết bộ sách cấp 3 Toán, Lý, Hóa. Khi hòa bình lập lại ông đi ôn thi, đầu tiên ông thi vào Trường Đại học Tài chính nhưng do điểm cao ông được điều về học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ông tốt nghiệp loại giỏi đứng đầu khóa 11 và trở thành kỹ sư công trình. Dự kiến được giữ ở lại trường làm giáo viên, cán bộ quản lý nhưng lúc bấy giờ cần cán bộ kỹ thuật công trình nên ông được điều về công tác tại Phòng Công binh Quân chủng Hải quân.

 

TTrưng Sơn đến Trưng Sa

       Là kỹ sư mới ra trường nhưng ông được cử ra đảo Bạch Long Vĩ làm nhiệm vụ khảo sát, thiết kế, phụ trách kỹ thuật xây dựng đường hầm và các công trình chiến đấu trên đảo. Tại đây, ông đã trực tiếp tổ chức huấn luyện cho đại đội công binh của đảo hoàn thành các công trình chiến đấu, đặc biệt là khảo sát, thiết kế và xây dựng đường hầm ĐB3 đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra và đáp ứng được yêu cầu phòng thủ bảo vệ biển đảo. Rồi ông được cử ra Trường Sa để thiết kế chỉ đạo thi công công trình trên quần đảo.

       Năm 1986, ông được cấp trên cử đi học tại Học viện Lục quân. Tháng 10/1989, ông tốt nghiệp và được điều về công tác tại Trung đoàn Công binh 83 Quân chủng Hải quân với chức Phó Tham mưu trưởng. Tháng 8/1990, ông được bổ nhiệm làm Trung đoàn Phó Tham mưu trưởng, quyền Trung đoàn trưởng rồi Trung đoàn trưởng. Tuy nhiên, nhiệm vụ lúc này rất nặng nề và khẩn trương với khối lượng công việc xây dựng lớn. Hàng năm đơn vị ông phải vận chuyển ra Trường Sa khoảng 50.000 tấn vật liệu để xây dựng hàng loạt công trình có yêu cầu kỹ thuật cao trên các đảo chìm, đảo nổi ở Trường Sa, trước sự uy hiếp của tàu chiến Trung Quốc sau sự kiện 14/3/1988. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn đủ mọi mặt, cán bộ chiến sĩ không yên tâm công tác, vi phạm kỷ luật, tiêu cực, thoái thác nhiệm vụ, có biểu hiện giảm sút ý chí ... Cơ sở vật chất xuống cấp, chưa có khu gia đình, hầu hết anh em phải đi thuê nhà. Nhiều người vợ chưa tìm được việc làm, nạn trộm cắp đồ vật xảy ra liên tục. “Nhàn cư vi bất thiện”, sau mùa thi công, nhàn rỗi, tệ nạn bài bạc, rượu chè bắt đầu “lây lan”, đặc biệt là tệ cắm ký hàng quán... Cấp ủy, chỉ huy đã nhiều lần bàn bạc, tìm biện pháp nhưng tình hình cũng không mấy chuyển biến.Với bản lĩnh và kinh nghiệm của người lính từng “vào sinh ra tử”, trải qua lửa đạn chiến trường, ông không chịu khuất phục, lùi bước trước khó khăn thử thách. Trước hết, ông làm tờ trình báo cáo và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đồng ý cho Trung đoàn được đóng quân ổn định tại Đà Nẵng. Tiếp đến, ông đề xuất phải củng cố lại tổ chức theo hướng chính quy, tinh nhuệ hơn. Vì lực lượng đông nhưng không mạnh và làm việc không có hiệu quả. Phải thực hiện nghiêm Điều lệnh quản lý bộ đội, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Ông đã nghiên cứu xây dựng lại tổ chức biên chế thông qua Đảng ủy, báo cáo lên Quân chủng xin điều chỉnh từ 4 tiểu đoàn xuống còn 3 tiểu đoàn, quân số từ 1.000 xuống còn 700. Bước đầu, ông chỉ đạo cho sửa chữa toàn bộ số đầu xe máy có tại Trung đoàn do công binh thu hồi của địch trước đây nhưng đã bị hư hỏng sau nhiều lần cơ động di chuyển. Số đầu máy này để đưa đi làm kinh tế theo phương pháp lấy ngắn nuôi dài. Kết quả đã phục hồi lại được gần 100% số xe máy của đơn vị. Đời sống của cán bộ chiến sĩ từng bước được cải thiện rõ rệt. Tiếp đến, ông làm việc với lãnh đạo địa phương và báo cáo Quân chủng xin đất quy hoạch, xây dựng khu gia đình và cắt đất chia hơn 300 suất cho các cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng có tinh thần trách nhiệm gắn bó với đơn vị. Dù vậy cơ chế, cách làm không dễ. Hàng trăm gia đình quân nhân nghèo có đất, có nhà giữa thành phố Đà Nẵng, chuyện cứ như mơ! Tạo điều kiện phấn khởi, yên tâm công tác cho cán bộ chiến sĩ toàn Trung đoàn. Có việc làm, có thu nhập, bộ mặt Trung đoàn dần dần đổi thay. Nhà cửa được đầu tư khang trang, toàn bộ xe máy cũ được sửa chữa phục hồi lại. Máy móc, thiết bị được đầu tư mua sắm mới, không khí lao động hăng say, phấn khởi. Tinh thần của các chiến sĩ không còn rệu rã mà thay vào đó là niềm tự hào. Ông còn có nhiều đề xuất quy hoạch , thiết kế công trình ở Trường Sa và nhiều sáng kiến có giá tri cao để tổ chức xây dựng hàng trăm công trình đạt kết quả tốt. Vinh dự cho Trung đoàn được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân lần thứ hai. Cá nhân ông, năm 1994 được Bộ Tư lệnh Quân chủng chỉ đạo xây dựng Anh hùng LLVT Nhân dân, nhưng ông xin lùi lại để phấn đấu tiếp và ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai đồng thời được Bộ Quốc phòng thăng quân hàm từ trung tá lên thượng tá trước niên hạn.

 

TTrưng Sa ra ngoài B

          Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo ngắn hạn tại Học viện Quốc phòng trở về Trung đoàn 83 công tác, sau đó ông được điều về Binh chủng Công binh từ tháng 8/1997 rồi phát triển lên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng. Đến tháng 4/2004, ông được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Binh chủng Công binh. Đây là một trường hợp đặc biệt vì từ trước đến nay hiếm có cán bộ ở ngoài binh chủng Công binh phát triển lên tới Tư lệnh Binh chủng. Điều đó thể hiện phẩm chất và năng lực của ông, thành tích của ông đã được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đánh giá cao và bổ nhiệm ông vào vị trí công tác xứng đáng. Trong 10 năm công tác ở Binh chủng Công binh ông luôn thể hiện là một cán bộ chỉ huy, tham mưu gương mẫu, có kiến thức sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Thực hiện nhiều nhiệm vụ có hiệu quả cao trong công việc tham mưu cho Bộ, chỉ đạo lực lượng công binh toàn quân, chỉ huy lực lượng công binh thuộc quyền trong xây dựng lực lượng, huấn luyện đào tạo sẵn sàng chiến đấu, xây dựng công trình chiến đấu, rà phá bom mìn, xử lý bom đạn cấp 5, phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn, cải tiến, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật công binh, lao động sản xuất làm kinh tế đạt nhiều kết quả cao. Ông đã tập trung chỉ đạo, triển khai biên soạn đồng bộ hệ thống tài liệu huấn luyện, tài liệu tham mưu tác chiến công binh, chỉ đạo củng cố ngành kỹ thuật công binh toàn quân với nhiều biện pháp thiết thực hiệu quả. Đặc biệt ông tập trung chỉ đạo xây dựng công trình chiến đấu, mở đề tài cấp Nhà nước về cơ giới hóa thi công đường hầm khẩu độ vừa và nhỏ; nghiên cứu các biện pháp thi công; tổng kết rút kinh nghiệm trong thi công đường hầm qua môi trường cát giảm nhẹ sức lao động cho bộ đội, tăng năng suất, bảo đảm an toàn trong lao động nâng cao chất lượng công trình đặc biệt là các đường hầm phòng thủ. Ông còn chủ động nghiên cứu đề tài “Khắc phục sự cố sập đổ công trình” báo cáo Bộ Quốc phòng nghiệm thu áp dụng vào triển khai cho toàn quân. Với cách làm thiết thực, hiệu quả toàn diện, sâu rộng, góp phần quan trọng xây dựng lực lượng công binh phát triển đồng đều ở các cấp, các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng. Với cách làm đó ông luôn được lực lượng công binh toàn quân đánh giá cao. Ông còn quan tâm giúp đỡ xây dựng lực lượng công binh quân đội nhân dân Lào, được hai Bộ Quốc phòng Việt Nam và Lào đánh giá cao, là mô hình mẫu cho các quân binh chủng tham khảo để giúp bạn. Ông được nước bạn tặng Huân chương Hữu nghị. Với những thành tích xuất sắc trong 10 năm công tác ở Binh chủng Công binh ông đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.

 

Hành quân lên Biên gii

        Tuy nhiên, tên tuổi của Thiếu tướng Hoàng Kiền chỉ thật sự được nhắc đến nhiều khi ông được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban QLDA 47 (từ tháng 7/2007 – 2014), trực tiếp quản lý, chỉ đạo mở Đường Tuần tra biên giới (TTBG). Đây là tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh nằm trên 3 tuyến biên giới Việt –Trung, Việt – Lào và Việt Nam – Campuchia, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc khu vực biên giới.

 

Đi sâu đi sát trực tiếp kiểm tra các hạng mục công trình trên tuyến đường Tuần tra biên giới

 

       Ông hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của tuyến Đường TTBG không chỉ góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh khu vực biên giới Quốc gia mà còn có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng biên, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng. Và, đây cũng là khát vọng ngàn đời của cả dân tộc về một biên cương bình yên, no ấm. Thiếu tướng Hoàng Kiền không dừng lại ở việc nghe báo cáo của chỉ huy đơn vị, nhà thầu mà ông luôn dành nhiều thời gian trực tiếp kiểm tra tiến độ thi công và đặc biệt là ông rất quan tâm đến chất lượng công trình. Đây là công trình có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng nên yêu cầu các đơn vị tham gia thi công phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ 4 yêu cầu: Nhanh, tốt, rẻ và không tiêu cực.

         Sau 7 năm triển khai xây dựng dự án Đường TTBG đã kết thúc giai đoạn I, hoàn thành gần 1500 km đường biên, xuyên qua 25 tỉnh. Tại hội nghị tổng kết, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá rất cao cả về tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình đều rất tốt và chi phí xây dựng lại thấp, tiết kiệm được nhiều ngân sách cho nhà nước. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Quốc phòng lập quy hoạch báo cáo để triển khai giai đoạn 2. Thành công của con Đường TTBG giai đoạn I có công đóng góp rất lớn của Thiếu tướng Hoàng Kiền nói riêng và của Ban QLDA nói chung. Từ nay, phên dậu biên cương của Tổ quốc đã được củng cố vững chắc thêm một bước. Con đường bình yên no ấm ngày càng vươn dài.

 

Vng vi nhng cách làm sáng to, đc đáo.

       Với cương vị là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 83 đứng mũi chịu sào, Thiếu tướng Hoàng Kiền  sớm nhận ra nguyên nhân sâu xa là do cơ chế, chính sách chưa đồng bộ. Các đơn vị công binh khi làm công trình vốn ngân sách nhà nước do không có pháp nhân, thường phải làm “bê phẩy” cho các doanh nghiệp khác và phải mất “phần trăm”. Nghĩ mà tiếc công sức của các cán bộ chiến sĩ. Trong đầu ông đã lóe lên suy nghĩ: “Trung đoàn có thể mở doanh nghiệp được không? Hỏi ý kiến các cán bộ ở Quân chủng Hải quân, ai cũng lắc đầu bảo: “Chưa có tiền lệ, không rõ”. Không nản, ông ra tận Hà Nội, tìm đến các cơ quan của Bộ Quốc phòng, rồi lên cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước hỏi thủ tục, nhờ giúp đỡ. Cuối cùng, Công ty Xây lắp Hải Công cũng được thành lập bên cạnh Trung đoàn 83, do ông làm Trung đoàn trưởng kiêm Giám đốc. Công ty đi vào hoạt động giải quyết tốt bài toán hiệu quả xây dựng. Không những thế, về sau mô hình công ty này được cho phép áp dụng ở một số đơn vị khác ngoài Trung đoàn. Lúc đó, đây là mô hình đặc biệt chưa hề có tiền lệ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong suốt 23 năm xây dựng và phát triển, Công ty xây lắp Hải Công (nay là Công ty xây dựng công trình Tân Cảng) đã góp phần rất lớn vào nhiệm vụ xây dựng công trình của Hải quân nói chung và đặc biệt công cuộc xây dựng, bảo vệ Trường Sa – một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên biển Đông.

      Khi ra triển khai nhiệm vụ tại quần  đảo Trường Sa, Thiếu tướng Hoàng Kiền thấy cán bộ chiến sĩ ở đây quanh năm chỉ ăn toàn đồ hộp mà không có rau xanh, rất khổ. Bệnh đường ruột rất nhiều, ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu. Ông đã nghĩ cách đưa đất trộn ra đảo trồng rau. Ông bàn bạc trong Ban chỉ huy Trung đoàn sau đó Đảng ủy họp thống nhất ủng hộ. Ông cho anh em chiến sĩ lên rừng lấy đất màu mỡ và phân trâu phân bò về trộn lẫn rồi đem phơi khô đóng vào bao tải, mỗi một chuyến tàu chở vật liệu ra đảo gửi kèm một xe ô tô đất trộn tổng hợp ấy cùng hạt giống hướng dẫn bộ đội trồng rau. Đối với đảo nổi thì làm vườn còn với đảo chìm thì tận dụng những gỗ cốp pha sau khi xây dựng xong bị mục nát đóng thành từng hộc rồi cho đất và phân vào trồng rau lên đó. Vì vậy mà bộ đội có rau xanh ăn quanh năm, anh em chiến sĩ rất phấn khởi. Mô hình đưa đất ra đảo trồng rau xanh của ông sau này được áp dụng thành chủ trương của Bộ, tiếp tục đưa đất ra Trường Sa.

 

Có đất từ đất liền chuyển ra - Đảo nổi và đảo chìm trồng được rau xanh cho Bộ đội

 

        Một việc làm nữa của Thiếu tướng Hoàng Kiền cũng rất được lãnh đạo cấp trên đánh giá cao, đó là tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí. Hằng năm, đơn vị thi công rất nhiều công trình biển, đảo. Đá, cát đều phải đóng bao dứa, xi măng đóng bao nilon chở ra đảo, vỏ bao cỡ 2000 đồng/chiếc. Ra đảo, Thiếu tướng Hoàng Kiền quan sát và phát hiện ra một điều thật “xót ruột”: Đưa được bao vật liệu lên đảo rồi, lính ta thường dùng xẻng đâm thủng lấy đá, cát nên mỗi bao chỉ dùng được một lần và phải mua bao mới. Thiếu tướng Hoàng Kiền nhẩm tính: 10 bao có hai chục ngàn, trăm bao có hai trăm, nghìn bao có hai triệu, như vậy tiền bao nhiều hơn tiền đá cát! Ông lập tức lệnh: Bao mang lên đảo không được chọc thủng mà phải tháo dây, xếp lại gọn gàng để tái sử dụng. Số anh em nào sức yếu, ông giao nhiệm vụ thu gom, khâu vá lại những bao rách. Cứ thế, các bao dứa có thể quay vòng sử dụng 2-3 lần. Phần tiền tiết kiệm thu về, ông cho nộp 40% vào quỹ xây dựng doanh trại đơn vị, 60% cho anh em cải thiện đời sống. Tính ra mỗi năm, số tiền thu về từ vỏ bao không hề nhỏ, hàng tỷ đồng và cũng từ đây ông có thêm biệt danh mới là “Ông tiết kiệm”.

          Đó chỉ là ba trong số các cách làm độc đáo, sáng tạo của Thiếu tướng Hoàng Kiền trong lãnh đạo chỉ huy. Ngoài ra, ông còn có nhiều sáng tạo, sáng kiến trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chỉ huy thi công các công trình phòng thủ trọng yếu tại các đảo, điển hình như: Khi chỉ huy thi công mở luồng vào hồ đá lớn giữa biển Đông. Lúc đó, điều kiện thi công tại các đảo chìm ở Trường Sa là vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Nhưng  bằng  nhiều biện pháp kỹ thuật sáng tạo và quyết đoán, dám nghĩ, dám làm trong thi công và chỉ huy. Trong ba tháng ông cùng đồng đội đã sử dụng 1600 tấn thuốc nổ, quả nổ lớn nhất là 110 tấn (khi nổ khói bụi bốc lên như một nấm nguyên tử). Thế là đánh thông được con kênh dài 750m, rộng 50m, sâu 5m nối thông hồ đá lớn với biển. Sáng kiến ấy bảo đảm an toàn tuyệt đối và hoàn thành trước thời gian dự kiến. Luồng thông sớm đã đưa 2 tầu Hải quân vào hồ trực chiến đêm 1/5 tránh được nguy hiểm của cơn bão số 1 nổi lên ở ngay khu vực Trường Sa vào đêm 3/5/1990. Với kết quả mở luồng đã được Quân chủng và Bộ Quốc phòng gửi thư động viên khen ngợi.

        Ông còn mạnh dạn đưa dân thường ra xây dựng Trường Sa. Do yêu cầu xây dựng những công trình có yêu cầu thợ tay nghề kỹ thuật cao, trong khi đơn vị toàn là các chiến sĩ nghĩa vụ quân sự thời gian ngắn. Ông đã về quê chọn thợ xây dựng có tay nghề cao ra làm nòng cốt về kỹ thuật xây dựng các công trình ở Trường Sa ngay sau khi xảy ra cuộc xung đột vũ trang trên biển ngày 14/03/1988. Suốt từ năm 1991 đến nay hơn 300 người dân quê hương ông liên tục có mặt xây dựng ở Trường Sa. Ông chính là người  đã sớm có ý tưởng dân sự hóa quần đảo Trường Sa.

        Khi ra Trường Sa thấy các xe tăng bị nước mặn phá huỷ, ông đã mạnh dạn đề xuất tháo lấy tháp pháo xây dựng công sự tháp tăng và ông nghiên cứu chỉ đạo thiết kế chế tạo pa lăng xích cẩu lắp tháp pháo nặng gần chục tấn rất đơn giản mà hiệu quả cao. Ông còn nghiên cứu thành công việc thi công tầng hầm công sự dìm sâu trong nước ngầm. ông cũng là một trong những người tham gia đề xuất xây kè bê tông chống sói lở vừa bảo vệ vừa mở rộng đảo và giữ nước mưa để ngọt hoá đảo đem lại hiệu quả thiết thực.

         Khi về làm Giám đốc Ban QLDA 47, ông không chỉ làm việc trên bàn giấy mà  trèo đèo, lội suối để khảo sát thi công mở Đường TTBG. Có thể nói, đây là một giai đoạn mới vô cùng khó khăn. Nhiều cán bộ chiến sĩ đã dao động ý chí... Thiếu tướng Hoàng Kiền đã phải tổ chức nhiều buổi lên lớp để động viên, chuẩn bị tinh thần cho anh em cán bộ nhân viên và hướng dẫn chuẩn bị vật dụng quân tư trang đầy đủ như một người chiến sĩ đi chiến trường. Khi đi vào rừng nhận tuyến, ông hướng dẫn cách mắc tăng võng để ngủ được trong rừng, cách đi vào rừng đến đâu thì phát cây đến đó đánh dấu để không bị lạc. Và, nếu lạc thì còn biết cách tìm được đường về hoặc cách nếu không có nước uống thì phải vạc các cây bương, cây luồng ở trong rừng để lấy nước uống… Ông hướng dẫn cho anh em chiến sĩ một cách rất say xưa, tỉ mỉ. Khi phân công nhiệm vụ, ông nói:“ Tôi làm Giám đc nên tôi sđm nhn nhng tuyến khó nht”. Mọi người nghe đều rất nể phục. Ngoài ra, ông còn mày mò, đi khắp các công trường tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học. Tự tay ông soạn nhiều tài liệu tập huấn để “dạy” cán bộ nhân viên và các nhà thầu cách làm đường bê tông xi măng. Có tài liệu rồi, ông lại tổ chức tập huấn, trực tiếp đứng lớp. Ông còn lên biên giới trực tiếp giới thiệu thi công mặt đường bê tông xi măng, quay thành phim phát cho các nhà thầu để huấn luyện cho bộ đội, công nhân. Ông còn chuyển qui trình thi công mặt đường bê tông xi măng đường tuần tra biên giới thành thơ lục bát in phát cho các đơn vị đọc thuộc mà làm theo. Hình ảnh vị tướng già cầm dao xây, cầm xẻng trực tiếp trộn bê tông làm mẫu đã gây xúc động mạnh tới những người được chứng kiến. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau này biết chuyện đã biểu dương và chỉ đạo “phát triển” tài liệu tập huấn của ông thành một đề tài khoa học cấp Bộ.

          Ngoài việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng Đường TTBG, Thiếu tướng Hoàng Kiền còn dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu ban hành nhiều văn bản có tính chất đặc thù riêng, đáp ứng được yêu cầu xây dựng Đường TTBG nhanh, đúng tiến độ, không chồng chéo và đảm bảo quản lý chặt chẽ hiệu quả nguồn vốn được giao. Vất vả khó khăn là thế, nhưng với niềm đam mê công việc, tinh thần nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước cấp trên, Thiếu tướng Hoàng Kiền đã làm được những điều không tưởng và để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ cùng với con Đường TTBG.

        Những câu chuyện hài hước tưởng chừng như chỉ có thể thấy trong truyện thần thoại, cổ tích xưa thì nay chúng hoàn toàn có thật. Nhân vật chính không ai khác đó là người thủ lĩnh – Thiếu tướng Hoàng Kiền, một vị tướng luôn khiến người ta phải ngỡ ngàng, thán phục:

       Với một người cấp tướng như ông, chuyện có xe riêng mỗi lần đi công tác là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên ông lại rất ít đi xe riêng mà thường ngồi chung xe với anh em để tiết kiệm chi phí. Mặt khác, đi xe chung để dọc đường đi vừa đi ông vừa hội ý, bàn chuyện công việc với anh em. Nếu phát hiện có vấn đề thì chỉ đạo xử lý ngay. Là Giám đốc Ban QLDA, thì việc ông có thể “ngồi nhà, chỉ tay năm ngón” để cấp dưới thực hiện công việc nhưng ông không làm thế. Ông thường xuyên lặn lội khắp nẻo rừng biên cương để trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo. Đi đến đâu ông quyết đến đấy. Vẽ thiết kế ký tại chỗ cho thi công ngay hoàn chỉnh thủ tục sau. Hàng chục ngàn cây số, nhiều đoạn bao năm không dấu chân người vậy mà ông thuộc vanh vách, nhớ từng đồi, từng con suối, cây cầu. Có ngày, ông đi kiểm tra qua 3- 4 tỉnh. Xe chạy tới hơn 700 cây số. Có lần bị lạc đường, không để mất “chữ tín” với địa phương, ông cho xe chạy thẳng, nhịn bữa trưa để bước vào cuộc họp ngay. Dường như thú vui lớn nhất của ông chỉ là làm việc, đọc sách và... làm thơ để chỉ đạo công việc. Bởi vậy mà khi nhận xét về Thiếu tướng Hoàng Kiền, Thượng tướng Nguyễn Chơn - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phải thốt lên rằng: “Tướng như Hoàng Kiền, số ấy không nhiều!”. Và thật sự người thủ lĩnh ấy “chỉ có một không hai” giữa một xã hội đầy cặm bẫy và bon chen. Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, nguyên Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng đã từng nhận xét: “Hoàng Kiền là con người của công việc, là một trong số những tướng lĩnh rất đáng tự hào của Quân đội ta…”. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đánh giá cao phẩm chất, năng lực, uy tín, trách nhiệm và những công hiến của ông cho nhiệm vụ xây dựng Đường TTBG hiện nay và xây dựng công trình chiến đấu trên quần đảo Trường Sa trước đây. Bộ trưởng nói: “ Thiếu tướng Hoàng Kiền xứng đáng được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân và Bộ đã chỉ đạo việc xét khen thưởng cho ông…” 

        Còn những người đồng nghiệp, đồng đội, đồng môn của Thiếu tướng Hoàng Kiền - những người đã cùng ông đặt nền móng xây dựng Ban QLDA 47 từ những ngày đầu thành lập, mọi người cũng đều có chung nhận xét: Thiếu tướng Hoàng Kiền là con người của công việc, coi công việc là trên hết và xử lý công việc rất quyết đoán. Trong cuộc sống đời thường thì rất giản dị và chân tình, luôn luôn quan tâm đến đồng chí, đồng đội đặc biệt là đối với những cán bộ chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn…

        Có lẽ chỉ bấy nhiêu thôi, Thiếu tướng Hoàng Kiền có thể tự hào về những gì mà ông đã công hiến và đóng góp cho Quân đội, cho đất nước Việt Nam.

 

Tâm hn nghsĩ ca ngưi lính công binh

       Với 44 năm cuộc đời binh nghiệp, kinh qua nhiều vị trí công tác khác nhau như: Hơn 5 năm gắn bó với các cung đường trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc; gần 8 năm đảm nhiệm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh Hải quân 83 - Trực tiếp chỉ huy đơn vị công binh xây dựng các công trình trọng yếu trên quần đảo Trường Sa; 7 năm làm Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng, rồi Tư lệnh Công Binh và 7 năm làm Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đường TTBG (từ năm 2007 cho đến khi về hưu năm 2014)... Ông luôn chứng tỏ trí tuệ, bản lĩnh của người lính, người thủ lĩnh, kiên trung, cứng rắn trước mọi sóng gió bão tố nơi biển đảo và những khó khăn, thử thách trên suốt hành trình nối liền những cung đường nhuộm màu xanh áo lính.

         Lặng lẽ lên rừng rồi lặng lẽ xuống biển và lại… lên rừng cho tới khi về nghỉ hưu. Có lẽ khó mà đếm được những gian truân, vất vả của người vợ - cô giáo ở trường cấp II  huyện Giao Thủy – Nam Định phải chịu đựng khi chồng thường xuyên xa nhà. Và càng không thể đếm được những hi sinh thầm lặng mà người chiến binh Hoàng Kiền đã và đang vun đắp cho chủ quyền Quốc gia Việt Nam.

         Những trăn trở và tâm tình người người lính Trường Sơn xưa và nay được thể hiện qua các vần thơ của vị tướng lão thành. Tâm hồn nghệ sĩ chính là bản tình ca bất hủ đậm chất sử thi và anh hùng. Đứng trước một vị tướng nghiêm nghị với nước da bánh mật của người lính từng bao năm lên rừng xuống biển, tôi lại cảm nhận được ở Thiếu tướng Hoàng Kiền một tâm hồn thi sĩ. Những vần thơ đầy ắp và luôn rực cháy trong ông. Vốn là một người yêu thơ và tập làm thơ từ thuở binh nhì (1971), bẵng đi hàng thập kỷ tưởng rằng chất thi sĩ đã bị những con sóng dữ, bão lớn cuốn đi.

         Nhưng khi đảm nhiệm Giám đốc Ban QLDA 47, được đi tới nhiều nơi, tiếp xúc với đồng đội, với những người lao động cần cù chịu khó, những khó khăn, gian nan vất vả trên các cung đường, hồn thơ lại trở về với ông. Với ông, thơ ca là nguồn cảm hứng vô tận, tiếp thêm sức mạnh giúp ông vượt qua gian khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ và lạc quan hơn trên những bước quân hành. Bên cạnh mảng thơ trữ tình viết tặng quê hương Giao Thủy, tặng đồng đội, Thiếu tướng Hoàng Kiền còn làm thơ để điều hành, chỉ huy công việc. Đó là những bài thơ lục bát có tính khái quát, cô đọng, dễ thuộc, dễ nhớ. Ông làm tặng các đơn vị thi công Đường TTBG đọc và rút kinh nghiệm, phát huy mặt tốt khắc phục khó khăn yếu kém, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những câu thơ, bài thơ trong tập thơ của ông luôn rực lửa. Ông nói: “Hãy cho la vào thơ, đng có nói hng h; nếu không thì hãy nh, đt la bthơ vào”.

       Giờ đây khi đã về hưu, ngoài thú vui đọc sách, làm thơ, chơi diều… ông còn dành thời gian quây quần, sum vầy bên con cháu. Truyền dạy lại cho con cháu những điều đáng quý, để nhân rộng những việc làm ý nghĩa trong cuộc sống.

       Điều đáng trân trọng hơn cả ở người thủ lĩnh Hoàng Kiền cả khi còn đương chức Giám đốc Ban QLDA 47 hay đến tận bây giờ khi đã về hưu đó là luôn giữ cho mình cái tâm sáng, nhiệt huyết cống hiến cho quân đội, cho đất nước, cho nhân dân. Tài năng, bản lĩnh, tầm chiến lược của người thủ lĩnh ấy được khẳng định qua hàng chục năm trong công tác quản lý, thiết kế chỉ huy xây dựng lĩnh vực quốc phòng an ninh – một lĩnh vực có vai trò chiến lược quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước nhà. Dù ở cương vị nào, sống trong xã hội phức tạp ngày nay, khi đồng tiền có thể làm thay đổi bản chất con người nhưng ở người thủ lĩnh Hoàng Kiền vẫn giữ cho mình vẹn nguyên tư chất, cốt cách, nhân phẩm của người lính Bộ đội Cụ Hồ năm xưa.

        Không những thế, ông còn luôn chăm lo sự nghiệp trồng người. Thiếu tướng Hoàng Kiền đã từng là thầy giáo. Vợ ông là cô giáo cấp 2 và con gái ông cũng là giảng viên Đại học. Bởi thế trong ông luôn có tình yêu với nghề dạy học và quan tâm đến sự nghiệp trồng người. Đi đâu ông cũng tổ chức cho đơn vị kết nghĩa với các trường học. Từ Đà Nẵng, Nha Trang đến Hà Nội… ông đều giúp đỡ vật chất huy động công sức bộ đội, xe máy của đơn vị để xây dựng, làm sân trường, đưa các thầy cô giáo đi tham quan. Đặc biệt với quê hương, đơn vị và gia đình ông đã giúp đỡ kinh phí, hiện vật góp phần xây dựng các trường mẫu giáo, cấp 1, cấp 2 và cấp 3 được chính quyền, ngành giáo dục và nhân dân địa phương đánh giá cao để lại tình cảm đặc biệt sâu đậm với quê hương.

 

Nng tình vi quê hương, đt nưc

          Xuất thân từ vùng quê nghèo, sau bao nhiêu năm đi bộ đội rồi công tác xa quê, nỗi nhớ quê hương, ký ức về con người, cuộc sống và hình ảnh những ngôi nhà mang đặc trưng của người dân vùng ven biển một thời luôn thường trực trong ông. Với suy nghĩ, cùng với sự phát triển của đất nước, làng quê nông thôn Việt Nam – nơi lưu truyền các giá trị văn hóa mang tính bản sắc dân tộc đang ngày bị mai một dần và có nhiều thay đổi. Với mong muốn là dựng lên một quần thể để nhân dân, học sinh, sinh viên gần xa đến tham quan, học tập và tìm hiểu về những gì mà nền văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng, văn hóa đồng quê xưa để lại. Những hiện vật ấy giúp người xem hôm nay hình dung ra cuộc sống, lao động của người nông dân Việt Nam, nhất là giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về nông thôn, nông dân Bắc Bộ trong nhiều thế kỷ đã qua. Sau nhiều trăn trở, được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến địa phương thôn xã, ngày 12 tháng 03 năm 2011, Thiếu tướng Hoàng Kiền và vợ là nhà giáo Ngô Thị Khiếu quyết định khởi công xây dựng “Bảo tàng Đồng quê”, ngay tại quê hương xã Giao Thịnh. Bảo tàng nằm trên khuôn viên rộng gần 6000 m2. Toàn bộ các công trình đều được phục dựng theo kiểu kiến trúc cổ xưa nguyên bản. Các khu trưng bày hàng ngàn vật dụng, dụng cụ sản xuất gắn liền với đời sống sinh hoạt của bà con nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó có khu vực trưng bày những hiện vật phản ánh chân thực tất cả các mặt của cuộc sống nông thôn trước đây trọng tâm là đồ đồng, đồ gốm sứ và dụng cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt như: chậu đồng, thau đồng, mâm đồng qua các thời kỳ, cùng vô số nông cụ như liềm, gàu tát nước, cày cuốc, thúng mẹt, cối xay cối giã... Chưa kể đến những chiếc tủ bày chật kín những hũ tiền cổ, tiền giấy Đông Dương, con dấu, triện, đèn cổ… Bên cạnh đó, là những kỷ vật chiến tranh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và nhiều các kỷ vật đã gắn liền với cuộc đời quân ngũ của Thiếu tướng Hoàng Kiền. Ngoài ra, Bảo tàng còn có một thư viện với hàng nghìn đầu sách các loại cùng các thiết bị tin học để phục vụ khách thăm quan. GS.AHLĐ Vũ Khiêu khi về thăm Bảo tàng Đồng quê đã viết tặng hai câu đối: Gily tinh hoa tthutrưc / Đcho con cháu mãi ngàn sau. Hiện nay, Bảo tàng Đồng quê đã được UBND tỉnh Nam Định cấp phép hoạt động từ tháng 4 năm 2013. Sau hai năm đi vào hoạt động ngày 10/12/2014, Bảo tàng đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng Xác lập Kỷ lục cho Bo tàng Đng quê đu tiên ti Vit Nam.

        Thiếu tướng Hoàng Kiền cho biết: Bảo tàng mở cửa liên tục để phục vụ khách đến tham quan hoàn toàn miễn phí cho đến khi nào không còn đủ khả năng quản lý nữa thì vợ chồng ông sẽ hiến tặng bảo tàng cho chính quyền địa phương…

         Là người lính trưởng thành qua lửa đạn, gian nguy nên ông là người có nghĩa tình đồng đội hết sức sâu sắc. Ông tham gia làm Trưởng ban liên lạc đơn vị giúp đồng đội xác nhận giấy tờ thất lạc, làm chế độ thương binh, liệt sỹ, chất độc da cam, xây dựng nhà tình nghĩa, xin việc cho con đồng đội có nhiều khó khăn… Ông dành nhiều thời gian đi thăm hỏi những đồng đội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tổ chức cho các đồng đội đóng góp giúp đỡ. Khi nghỉ chờ hưu, ông được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Trung ương Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam để làm việc tình nghĩa với bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến còn rất nhiều vấn đề khó khăn phải giải quyết. Ông đã đề xuất, đóng góp nhiều biện pháp thiết thực vào hoạt động được Trung ương Hội ghi nhận và đánh giá cao.

 

Dâng hương tại Nghĩa trang LS Trường Sơn trong lần hành hương cùng đoàn TW Hội tháng 7-2015

 

Lời kết

       Có thể nói, Thiếu tướng Hoàng Kiền là một người vừa có tâm, vừa có tài. Trong ông hội tụ đầy đủ 4 yếu tố Tâm – Tài – Trí – Đức. Một con người rất đáng trân trọng. Cả cuộc đời ông sống làm việc và cống hiến cho Quân đội và cho đất nước. Đến khi về hưu ông lại dành toàn bộ thời gian, công sức và sự tâm huyết cho việc gìn giữ, bảo tồn những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc và làm việc nghĩa tình đồng đội. Ông chính là một tấm gương sáng để các thế hệ trẻ hôm nay học tập và noi theo.

       Với những thành tích đặc biệt xuất sắc mà Thiếu tướng Hoàng Kiền đã đóng góp và cống hiến cho Quân đội và đất nước trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Ông vinh dự và tự hào được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý. Đặc biệt là hiện nay Bộ Quốc phòng đã đề nghị Chủ tịch nước phong tặ

tin tức liên quan